Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)
****** Danh hiệu ở trong nhà Phật, mãi đến hiện tại vẫn còn tuân thủ nguyên tắc này, thế nhưng trong thế pháp đã xảy ra thay đổi rất lớn. Những việc này chúng ta không cần bàn luận đến, biết được một chút thường thức thì tốt rồi. Từ “Như Lai” đến “Phật, Thế Tôn” là thông hiệu. Mỗi một vị Phật đều có mười hiệu chung này. Những hiệu chung này là ý nghĩa gì vậy? Hoàn toàn là lưu xuất từ tánh đức, tên của tánh đức, chúng ta cần phải hiểu được. Xã hội có một số người không cầu hiểu sâu, nói đến Phật dường như họ hiểu được rất nhiều, Như Lai Phật là lớn nhất trong các Phật. Nói lời này là người không hiểu gì. Như Lai Phật lớn nhất, đại khái thấy nhiều trong Tây Du ký, Tôn Ngộ Không bản lĩnh như vậy cũng không vượt khỏi bàn tay của Như Lai Phật, như vậy là đã hiểu sai đi ý nghĩa. Danh hiệu thứ nhất: Như Lai Như Lai là tên chung của chư Phật, mỗi một vị Phật đều có mười hiệu, đầy đủ mười hiệu thì mới gọi là Phật. Danh hiệu thứ nhất là Như Lai. “Như” là ý nghĩa gì vậy? Như là chân như. Chân như chính là chân tâm, chính là bản tánh, có ai mà không có? Tất cả chúng sanh mỗi mỗi đều đầy đủ. Tuy có nhưng hiện tại bị mê rồi, mê mất chứ không phải thật đã mất đi.

Danh hiệu ở trong nhà Phật, mãi đến hiện tại vẫn còn tuân thủ nguyên tắc này, thế nhưng trong thế pháp đã xảy ra thay đổi rất lớn. Những việc này chúng ta không cần bàn luận đến, biết được một chút thường thức thì tốt rồi. Từ “Như Lai” đến “Phật, Thế Tôn” là thông hiệu.Mỗi một vị Phật đều có mười hiệu chung này.Những hiệu chung này là ý nghĩa gì vậy? Hoàn toàn là lưu xuất từ tánh đức, tên của tánh đức,chúng ta cần phải hiểu được. Xã hội có một số người không cầu hiểu sâu, nói đến Phật dường như họ hiểu được rất nhiều, Như Lai Phật là lớn nhất trong các Phật.Nói lời này là người không hiểu gì. Như Lai Phật lớn nhất, đại khái thấy nhiều trong Tây Du ký, Tôn Ngộ Không bản lĩnh như vậy cũng không vượt khỏi bàn tay của Như Lai Phật, như vậy là đã hiểu sai đi ý nghĩa.

Danh hiệu thứ nhất: Như Lai

Như Lai là tên chung của chư Phật, mỗi một vị Phật đều có mười hiệu, đầy đủ mười hiệu thì mới gọi là Phật.Danh hiệu thứ nhất là Như Lai. “Như” là ý nghĩa gì vậy? Như là chân như. Chân như chính là chân tâm, chính là bản tánh, có ai mà không có? Tất cả chúng sanh mỗimỗi đều đầy đủ. Tuy có nhưng hiện tại bị mê rồi, mê mất chứ không phải thật đã mất đi. Vậy muốn hỏi bạn, chân như của bạn có khởi tác dụng hay không? Khởi tác dụng. Tuy khởi tác dụng nhưng bạn chính mình không hề biết. Lúc nào thì khởi tác dụng? Khi khởi tâm động niệm.Niệm thứ nhất là chân tâm, niệm thứ nhất là như như, niệm thứ nhất là Phật tri Phật kiến. Tâm bệnh của phàm phu ở chỗ nào vậy? Không thể giữ được niệm đầu tiên. Nếu như có thể giữ được niệm đầu tiên thì con người này liền thành Phật, thì gọi là Phật, là Như Lai. Phàm phu thì niệm thứ nhất rất ngắn, chỉ một sát na, niệm thứ hai liền rơi vào trong ý thức.Niệm thứ hai là gì vậy? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều khởi lên, vậy thì liền biến thành phàm phu.

Thí dụ bạn mở mắt nhìn thấy tất cả đại chúng, bạn vẫn chưa có phân biệt, vẫn chưa có chấp trước, vẫn chưa khởi vọng tưởng, tâm địa bạn rất thanh tịnh, thấy được rất rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, là Phật tri Phật kiến. Đó là kiến tánh, kiến sắc tánh. Thế nhưng niệm thứ hai thì phiền phức rồi, đây là Trương Tam kia là Lý Tứ, con người này là người tốt, người kia là người xấu thì phiền phức lớn rồi, hoàn toàn rơi vào trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bỗng chốc liền rơi xuống thành phàm phu. Đến lúc nào bạn có thể giữ cho niệm đầu tiên này không thay đổi thì bạn liền thành công. Trong nhà Phật nói rất nhiều phương pháp, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, nói ra hết chỉ là một sự việc, đó là làm thế nào giữ được niệm đầu tiên này không thay đổi. Chỗ này gọi là nhất niệm, Tịnh Độ tông chúng ta gọi là nhất tâm. Ý niệm mới vừa khởi, hai tâm ba tâm liền biến thành nhiều tâm. Hai tâm, ba tâm, nhiều tâm là phàm phu. Vọng tưởng càng nhiều càng đáng lo, càng nhiều càng hướng xuống đọa lạc.

Trong tất cả pháp môn, pháp môn niệm Phật là thù thắng nhất, một ngày từ sớm đến tối không có ý niệm nào khác, khởi tâm động niệm đều là A Di Đà Phật. Tôi dạy mọi người câu Phật hiệu này làm thế nào để niệm được có lực? Xem tất cả mọi người đều là A Di Đà Phật thì niệm Phật của bạn mới có thể niệm được tốt, công phu mới có lực.Không cần phải thấy đây là Trương Tam, kia là Lý Tứ, vậy thì phiền.Đây là A Di Đà Phật, kia là A Di Đà Phật, thảy đều là A Di Đà Phật, bạn xem, bạn vĩnh viễn là A Di Đà Phật, bạn liền thành Phật rồi.Không chỉ tất cả mọi người là A Di Đà Phật, tất cả mọi vật cũng là A Di Đà Phật, tất cả mọi việc cũng là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật thì không có bất cứ thứ gì, đều là A Di Đà Phật biến hóa ra hết.Bạn xem,thế giới Tây Phương Cực Lạc bảo thọ thành hàng, các chim nói pháp. Bảo thọ, các chim đều là A Di Đà Phật biến hoá ra.Thế giới Tây Phương như vậy, thế giới trước mắt này của chúng ta không là như vậy hay sao? Cũng là như vậy, chỉ là bạn chính mình không chịu thừa nhận, bạn nhất định phải vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vậy thì còn cách nào đâu? Cho nên làm thế nào chuyển đổi được cảnh giới, then chốt chính ngay chỗ này.

Hôm nay, Phật thất viên mãn. Thời gian đi qua rất nhanh, các vị từ hải ngoại các nơi đến nơi đây niệm Phật bảy ngày, thiết nghĩ mọi người cũng có cảmgiác đến niệm Phật ở nơi đây rất thù thắng. Kỳ thật tôi xin nói với các vị, bảy ngày này các vị ở nơi đây niệm Phật vẫn là không bằng bình thường chúng ta niệm Phật. Tôi không hề bước vào niệm Phật đường, nhưngtôi biết rất rõ ràng. Do nguyên nhân gì? Chúng ta bình thường niệm Phật từ thứ hai đến thứ năm, mỗi ngày 6 giờ thức dậy đến 6 giờ tối, niệm 12 giờ đồng hồ; từ thứ bảy đến chủ nhật niệm 36 tiếng đồng hồ; một tuần lễ niệm Phật 96 giờ đồng hồ, tâm của mọi người là bình lặng. Chúng ta gọi là sóng tư tưởng, mức sóng động đó không lớn, rất gần với mức độ trung bình, cho nên đạo tràng này không giống như các đạo tràng khác, thù thắng không gì bằng. Các vị từ nơi hải ngoại đến, bình thường không có loại huấn luyện này, khi vừa đến hơn 160 người, mỗi một người sóng tư tưởng cao cao thấp thấp đều không như nhau, cho nên bước vào niệm Phật đường đương nhiên làm cho niệm Phật đường sẽ loạn lên. Cho nên đồng tu ở bản địa nghe lời của tôi, bạn sẽ có cảm giác không như nhau. Bên ngoài đến bởi vì bình thường họ không có tiếp xúc. Bình thường niệm Phật thù thắng hơn rất nhiều so với Phật thất. Cho nên hoan nghênh các đồng tu thường đến niệm Phật, tham gia bình thường chúng ta niệm Phật, niệm Phật thù thắng hơn rất nhiều so với Phật thất.Cái đạo tràng này hy hữu khó gặp, chủ yếu chính là bước vào niệm Phật đường thì thân tâm thanh tịnh, tất cả buông bỏ, lại không còn tạp tâm vọng tưởng. Tiêu chuẩn này chính là chân như. Tuy là không đạt đến trình độ này, đến gần được trình độ này thì được thọ dụng rồi.

Chữ “Lai”, “Như Lai”, người xưa giải thích là “thừa như thị đạo nhi lai” liền gọi là Như Lai. Cái gì là thừa như thị đạo nhi lai? Thực tế mà nói, tương ưng với như mà đến. Đến để làm cái gì? Đến hiện thân, nói pháp. Đây là nói với chúng ta ứng thân Phật, báo thân Phật. Như Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa xuất hiện ở thế gian, Ngài là người tái lai, Ngài không phải là phàm phu, đáng dùng thân gì để độ thì Ngài liền hiện ra thân đó để độ, Ngài liền thị hiện tám tướng thành đạo, con người này là thừa như thị đạo mà đến ứng hoá, là Như Lai. Chúng ta thì đến như thế nào? Chúng ta là do nghiệp báo mà đến.Chúng ta tạo tác thiện nghiệp ác nghiệp, chúng ta là thừa nghiệp báo mà đến, cho nên không tự tại. Như Lai tự tại, do nghiệp đến thì không tự tại. Hai chữ này có rất nhiều cách nói, chỉ riêng giảng hai chữ này mười ngày cũng giảng không hết,nhưng chúng ta không cần phải phiền phức như vậy, hiểu được chút ý nghĩa của nó thì được rồi.

Trên kinh Kim Cang còn có một giải thích rất hay. Phật nói: “Như Lai giả, chư pháp như nghĩa”. Chỗ này giảng rất hay, cách nói này là nghĩa rộng, đối với người tu học chúng ta có sự giúp đỡ rất lớn. Như vừa rồi tôi dạy các vị niệm Phật ở niệm Phật đường, xem thấy tất cả mọi người, tất cả mọi việc, tất cả mọi vật đều là A Di Đà Phật, đây chính là chư pháp như nghĩa. Chúng ta thực hiện câu kinh văn này của kinh Kim Cang, tất cả mọi người, tất cả mọi việc, tất cả mọi vật, không chỉ ở đạo tràng của chúng ta mà cả bên ngoài đạo tràng của chúng ta, cả thảy thế giới, tất cả chúng sanh, tất cả nhân sự, tất cả vạn vật đều là như vậy, đó là chư pháp thật nghĩa. Vì sao vậy? Tất cả pháp đều là tự tánh biến hiện. Tự tánh là chân như, chân như biến hiện mọi vật, cho nên nó từ chân như mà đến.Ý nghĩa này nếu như các vị nghe rồi vẫn không thể tường tận,chúng ta dùng thí dụ mà nói. Chúng ta dùng vàng ròng thí dụ cho chân như, chúng ta dùng đống vàng ròng tạo thành một tượng của Bồ Tát Địa Tạng, tượng Bồ Tát Địa Tạng này bằng vàng, cái tượng này là dùng vàng để tạo ra. Vàng thí dụ cho chân như, vị Bồ Tát này là từ như mà có, ý nghĩa là như vậy. Cho nên trên kinh Hoa Nghiêm, Phật nói với chúng ta là vạn sự vạn pháp giữa vũ trụ này là duy tâm sở hiện. Cái tâm đó chính là chân như, chính là chỉ chân như hiện ra. Cũng giống như khi nói vạn sự vạn pháp đều từ vàng ròng mà tạo thành, lấy vàng làm món đồ thì mỗi món đồ đều là vàng. Mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm đều là từ nơi như mà có, cho nên Phật mới nói “chư pháp như nghĩa”, câu nói này giảng mới được chân thật viên mãn, chân thật là nói đến chỗ cùng tột. Cho nên trong kinh Phật mới nói, khi chúng sanh thành Phật thì sẽ xem thấy chúng sanh đại địa đều là Phật chính là ý nghĩa này. Đến hôm nào bạn xem thấy tất cả chúng sanh đều là Phật A Di Đà thì chúc mừng bạn, bạn thành A Di Đà Phật rồi.Niệm Phật đường này của chúng ta khác với các niệm Phật đường khác chính ngay chỗ này, mỗi người ngoài chính mình ra thì thấy người khác đều là chư Phật Như Lai.

Khi nói đến ba thân của Phật,pháp thân vô khứ vô lai. Pháp thân là Tỳ Lô Giá Na mà trên kinh Hoa Nghiêm đã nói. Tỳ Lô Giá Na Phật là tiếng Phạn, ý nghĩa là khắp tất cả mọi nơi. Tận hư không khắp pháp giới là pháp thân, cho nên bạn phải nên biết, trong Phật pháp thường nói mười phương ba đời tất cả chư Phật cùng đồng một pháp thân. Pháp thân chính là chân như, không có đến đi, chỉ có thị hiện, nơi nào có cảm thì nơi đó liền có ứng. Việc thị hiện này thật không dễ hiểu. Hiện tại chúng ta dùng khoa học kỹ thuật để thí dụ thì sẽ dễ hiểu hơn nhiều. Thí dụ như máy truyền hình, hiện tại mọi người đều rất quen thuộc, những sắc tướng của toàn thế giới, bạn mở một kênh đài nào thì sắc tướng đó lập tức xuất hiện. Thử hỏi cái tướng đó có phải từ bên đó truyền đến hay không? Không hề có, không luận ở bất cứ nơi nào, khi vừa mở đúng kênh đài thì hình ảnh liền lập tức hiện ra, không có đến cũng không có đi. Không muốn xem nữa, tắt máy đi thì sẽ không còn, không đến, cũng không đi. Chư Phật Bồ Tát ứng hoá ở thế gian này của chúng ta nói pháp cũng là không đến, không đi. Chúng ta chính mình hiện tại có đến hay không? Xin nói với các vị cũng là không có đến, đi. Bạn chính mình cho rằng có đến, có đi thì sai rồi, đó là cách nghĩ, cách nhìn sai lầm của bạn. Hiện tại bạn ngồi ở nơi đây, ngay lúc này hiện thân. Bạn rời khỏi cái bước đó, bạn ở ngay một bước này hiện thân.Bước này diệt rồi thì bước kia hiện, chẳng phải đã nghe trên kinh Kim Cang đã nói là “như lộ diệc như điện” sao? Như lộ như điện là thí dụ cái gì? Thí dụ thời gian của hiện tượng này tồn tại rất là ngắnngủi, ngắn đến không cách gì quan sát được, cho nên gọi là không sanh không diệt. Không sanh không diệt là cái ý gì vậy? Nếu như nó thật không có sanh diệt mà nói không sanh không diệt thì đó là lời thừa. Có sanh diệt mà gọi nó là không sanh không diệt vì thời gian của sanh diệt quá ngắn ngủi, nói sanh thì nó đã diệt, nói diệt thì nó lại sanh, đúng như trên kinh Kim Cang đã nói là “như lộ diệc như điện”, đó mới là chân tướng sự thật. Chư Phật Như Lai ứng hóa ở thế gian, chúng ta lại chẳng phải là ứng hóa ở thế gian hay sao? Vì sao không như nhau vậy? Họ tương ưng với chân như, chúng ta tương ưng với phiền não, kém là kém ngay chỗ này. Thế nhưng phiền não vẫn nương vào chân như, không có chân như thì làm gì có phiền não? Mê mất chân như thì khởi phiền não, không hề lìa khỏi chân như. Nhất định phải hiểu được những chân tướng sự thật này.

Người xưa nói “vô lai vô khứ” đó là pháp thân. “Đệ nhất nghĩa đế” gọi là Như, “chánh giác” gọi là Lai, đây gọi là báo thân. “Thừa chân như thật tướng chi đạo như thị nhi lai”, đây gọi là ứng thân. Nói được cũng không tệ, có thể nói được thông, thế nhưng không thể chấp trước, vừa chấp trước thì sai rồi.Cho nên đọc kinh nghe pháp đích thực là phải lìa tướng, “tức tướng lìa tướng”, “ly tức đồng thời” thì chúng ta mới có chỗ vào, mới có chỗ ngộ. Chỉ sợ chấp trước, vừa chấp trước thì chết ngay trong đó, thật không bằng chân như hoạt bát. Chân như biến hiện tất cả pháp mà cũng là hoạt bát linh động.

“Pháp thân” là chân như lý thể. Hiện tại trong triết học đã nói bản thể của vũ trụ vạn hữu. Bản thể trong nhà Phật gọi chính là chân như, chính là tự tánh chân tâm, nó có thể biến, có thể sanh. Mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm là sở sanh sở biến.

“Báo thân” là cái gì? Báo thân là tự thọ dụng của thị hiện, thị hiện cái thân này, tự thọ dụng đều là báo thân. Báo thân của Phật là báo thân của trí tuệ, báo thân của phàm phu là báo thân của phiền não, bạn thọ báo mà đến.

“Ứng thân” là tha thọ dụng. Phật có ứng thân lợi ích tất cả chúng sanh. Cái thân này của chúng ta nếu là vì xã hội phục vụ, vì nhân dân phục vụ, vì đại chúng phục vụ, thì cái thân này là ứng thân.Mỗi ngày ởđạo tràng của chúng ta làm nghĩa công là ứng thân, vì đại chúng phục vụ. Chính mình thọ dụng, cảm thọ của chính mình, đó gọi là báo thân. Cách nói này của tôi các vị dễ dàng thể hội.

Phật có ba thân, phàm phu chúng ta cũng có ba thân. Ba thân của Phật tương ưng với chân như, thân này của chúng ta không tương ưng với chân như. Không tương ưng là vì chúng ta mê mất đi tự tánh. Chúng ta có pháp thân, nguyên bổn cùng chân như là tương ưng, chỉ là một sự việc, hoàn toàn biến thành vô tri, lỗi lầm chính ngay chỗ này. Cho nên, Phật rất từ bi giúp chúng ta hồi phục. Cách hồi phục thế nào vậy? Trừ bỏ đi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì liền hồi phục.

Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là bạn chính mình khởi lên, người khác không cách gì giúp bạn trừ bỏ, nên có câu là “giải kềm hoàn yếu hệ kềm nhân”. Do chính bạn khởi lên thì bạn chính mình trừ bỏ nó, không có người nào có thể giúp đỡ được, chư Phật Bồ Tát từ bi chỉ là đem cái chân tướng này nói cho chúng ta nghe rõ ràng tường tận. Chúng ta rõ ràng tường tận, biết được nguyên nhân chúng ta bị hại là do cái này, trừ bỏ thì tốt rồi. Có rất nhiều người nói: “Rất khó! Trừ không hết được”. Làm gì mà trừ không được, bạn không chịu trừ thì còn cách nào chứ? Tại vì sao không chịu trừ chứ? Tham luyến cái sắc thân, tham luyến thọ dụng trước mắt, không hề lìa khỏi tham-sân-si, cho nên bạn sống ở ngay trong phiền não, không phải bạn sống ở ngay trong chân như. Chư Phật Bồ Tát không như chúng ta, các Ngài sống ở ngay trong chân như, cho nên các Ngài được đại tự tại. Loại đời sống trí tuệ cứu cánh viên mãn đó là Phật, Phật là đời sống trí tuệ cứu cánh viên mãn. Bồ Tát là đời sống đại trí tuệ nhưng chưa viên mãn. Phàm phu là đời sống vô lượng vô biên tham-sân-si-mạn. Cái này quyết định chuyển biến đều ở chính mình, không ở người khác, cho nên chính mình muốn thành Như Lai thì lắc mình một cái liền biến thành Như Lai. Tại vì sao không vứt bỏ đi phiền não tập khí? Cái điểm này rất quan trọng, vứt bỏ đi phiền não tập khí thì chính là vứt bỏ đi sáu cõi luân hồi, chính là vứt bỏ đi vô lượng kiếp sanh tử, thì bạn liền bất sanh bất tử. Sanh tử là giả, không phải là thật, then chốt chính ngay ở một niệm mê ngộ. Ngày nay bạn không thể vứt bỏ được, bạn vẫn đang mê, bạn không giác ngộ.

Niệm Phật đường là huấn luyện bạn được định, giảng đường giúp cho bạn khai trí tuệ, cái đạo tràng này định huệ đều học.Nếu như không nghe kinh, chỉ dựa vào niệm Phật thành tựu, ngày trước lão sư Lý đã làm một thí dụ, chỉ dựa vào niệm Phật, dựa vào tu định thành tựu thì gần như là cần phải mười năm bạn mới có thể thành tựu, mới có thể minh tâm kiến tánh; nếu như bạn vừa niệm Phật lại có thể nghe kinh, có thể nghiên giáo thì liền có thể rút ngắn được thời gian, ba năm,năm năm thì bạn liền khai ngộ. Đây chính là nói lợi ích của định huệ đều học, công đức của định huệ đều học. Bởi vì bạn ở niệm Phật đường niệm Phật, dùng Phật hiệu đè tham-sân-si-mạn xuống như dùng đá cuội đè cỏ, liều mạng mà đè, đè đến mức bão hòa, khi đè không xuống nữa thì xong, liền bạo phát lên. Thế nhưng bạn nghe kinh nghe pháp, cái trí tuệ này là gì? Bạn một mặt dùng định đè xuống, một mặt dùng trí tuệ hóa giải nó, đem nó hóa giải hết thì không còn nữa. Phương pháp này tốt. Cho nên người chân thật biết dụng công, nhất định là định huệ đều học, hiệu quả rất là thù thắng.

Chúng ta xem thấy đức hiệu của Phật, đức hiệu thực tế mà nói chính là đức hiệu của tự tánh. Xem thấy hai chữ Như Lai này, chúng ta làm thế nào thực tiễn,làm thế nào để học tập? Nghĩ đến ta ngay một đời này không phải đến cái nhân gian này hay sao? Làm thế nào tương ưng với như thì chúng ta gọi là Như Lai, nếu không tương ưng với Như thì không phải Như Lai. Như là cái gì vậy? Như là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Chân tướng là cái gì vậy? Trên kinh Bát Nhã nói rất hay, có thể nói sáu trăm quyển Đại Bát Nhã mà Thế Tôn đã nói 22 năm, quy nạp lại thành hai câu nói là“bất khả đắc, vô sở hữu”. Hai câu nói này ở trong kinh Bát Nhã lặp lại hơn mấy trăm lần. Đây là nói thật với bạn. Tại vì sao “vô sở hữu, bất khả đắc”? Vô sở hữu là giảng hiện tướng, bất khả đắc là giảng thọ dụng. Trên kinh Kim Cang nói với bạn “mộng huyễn bào ảnh, như lộ như điện”, chỗ này chẳng phải đã nói rõ “bất khả đắc, vô sở hữu” hay sao? Không thể được mà bạn muốn được, không thể có mà bạn cho là có thì bạn hoàn toàn tương phản với Như, bạn không Như, mà bạn Lai, bạn không Như Lai. Nếu như hiểu rõ cái đạo lý này thì đối với người, với việc, với vật chân thật hiểu được tùy duyên. Thông thường giảng hai chữ tùy duyên này ai hiểu được? Ý nghĩa hai chữ tùy duyên này quá sâu, quá rộng, chân thật hiểu rõ “bất khả đắc, vô sở hữu” mới biết tùy duyên. Những người nào tùy duyên? Chư Phật Như Lai ứng hoá ở thế gian này làtùy duyên, phàm phu chúng ta làm gì có thể làm đến được? Phàm phu là tùy thuận phiền não, không phải tùy duyên. Chư Phật Như Lai tùy duyên là tùy thuận chân như thì làm sao như nhau được?

Danh hiệu thứ hai: Ứng Cúng.

Đây là đức hiệu của tự tánh.

“Ứng Cúng” là nói người này tu hành viên mãn thành tựu rồi. Tướng viên mãn thành tựu là thế nào? Lý viên mãn thành tựu chính là hoàn toàn thông đạt tường tận đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, không có chút nghi hoặc nào, không hề có chút mê hoặc, không mê không hoặc;biểu hiện ở trên sự tướng là phước huệ đầy đủ, hiện ra trí tuệ vô lượng, phước đức vô lượng. Trí tuệ cùng phước đức đều không dễ hiểu, nhất là phước đức. Người thế gian luôn cho rằng, ở trong xã hội có tiền tài, có địa vị, có sản nghiệp thì gọi là phước đức. Cái quan niệm này hoàn toàn sai rồi, đó không phải là phước đức chân thật, phước đức chân thật không phải ở những thứ này.Chúng ta thường xem thấy trên kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật cùng với 1250 học trò của Ngài thị hiện ra chính là phước huệ viên mãn. Đời sống của họ rất là kham khổ, ra bên ngoài khất thực, ba y, một bát, dưới gốc cây ngủ một đêm, giữa ngày ăn một bữa.Với cái nhìn của phàm phu chúng ta thì họ có phước báo, có huệ gì chứ? Nghèo đến mức như vậy, phải xin ăn, còn có phước gì chứ? Khi bạn tỉ mỉ quan sát, trong lòng của họ không có vọng tưởng, không có phiền não, không có lo lắng, không có vướng bận, thân tâm thanh tịnh, thế gian bất cứ người nào đều không cách gì so sánh được với họ, đời sống của họ được đại tự tại, biết được sanh ra từ nơi đâu,chết sẽ đi về đâu,rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, đó mới gọi là phước huệ chân thật. Chính mình có phước quyết không phải chính mình thọ dụng, mà phải cho mọi người cùng hưởng.

Tôi ở ngay trong một đời này thấy được hai vị Bồ Tát, ở nơi đây Lý Mộc Nguyên là Bồ Tát, Trung Quốc đại lục còn có một vị Thôi Bồ Tát. Tôi xem thấy hai vị Bồ Tát, ở trong xã hội họ có địa vị, có tiền của, nhưng họ trải qua đời sống như thế nào vậy? Trải qua đời sống rất thanh khổ, những tiền của đó của họ để cho xã hội đại chúng cùng nhau hưởng, chính mình không hề hưởng thụ. Đó là Bồ Tát thật, không phải là Bồ Tát giả. Người thế gian thông thường không thể làm được, nhưng họ có thể làm được, họ làm được rất là an vui.Họ còn nói với tôi, họ rất muốn xuất gia, qua mấy năm họ phát tâm, họ muốn thế phát xuất gia, ăn trường chay. Chính mình công tác rất bận rộn, trong nhà cũng mời hai người giúp đỡ. Mời người nào vậy? Người tàn tật. Người tàn tật không tìm được công việc, không người nào dùng họ, ông ấy dùng người tàn tật. Người tàn tật đầu óc kém cỏi, ông chân thật là rất tùy duyên, làm cơm không được ngon vẫn cứ ăn, giặt quần áo cũng không được sạch, bảo họ mang quần áo đến thì thượng y cùng hạ y màu sắc không như nhau ông ấy cũng mặc, không nói một lời nào, cũng không sợ người cười, chân thật là Bồ Tát, đó mới gọi là tùy duyên. Ngay trong tùy duyên được đại tự tại, được đại hoan hỉ. Xem thấy người khác an vui như chính mình an vui; xem thấy người khác đau khổ thì trong lòng rất khó chịu. Họ dường như cả đời không vì chính mình mà sống, mà vì chúng sanh mà sống, đó là Bồ Tát, đây là chân thật đầy đủ phước huệ.

“Nhiêu ích hữu tình”, nhiêu là phong nhiêu, tận tâm tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, giúp đỡ người khác. Họ buôn bán thì là Bồ Tát thương nhân, Bồ Tát chân thật, không có người nào có thể so sánh được với họ. Đó là thị hiện, đó là hiện thân nói pháp. Người như vậy ở trên kinh Phật nói là “ứng thọ nhân thiên cúng dường”, họ đáng được tiếp nhận. Cái họ tiếp nhận, xin nói với các vị, chỉ là thứ họ cần dùng, rất dễ dàng vừa lòng. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời, mỗi ngày ra ngoài khất thực một lần, bát đã đựng đầy đủ ăn rồi thì sẽ không cần nhiều nữa; một bộ quần áo chưa rách vẫn còn có thể mặc, mặc rách rồi vá lại một chút vẫn có thể mặc tiếp. Người hiện tại nếu các vị mặc quần áo vá đi ra ngoài thì sẽ rất ngượng ngùng, người bên ngoài xem thấy cười ngạo. Tôi nói với bạn:“Tốt! Đi nhiều hơn nữa, cười mệt hết cười”. Người hiện tại đều là tham-sân-si-mạn, để cho họ thấy mà tỉnh ngộ ra thì có gì không tốt chứ? Họ cười họ chết, ta không chết. Đó là trí tuệ. Chúng ta xem thấy những người chân thật hành Bồ Tát đạo thì chân thật không sợ người cười, không chỉ trong xã hội không có người cười họ mà còn kính trọng họ, bội phục họ, không người nào có thể làm được, cho nên họ đáng được trời người cúng dường. Ta hỏi buôn bán của họ như thế nào? Tiền của quá nhiều, không ngừng mà đến, họ nói với tôi tiền rất dễ kiếm, càng ngày càng nhiều. Đến nhiều thì thế nào? Họ bố thí, càng thí càng nhiều, chân thật là tu đại bố thí. Họ muốn xuất gia, đem hết tất cả sự nghiệp của họ thảy đều bố thí hết. Chân thật là khó làm, đáng quý. Đó là “ứng Cúng”.

Đức hiệu thứ ba: Đẳng Chánh Giác.

“Đẳng Chánh Giác” cũng có chỗ gọi là Chánh Biến Tri, Chánh Biến Tri cùng Đẳng Chánh Giác ý nghĩa là như nhau. “Đẳng” là bình đẳng, “Chánh” là không có tà, không có sai lầm, “Giác” là giác ngộ. Giác ngộ của họ là chính xác, là bình đẳng với tất cả chư Phật Như Lai, đó gọi là Đẳng Chánh Giác. Nếu như dịch thành Chánh Biến Tri thì “Chánh” trong Đẳng Chánh Giác cũng có chánh; “Biến” chính là ý nghĩa của Đẳng, Biến là không gì không biết không gì không thể, đó mới gọi là Biến; “Tri” chính là ý nghĩa của Giác, cho nên Chánh Biến Tri chính là ý nghĩa của Đẳng Chánh Giác. Cái danh hiệu này trong Phật kinh dùng rất phổ biến. Thế nhưng trong tiếng Phạn gọi là “A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” thông thường dịch thành “Vô thượng chánh đẳng chánh giác”, ngay chỗ này dùng từ đơn giản, tỉnh lược đi hai chữ vô thượng. Vậy thì “Đẳng” bằng với chư Phật Như Lai, đó chính là ý nghĩa của vô thượng.

Đức hiệu này rất quan trọng. Tu học của Phật pháp là học cái gì? Ngay trong tất cả đức hiệu Phật không nêu ra thứ khác, đặc biệt đưa ra một câu “A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Phải nên biết, chúng ta học Phật là học chánh giác, chân thật giác ngộ, học Đẳng Chánh Giác, bình đẳng chánh giác với chư Phật Như Lai.Lại còn thêm vào hai chữ “Vô Thượng”, chư Phật Như Lai. Chỉ cần phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân chính là chánh giác Như Lai. Mọi người thấy giảng nghĩa kinh Kim Cang của cư sĩ Giang Vị Nông, trong giải thích kinh văn ông giảng nghĩa hai chữ “Chư Phật” chính là dùng 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ. “Chư” chính là bốn mươi mốt, bốn mươi mốt vị Pháp Thân Đại Sĩ là chư Phật. Giải thích này rất hay. Viên Giáo Sơ Trụ liền có trí tuệ, có đức năng, có thần thông, thị hiện tám tướng thành đạo. Cái thân Phật này cũng chính là nói “đáng dùng thân Phật để độ”, Bồ Tát Viên Sơ Trụ liền có thể thị hiện thân Phật giáo hóa chúng sanh, cho nên ông giải thích bốn mươi mốt là chư Phật rất chính xác. Nếu như thêm vào “Vô Thượng” thì chẳng phải là bốn mươi mốt vị Pháp Thân Đại Sĩ là quả giác cứu cánh viên mãn? Vô thượng chỉ có một vị, Chánh Đẳng Chánh Giác thì có bốn mươi mốt vị,vậy thì chánh giác thì càng nhiều, ở trong Phật pháp thì A La Hán, Bích Chi Phật đều gọi là Chánh giác. Do đây có thể biết, trong mười pháp giới có Chánh giác, không có Chánh đẳng chánh giác, không Đẳng Chánh Giác. Đẳng Chánh Giác nhất định là siêu việt mười pháp giới, trong nhất chân pháp giới mới là Đẳng Chánh Giác, trong mười pháp giới đạt đến cao nhất là Chánh giác. Con người nếu như được Đẳng Chánh Giác thì đó chính là không gì không biết, không gì không thể. Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát liền có loại trí tuệ năng lực này, cho nên gọi là Đẳng Chánh Giác.

Danh hiệu này làm thế nào để thực tiễn?

Bạn nhất định phải xác định mục tiêu học Phật của chính mình. Chúng ta học Phật không cầu phước báo trời người huống hồ là phú quý của nhân gian. Các vị phải nên biết, những thứ này rất dễ dàng mê hoặc người, nếu như bạn không xả mà bạn muốn có được thành tựu thì không dễ. Đó là người như thế nào vậy? Chư Phật Như Lai hóa thân thị hiện thì được, họ có thể hưởng thọ năm dục sáu trần mà không nhiễm trước năm dục sáu trần.Thật cao minh! Nếu như chúng ta hưởng thọ năm dục sáu trần, ở trong năm dục sáu trần khởi lên một ý niệm tham sân, hợp với ý của chính mình thì tham ái, không hợp với ý của chính mình thì chán ghét, chỉ cần có chút xíu ý niệm như vậy thì bạn là phàm phu, bạn bị đọa lạc rồi. Căn bản Phật pháp tuyệt nhiên không chủ trương người nhất định phải tu khổ hạnh, thế nhưng Thích Ca Mâu Ni Phật rất tán thán khổ hạnh, đạo lý chính ngay chỗ này. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện cũng là thị hiện khổ hạnh, tại vì sao Ngài không thị hiện hưởng thụ? Bởi vì tuyệt đại đa số chúng sanh vừa hưởng thụ thì liền bị mê hoặc, vừa hưởng thụ thì tạo nghiệp, cho nên Ngài làm ra gương mẫu “phản kỳ đạo nhi hành chi” để sau khi mọi người xem rồi có chỗ lĩnh ngộ.

Chân thật buông bỏ được thì liền được đại tự tại. Không chỉ thế gian pháp phải buông bỏ, mà xuất thế gian pháp cũng không nhiễm trước thì bạn mới có thể có thành tựu. Thế gian pháp buông bỏ rồi, xuất thế gian pháp vẫn không thể buông bỏ thì không ích gì, không thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Phật dạy chúng ta buông bỏ, không phải là đổi đối tượng. Buông bỏ thế gian pháp, nắm lấy Phật pháp, đó là đổi đối tượng, chứ chưa buông bỏ. Triệt để buông bỏ, tâm địa thanh tịnh không nhiễm một trần thì mới được tự tại, đó mới là hưởng thụ chân thật. Các vị chưa có buông bỏ, thì kinh nghiệm hưởng thụ này các vị chưa có, nói rồi các vị cũng không thể hội được. Người chân thật buông bỏ họ mới có thể hiểu được. Đời sống của chư Phật Như Lai mới được đại tự tại, đại viên mãn, hạnh phúc chân thật. Chúng ta phải nên học tập, phải cầu chánh giác, đem tất cả chướng ngại nhất định phải viễn ly, phải xả bỏ, chỉ cần chướng ngại giác đạo thì phải đem nó xả bỏ hết, như vậy thì mới đúng.

Tốt rồi hôm nay thời gian đã hết chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 60)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore

Thời gian: Năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ