Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)
Kinh văn: “Ư nhất niệm khoảnh, biến du nhất thiết Phật độ”. Trên Kinh văn, Phật nói với chúng ta tình hình sinh hoạt của những đại chúng này sau khi ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam Muội. Văn tự tuy không nhiều, thế nhưng hàm nghĩa rất sâu, rất rộng. Trước tiên nói với chúng ta đại dụng thứ nhất, họ có thể thấy vô lượng chư Phật: “Trụ thâm thiền định, tất đỗ vô lượng chư Phật”. Việc này đã từng nói qua với các vị. Tác dụng thứ hai là họ có năng lực trong một khoảnh khắc biến du tất cả cõi Phật. Câu này là nói rõ với chúng ta, không gian đời sống của họ rộng lớn đến như vậy. Do đây có thể biết, Hoa Nghiêm Tam Muội đích thực là cảnh giới không thể nghĩ bàn. “Nhất niệm khoảnh” là nói thời gian rất ngắn. Trong Kinh văn có rất nhiều cách nói, đều có Kinh điển làm y cứ. Đại Đức xưa chọn lấy một trong những loại đó, chúng ta tương đối dễ dàng lý giải. “Nhất niệm khoảnh” thì gọi là một sát na. Một khảy móng tay có sáu mươi sát na. Thời gian một khảy móng tay rất ngắn, một phần sáu mươi của một khảy móng tay gọi là một sát na. Sát na cũng gọi là một niệm, đó là thời gian rất ngắn. Trong thời gian ngắn đến như vậy, họ liền có năng lực “biến du nhất thiết Phật độ”. Chữ “nhất thiết” ngay

Kinh văn: “Ư nhất niệm khoảnh, biến du nhất thiết Phật độ”.

Trên Kinh văn, Phật nói với chúng ta tình hình sinh hoạt của những đại chúng này sau khi ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam Muội. Văn tự tuy không nhiều, thế nhưng hàm nghĩa rất sâu, rất rộng.

Trước tiên nói với chúng ta đại dụng thứ nhất, họ có thể thấy vô lượng chư Phật: “Trụ thâm thiền định, tất đỗ vô lượng chư Phật”. Việc này đã từng nói qua với các vị. Tác dụng thứ hai là họ có năng lực trong một khoảnh khắc biến du tất cả cõi Phật. Câu này là nói rõ với chúng ta, không gian đời sống của họ rộng lớn đến như vậy. Do đây có thể biết, Hoa Nghiêm Tam Muội đích thực là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Nhất niệm khoảnh” là nói thời gian rất ngắn. Trong Kinh văn có rất nhiều cách nói, đều có Kinh điển làm y cứ. Đại Đức xưa chọn lấy một trong những loại đó, chúng ta tương đối dễ dàng lý giải. “Nhất niệm khoảnh” thì gọi là một sát na. Một khảy móng tay có sáu mươi sát na. Thời gian một khảy móng tay rất ngắn, một phần sáu mươi của một khảy móng tay gọi là một sát na. Sát na cũng gọi là một niệm, đó là thời gian rất ngắn. Trong thời gian ngắn đến như vậy, họ liền có năng lực “biến du nhất thiết Phật độ”.

Chữ “nhất thiết” ngay chỗ này không chỉ bao gồm hết mười phương mà còn bao gồm cả ba đời. Các vị phải nên biết, ba đời là có đời quá khứ, còn có đời vị lai. Quá khứ, vị lai tất cả cõi nước chư Phật, họ đều có thể biến du.

Biến” là không có sót lọt. Mười phương ba đời vô lượng vô biên cõi nước chư Phật, họ ngay trong một niệm viên mãn đạt đến. Cảnh giới đó chúng ta rất khó tưởng tượng. Khó ở chỗ nào vậy? Khó ở chỗ chúng ta có phân biệt, có chấp trước, cho nên xem thấy những Kinh văn này đều rất không dễ gì lý giải. Phàm phu chúng ta hạn cuộc ở một thân tướng thì không thể phân thân. Hạn cuộc trên cái thân tướng này, cho nên không thể làm được. Đừng nói khoảng một niệm chúng ta không thể làm được, mà thời gian có dài hơn chúng ta cũng không làm đến được.

Ở trong Đại Kinh đã nói qua với các vị nhiều lần, Pháp Thân Đại Sĩ (cũng chính là Bồ Tát từ Viên Giáo Sơ Trụ trở lên) không có thân tướng, cũng chính là không có chấp “ngã”. Vô tướng thì họ mới có thể hiện tất cả tướng. Vô tướng vô bất tướng, họ có thể hiện tất cả tướng. Vô trí thì họ có thể hiện tất cả trí, không gì không biết. Cho nên ở trên Kinh Phật nói với chúng ta, họ có thể đồng thời hiện ra vô lượng vô biên thân tướng. Thân tướng hiện ra có phải là giống nhau hay không? Không phải vậy, họ có thể hiện ra vô số thân tướng khác nhau. Như mọi người đọc được ở trong “Phẩm Phổ Môn”, ba mươi hai ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, đáng dùng thân gì để độ thì Ngài liền hiện ra thân đó để độ. Ba mươi hai ứng thân là ba mươi hai loại lớn, trong mỗi một loại vô lượng vô biên sắc tướng, mà mỗi một sắc tướng có thể nói là đều không đồng nhau.

Những tướng này có phải là Bồ Tát có ý hiện ra không? Không phải. Các vị phải nên biết, có ý thì không thể hiện. Hiện tại chúng ta không thể hiện là do nguyên nhân gì? Chúng ta có ý. Có ý thì không thể hiện, vô ý thì có thể hiện. Các vị phải nên biết, cái ý đó là phiền não, không phải là thứ tốt. Cái ý là chấp trước, là vọng tưởng, là phân biệt, cho nên chướng ngại đức dụng của tự tánh. Nếu như chúng ta đem cái ý này xả đi thì có ý nghĩa gì không? Không ý nghĩa gì. Bạn không có ý thì bạn liền tự tại, bạn liền có thể như chư Phật Bồ Tát tự tại thị hiện vậy. Chúng ta ở trong “Kinh Hoa Nghiêm” thấy được rất rõ ràng, rất tường tận những sự tướng, cảnh giới, đạo lý này. Đó là thật, không phải hư vọng.

Trong sử Phật giáo Trung Quốc có ghi chép, thời đại Tùy Đường còn có những người này. Trong sử truyện của nhà Phật có một bộ sách gọi là “Thần Tăng Truyện”. Ở trong đó ghi chép cũng có đến gần 300 người, họ đều có công năng đặc dị. Khi tôi mới bắt đầu học Phật, tôi ưa thích xem loại sách này. Sau đó thì biết được những năng lực này đều là bản năng của tất cả chúng sanh. Các Ngài có, chúng ta cũng có. Các Ngài có thể thị hiện, còn chúng ta thì không cách gì thị hiện, nguyên nhân là do đâu? Các Ngài không có chướng ngại, chúng ta có chướng ngại, làm cho bản năng của chính mình bị chướng ngại mất, cho nên năng lực này không thể hiển hiện.

Thật đúng như trên “Kinh Hoa Nghiêm”, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai”. Tất cả chúng sanh không chỉ bao gồm tất cả nhân loại chúng ta, mà tất cả súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục đều là chúng sanh. Trí tuệ của mọi người cùng Như Lai quả địa không hề khác nhau. Đức năng của mọi người, tức là nói năng lực này cùng Phật không hề khác biệt.

“Tướng” là hiện tướng, y chánh trang nghiêm cũng giống y như Phật. Phật rất cảm thán mà nói là những chúng sanh này chỉ bởi vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng đắc. Đó là một câu nói đem gốc bệnh của chúng ta nói ra hết. Bởi vì chúng ta có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước, cho nên trí tuệ, đức tướng không thể hiện tiền. Đó chính là nghiệp chướng mà trong Kinh Phật thường nói. Bạn có chướng ngại. Nếu như trừ bỏ chướng ngại này đi thì trí tuệ, năng lực của chúng ta liền hiện tiền. Trí tuệ không thể nghĩ bàn! Thế gian, xuất thế gian, thế nhân thường nói, thiên thượng nhân gian, quá khứ, vị lai, bạn không có thứ gì mà không biết, mọi thứ đều tường tận, đó là trí tuệ của bạn. Bạn vì sao mà biết được? Bạn vốn dĩ biết được.

Hiện tại khoa học gia thường hay nghĩ vũ trụ từ do đâu mà có, sanh mạng từ đâu mà có. Đều ở nơi đó mà truy cứu, đều ở nơi đó mà thăm dò. Họ có thể có được đáp án chính xác không? Thành thật mà nói, vĩnh viễn không có được đáp án chính xác. Vì sao vậy? Bởi vì chướng ngại của họ chưa được đoạn dứt. Chướng ngại chướng mất đi trí tuệ của họ, cho nên họ làm sao có thể nghiên cứu, thăm dò? Thảy đều là rơi vào vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không cách gì hiểu được chân tướng sự thật.

Phật nói với chúng ta, nếu như chân thật muốn hiểu rõ chân tướng sự thật thì không khó, chỉ cần buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì trí tuệ, đức tướng vốn sẵn có trong tự tánh của bạn liền hiện tiền. Đến lúc đó thì thấu suốt chân tướng. Chân tướng rốt cuộc là như thế nào vậy? Giống như Phật đã nói trên “Kinh Hoa Nghiêm”. Trên “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói chính là chân tướng sự thật.

Đó là Phật nói với chúng ta, còn chúng ta chưa thấy được. Phật dạy bảo chúng ta trừ bỏ đi chướng ngại thì chân tướng sự thật liền ở ngay trước mặt bạn. Sau khi nghe Phật nói Kinh thì có được lợi ích gì? Làm ấn chứng cho chúng ta, xem thử chân tướng sự thật mà chúng ta đã thấy, cái chúng ta đã tiếp xúc có thể như Phật đã nói hay không? Đó là một cách dùng khác của Kinh điển, là làm một chứng minh cho chúng ta.

Do đây có thể biết, mục đích cuối cùng của học Phật là ở đâu vậy? Chúng ta vì sao phải học Phật? Học Phật là vì cái gì? Vì để hồi phục lại bổn lai diện mục của chúng ta mà thôi. Nếu muốn nói cạn một chút, mục đích của học Phật chính là dạy cho bạn nhận biết được chính mình, nhận biết hoàn cảnh đời sống của chính mình. Nếu như bạn không nhận biết được chính mình, không hiểu rõ hoàn cảnh đời sống của chính mình, ở trong Phật pháp gọi là phàm phu, gọi là mê hoặc. Tường tận rồi thì gọi là giác ngộ. Sau khi giác ngộ, bạn tự nhiên liền có loại năng lực này. Không gian đời sống của bạn không phải bị bó buộc ở một khu vực, mà không gian đời sống vô cùng rộng lớn, là tận hư không khắp pháp giới, ở nơi nào có cảm thì nơi đó liền có ứng. Chư Phật, Bồ Tát hiện thân biến du mười phương cõi nước không phải là có ý mà đi. Đạo lý này nhất định phải hiểu. Chúng sanh có cảm thì Ngài liền có ứng, cảm ứng tương thông. Cho nên Thế Tôn ở trong hội Lăng Nghiêm nói rằng, chư Phật Bồ Tát tùy loại hóa thân, tùy cơ nói pháp. Bạn nói xem, tự tại dường nào! Loại năng lực này chúng ta tổng kết quy nạp lại mà nói, thì chính là các Ngài “tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam Muội”. Hoa Nghiêm Tam Muội phía trước đã nói qua. Đơn giản mà nói, họ đã tường tận chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Nhân sanh chính là bản thân chính ta. Vũ trụ chính là hoàn cảnh đời sống của chúng ta. Chân tướng này họ đã tường tận rồi.

Hoa Nghiêm Tam Muội cũng gọi là Hải Ấn Tam Muội. Hải Ấn là thí dụ. “Hải” là thí dụ cho sâu rộng. “Ấn”, bình thường chúng ta dùng mộc để đóng dấu, lấy việc này làm thí dụ. Chúng ta đóng một cái ấn chương, trong ấn chương có rất nhiều chữ, có rất nhiều văn tự. Sau khi chúng ta đóng xuống, văn tự này là đồng thời hiện tiền, không có trước sau. Chúng ta viết chữ thì có trước sau, cái ấn in xuống thì không có trước sau, lấy ý nghĩa này, lấy nghĩa “đồng thời”.

Trong Đại Kinh, Phật có hai câu nói rất nổi tiếng, rất nhiều đồng tu đều có thể ghi nhớ. Phật nói: “Ba đời xưa nay, không rời ngay niệm”. “Ba đời xưa nay” là từ trên thời gian mà nói. Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai, thời xưa, thời nay. “Không rời ngay niệm”, “ngay niệm” chính là “nhất niệm khoảnh”. Cho nên, ”nhất niệm khoảnh” mới có thể biến du tất cả cõi Phật. Lại nói: “Mười phương thế giới, không rời ngay chỗ đó”. “Ngay chỗ đó”, trên Kinh Phật thường hay nói là “vi trần lông tóc, không rời ngay chỗ đó”. Đó là phàm phu chúng ta gọi là “cảnh giới giải thoát bất tư nghì”. Đó là Pháp Thân Đại Sĩ đã chứng được, họ đã vào được cảnh giới này. Cảnh giới này gọi là Hoa Nghiêm Tam Muội. Cho nên, họ là đồng lúc đồng nơi, tận hư không khắp pháp giới.

Phật nói đó là chân tướng sự thật, rốt cuộc có phải là chân tướng sự thật không? Người hiện tại tin tưởng khoa học, trên thực tế họ thật đã hiểu khoa học hay không? Cũng chưa chắc hiểu! Chưa chắc hiểu mà tin tưởng thì cái tin đó gọi là mê tín. Họ nói chúng ta mê tín Phật pháp, chúng ta nói họ mê tín khoa học, đều là mê tín. Hiểu cho tường tận mới không gọi là mê tín. Chưa hiểu rõ ràng mà tin tưởng thì đó gọi là mê tín. Người học Phật thông thường đầu óc đều tương đối bình lặng, đều tương đối sáng suốt.

Người ta nói chúng ta mê tín, chúng ta nghe rồi cũng rất tức cười. Chúng ta chính mình nghĩ lại, chúng ta có phải là mê tín hay không? Không sai, là mê tín. Vì sao nói là mê tín? Phật đã nói ra những thứ này, chúng ta đích thực là chưa hiểu tường tận. Cho dù là trên lý luận làm rõ ràng nhưng sự thật thì chúng ta chưa thấy được. Chính là hai câu ở chỗ này, chúng ta hiểu rõ, thế nhưng sự thật chưa thấy được: “Trụ thâm thiền định, tất đỗ vô lượng chư Phật”. Chúng ta chưa có được thâm thiền định, chúng ta chưa thấy được chư Phật. Thế nhưng chúng ta tin tưởng, tin tưởng Phật không lừa gạt chúng ta.

Ư nhất niệm khoảnh, biến du nhất thiết Phật độ”, chỗ này càng không thể nghĩ bàn, chúng ta càng không thể làm được, nhưng chúng ta cũng tin tưởng. Cái tin này gọi là mê tín. Người ta nói chúng ta mê tín A Di Đà Phật không phải là mắng chúng ta, mà đó là thật! Chúng ta đích thực là mê tín, làm sao có thể trách người khác? Có thể mê, thế nhưng bạn phải nên biết, họ nói chúng ta mê tín, họ mê còn đáng lo hơn chúng ta nhiều. Bạn hiểu được ý này hay không? Chúng ta mê là một loại mê. Họ mê là hai loại mê. Họ không hề biết tí gì đối với Phật pháp mà dám nói ta là mê tín, cho nên họ là mê mê tín. Nhất định phải làm cho rõ việc này, hiểu cho tường tận thì mới có thể nói cái tin này của họ là chánh tín hay mê tín. Phải làm cho rõ ràng. Chưa làm cho rõ ràng, họ nói bạn là mê tín, nhưng họ cũng là mê tín; họ nói bạn mê tín, họ là mê mê tín.

Phật pháp chỉ có một chỗ tốt, đó là Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi giảng cho chúng ta nghe, dạy chúng ta chính mình phải đi chứng thực. Sau khi bạn chính mình chứng minh thì lúc đó mới gọi là chánh tín. Hay nói cách khác, Phật khuyên chúng ta nhất định phải vào Hoa Nghiêm Tam Muội thì sự việc này chúng ta liền chứng thực, liền biến thành cảnh giới của chính mình. Điểm này rất quan trọng! Trên Kinh Đại Thừa thường nói: “Dài ngắn đồng thời, rộng hẹp tự tại”. Dài ngắn đồng thời là nói thời gian. Rộng hẹp tự tại là nói không gian. Không gian cùng thời gian đều không phải là thật. Bạn xem, ở trong Kinh điển Pháp Tướng đem không gian thời gian định vị, định ở địa vị nào vậy? Bất Tương Ưng Hành Pháp. Thế nào gọi là Bất Tương Ưng Hành Pháp? Nếu dùng lời hiện đại mà nói, Bất Tương Ưng Hành Pháp chính là một loại khái niệm trừu tượng của con người, không phải sự thật.

Do vì khoa học phát triển, người hiện tại dần dần có cách nhìn đối với sự việc không giống như người trước. Nếu bạn nói thời gian là giả thì người thời trước rất khó lý giải. Hiện tại chúng ta nói thời gian là giả thì mọi người dễ dàng hiểu được. Vì sao vậy? Có sai biệt thời gian. Hiện tại chúng ta ở đây là 8 giờ, hiện tại Úc Châu thêm hai giờ là 10 giờ. Hiện tại biết được mỗi một khu vực có thời gian khác biệt. Cho nên thời gian là giả, không phải là thật. Phương vị không gian, bốn phương cũng là giả, cũng không phải là thật, xem bạn ở trên điểm nào mà nói. Cái điểm này di động, phương vị của bạn hoàn toàn bị di động. Cho nên thời gian cùng không gian không phải nhất định, không phải định pháp. Nó là một loại khái niệm trừu tượng. Hay nói cách khác, căn bản không có sự thật này.

Nhà khoa học thời cận đại Einstein đã từng nói là quá khứ, hiện tại, vị lai đồng thời tồn tại. Có thể nói ra câu nói này thật không đơn giản. Ông biết được nó đồng thời tồn tại, nhưng ông không cách gì trở lại quá khứ, cũng không cách gì bước vào tương lai, ông không biết làm cách nào. Trên lý luận thì biết, nhưng dùng phương pháp gì có thể đột phá được trục đạo thời gian thì hiện tại vẫn chưa nghĩ ra biện pháp. Thế nhưng trong Phật pháp đã đột phá từ rất sớm, cho nên họ có thể trở về quá khứ, cũng có thể bước vào tương lai, mới có thể “biến du tất cả cõi Phật”. Trong “tất cả” bao gồm ba đời và mười phương. Họ có thể trở về quá khứ, họ cũng có thể rất tự tại bước vào tương lai.

Phương pháp của nhà Phật dùng chính là thiền định. Thiền định là ý gì? Hoàn toàn đoạn dứt phân biệt, chấp trước. Ý niệm của phân biệt, ý niệm của chấp trước thảy đều đoạn tận, đó gọi là thâm thiền định. Cho nên, thiền định thế gian không làm được. Thiền định thế gian gọi là Tứ Thiền Bát Định. Vì sao không làm được? Họ có ý niệm, dù họ vào trong thậm thâm thiền định nhưng họ vẫn có ý niệm của thiền định. Vậy thì không được. Chỉ cần có thiền định thì liền có thể hồi phục một phần năng lực, nhưng không thể biến du tất cả cõi Phật. Nếu như có được một chút định nhỏ, ở thế gian này của chúng ta, hiện tại chúng ta thân ở Singapore, thế giới khu vực các nơi xảy ra sự việc, chúng ta không cần dùng truyền hình, chúng ta ở trong định vẫn có thể nhìn thấy. Không những ở trong định có thể nhìn thấy những việc xảy ra hiện tại, mà còn có thể thấy được những việc xảy ra vào quá khứ, cũng có thể thấy được những việc xảy ra ở tương lai. Việc này thì không cần phải có thiền định rất sâu, định nhỏ thì có thể làm được rồi. Thế nhưng để thấy các tinh cầu khác ngoài địa cầu chúng ta, thì sức định này cần phải sâu, định nhỏ thông thường không được.

Ngày trước, khi tôi đang giảng Kinh, có một vị lão cư sĩ là quân nhân, là một vị tướng quân nói với tôi một sự việc. Vào thời kỳ kháng chiến, quân đội đóng ở Giang Tây, bên cạnh có một đạo quán, trong đó có một lão đạo. Vị lão đạo này rất có tu hành, tuổi tác cũng rất lớn, tiên phong đạo cốt. Họ rất kính ngưỡng đối với lão đạo này. Có một hôm, lão đạo phái người đến thông báo cho họ là nên dọn nhà. Họ hỏi: “Tại sao vậy?”. Lão đạo nói với họ: “Ba ngày sau ở chỗ này sẽ bị hồng thuỷ nhận chìm hết”. Họ nghe lời nói này rất khó tin tưởng, thời tiết rất là tốt, căn bản là không có dấu tích của nước lụt. Kỳ lạ, tại vì sao lão đạo nói ra lời nói này? Địa thế nơi lão đạo ở cũng không cao, họ liền phái người đi nghe ngóng, xem thử xem lão đạo có dọn nhà hay không? Lão đạo quả thật đã dọn nhà rồi. Họ cũng cố đành nghe theo. Sau ba ngày, quả nhiên sơn hồng bạo phát, nơi đó thật đã bị nhấn chìm. Lão đạo đích thực có chút năng lực, sự việc mấy ngày sau ông có thể thấy được. Đó là một sự việc.

Ngoài ra, còn một việc nữa. Có một hôm lão đạo nói với họ, khi ông nhập định xem thấy có một trận chiến, phương vị của nó là ở hướng đông của Trung Quốc, cự ly tương đối khá xa, cuộc chiến này rất là tàn khốc. Sau khi họ nghe rồi, bởi vì đều là những quân nhân, tướng quân cao cấp, đối với những tin tức này đều rất linh thông, họ nói không có hiện tượng này, thế là sau đó cũng bỏ qua. Trải qua ba tháng sau, chính là phương vị mà lão đạo đã nói, cự ly đó đã xảy ra chiến tranh, người Nhật Bản tập kích Trân Châu Cảng. Họ liền cảm thấy kỳ lạ, tại vì sao ông có thể nhìn thấy được việc trước ba tháng? Việc này nói rõ ông đột phá được thời gian, ông có thể thấy đến vị lai. Ông nhìn thấy được những việc ba tháng sau ở tương lai, nhìn thấy được trận chiến tranh này. Cho nên nói rõ thời không đích thực có thể siêu việt, siêu việt nhỏ.

Ở trong “Cao Tăng Truyện” có câu chuyện của một vị nào đó, tôi không còn nhớ, vì những sách này đại khái đã đọc khoảng bốn - năm mươi năm trước. Có một vị Pháp sư đến từ Ấn Độ, ở Trung Quốc truyền đạo giảng Kinh, nói pháp. Khi vị Pháp sư này quay về, thì có rất nhiều người bình thường thân cận với pháp sư đều làm rất nhiều món ăn để tiễn Pháp sư lên đường. Pháp duyên của vị Pháp sư này rất thù thắng. Ngày đầu tiên, người ta mời Ngài ăn cơm, Ngài đều đi, mọi người đều rất hoan hỉ: “Pháp sư xem trọng ta”. Bạn xem, có biết bao nhiêu người mời Ngài. Người này nói: “Hôm nay ông ấy đến nhà tôi ứng cúng”. Người kia nói: “Pháp sư cũng rất nể mặt tôi, đến nhà tôi để ứng cúng”. Ngày thứ hai đến thập lý trường đình để tiễn đưa, mọi người đến tiễn ông đi, mỗi người đều nói là: “Buổi trưa hôm qua Pháp sư đến nhà tôi, ông ở nhà tôi”. Khi mọi người đều nói ra, đại khái ngay ngày hôm đó mời ông có khoảng ba bốn trăm nhà, ông đều đến. Do đó mới biết được vị Pháp sư này có bản lĩnh phân thân, đồng một thời gian ăn cơm trưa, ông có thể phân ra mấy trăm thân, đều đến nhà của mỗi người. Việc này ghi ở trong “Cao Tăng Truyện”.

Phật nói, những năng lực này chúng ta thảy đều có. Vị Pháp sư có loại năng lực này, việc này thông thường chúng ta gọi là chí ít đại khái ông ấy cũng là A La Hán tam quả Tiểu Thừa. Tam quả A La Hán có thần thông. Thần túc thông chính là biến hoá. Trong Tây Du Ký nói Tôn Ngộ Không có 72 phép biến hóa. Tam quả thì đã có năng lực này, không nhất định chỉ có 72 biến hóa. Tôn Ngộ Không còn kém xa so với Tư Đà Hoàn. Ông đồng thời có thể phân thân, nói rõ “ư nhất niệm khoảnh, biến du nhất thiết Phật độ” là sự thật.

Có thể thấy được là Phật pháp nhất định phải tu. Nếu chúng ta muốn được hạnh phúc chân thật, tự tại an vui, chỉ có trong Phật pháp mới có thể được. Các pháp môn khác cho dù có được cũng rất có hạn, không như trong Phật pháp năng lực rộng lớn đến như vậy, chân thật là không có bờ mé. Bên trên đã nói “tự lợi”, bạn chính mình được chỗ tốt, bạn có được thọ dụng. Phía sau Kinh văn nói “lợi tha”, giúp đỡ xã hội, giúp đỡ đại chúng.

*****************

Kinh văn: “Đắc Phật biện tài, trụ Phổ Hiền hạnh, thiện năng phân biệt, chúng sanh ngữ ngôn, khai hóa hiển thị, chân thật chi tế, siêu quá thế gian, chư sở hữu pháp”.

Trong đề mục của đoạn nhỏ này nói “diệu hạnh hiển thật”. “Hạnh” là hành vi đời sống của Ngài. “Hiển” là hiển thị ra tác dụng chân thật.

“Đắc Phật biện tài”. Biện tài của Phật vô ngại, đó là đạt đến cứu cánh viên mãn. Trên Kinh, Phật vì chúng ta giải thích biện tài có bốn loại.

BỐN LOẠI BIỆN TÀI

  • Thứ nhất là “nghĩa”

Nghĩa” là lý luận. Phật thấu triệt đối với lý luận của tất cả pháp. Người thế gian tán thán thượng đế toàn tri, toàn năng. Thực tế mà nói, biện tài của Phật mới thật là toàn tri, toàn năng. Nói biện tài của Phật, các vị phải nên biết, chính là nói biện tài của chúng ta. Chính chúng ta bởi vì có chướng ngại làm cho tài năng này bị chướng ngại không thể xuất hiện, cho nên gọi là phàm phu. Nếu như trừ bỏ đi chướng ngại thì năng lực của chúng ta hiện tiền, đó gọi là Phật. Cho nên nói chúng sanh là nói chính mình, nói chư Phật cũng là nói chính mình. Chính mình mê rồi thì gọi là chúng sanh. Khi mình giác ngộ rồi thì gọi là Phật. Cho nên, phải nên biết quan hệ của Phật và chúng ta là một không phải là hai. Từng câu, từng chữ trên Kinh đã nói đều là bản năng của chúng ta, trí tuệ tự tánh vốn đủ. Chúng ta sau khi đọc Kinh này rồi, làm thế nào hồi phục lại bản năng của chính mình? Trên lý luận thông đạt không có chướng ngại.

  • Thứ hai là “Pháp”

Pháp” là phương pháp, pháp là tất cả quá trình diễn biến của các pháp, đều là ở trong pháp. Nếu dùng lời nhà Phật thường dùng mà nói, chính là biến thiên của nhân quả, đó là thuộc về pháp. Trong lúc giảng giải, tôi đã từng nói qua với các vị là “vạn pháp giai không, nhân quả bất không”. Nhân quả vì sao bất không? Chuyển biến của nhân quả bất không, tiếp nối bất không. Chuyển biến cùng tiếp nối đều là pháp. Phật thông đạt, không hề có chướng ngại đối với những thứ này.

  • Thứ ba là “Từ” vô ngại

Từ” là biểu đạt của ngôn ngữ. Hiện tại chúng ta gọi từ lịnh cao siêu không gì bằng. Chúng ta thường nói, Phật biện tài vô ngại. Hiện tại biện tài phần nhiều gọi là từ lịnh. Các Ngài biết cách nói.

  • Thứ tư là “Lạc thuyết”, ưa thích nói

Bạn tuy là có biện tài vô ngại, nhưng không ưa thích nói chuyện thì không được, người ta sẽ không được lợi ích. Ưa thích giảng cho người khác nghe, chỉ cần người khác chịu tiếp nhận, họ ưa thích nghe, Phật liền ưa thích nói.

Trong biện tài của Phật bao hàm bốn ý nghĩa này. Bốn ý nghĩa này chúng ta có năng lực học được hay không? Hiện tại có một số đồng tu tại gia, xuất gia phát tâm muốn học giảng Kinh. Học giảng Kinh nhất định phải học biện tài của Phật. Thế nhưng bạn phải nên biết, biện tài của Phật lưu lộ từ trong tánh đức, hay nói cách khác, không phải do học mà có. Làm thế nào bạn mới có được? Phía trước đã nói là nhất định phải được định. Cho nên, phương pháp giáo học hiện đại không giống như thời trước. Nếu như chúng ta chân thật muốn khai mở trí tuệ, vẫn là từ phương pháp cũ có hiệu quả, phương pháp mới của hiện tại không có hiệu quả. Vì sao phương pháp cũ có hiệu quả? Phương pháp cũ là dạy từ thiền định.

Thí dụ nói bạn muốn học giảng Kinh thì phải bắt đầu học từ đâu? Trước tu thiền định, sau khi có được thiền định lại học giảng Kinh thì rất dễ dàng, vừa nghe liền khai ngộ, liền thông đạt, làm gì mà phiền phức đến như vậy! Vì sao vậy? Tâm định có thể sanh trí tuệ, bạn có huệ giải. Hiện tại vì sao bạn học khổ cực đến như vậy? Là vì bạn có vọng tưởng, bạn có tạp niệm, bạn có phiền não, bạn có lo lắng, bạn có vướng bận, bạn không có trí tuệ. Lên đài giảng Kinh một giờ đồng hồ thì cần phải dự bị mấy mươi giờ đồng hồ, rất khổ cực. Đến lúc nào bạn chuẩn bị một giờ đồng hồ mà có thể giảng được mười giờ đồng hồ, giảng được rất tự tại thì bạn an lạc. Cho nên, thời trước học giảng Kinh trước tiên phải tu định. Hiện tại mọi người không chịu tu định, vừa mở đầu liền muốn nghiên cứu Kinh điển, nghiên cứu chú giải của người xưa. Như vậy không được, vĩnh viễn không thể khai ngộ. Hiện tại tuy là chúng ta không có thiền đường, nhưng có niệm Phật đường. Niệm Phật đường cũng được.

Nếu là chân thật học giảng Kinh, phát đại tâm tương lai muốn hoằng pháp lợi sanh, nối tiếp huệ mạng Phật, phải bắt đầu học từ đâu? Tốt nhất trước tiên đến niệm Phật đường thành thật trung thực niệm ba năm. Sau khi niệm Phật được ba năm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn đều không còn. Bạn một ngày từ sớm đến tối ở trong đó một câu A Di Đà Phật. Bạn không có nghĩ tưởng xằng bậy, buông bỏ vạn duyên, có thể buông bỏ được ba năm, tâm của bạn định lại. Nếu như ở trong niệm Phật đường được ba năm, bạn đến nghe tôi giảng Kinh, khả năng khai ngộ rất cao. Hiện tại mọi người học giảng Kinh khổ cực đến như vậy, đạo lý chính ngay chỗ này. Đó là phương pháp giáo học của hiện đại không giống như thời trước. Thành tựu của người tu học hiện tại kém xa với thời trước, đạo lý đều ở ngay chỗ này.

Câu Kinh văn thứ hai: “Trụ Phổ Hiền hạnh”.

“Phổ Hiền hạnh” là gì? Thực tế mà nói chính là Hoa Nghiêm Tam Muội mà phía trước đã nói. Chúng ta thấy phẩm Kinh này trong bộ Kinh này, vừa mở đầu liền nói: “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”. Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức chính là Phổ Hiền hạnh. Hạnh Phổ Hiền, đơn giản mà nói, chỉ có một ý niệm là lợi ích tất cả chúng sanh, tạo phước xã hội, tạo phước nhân sanh, không có chút gì tự tư tự lợi. Đó là hạnh Phổ Hiền. Cho nên hạnh Phổ Hiền là dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chân thành, tâm từ bi làm tất cả công việc lợi ích chúng sanh. Đó là hành môn thù thắng nhất trong hạnh Phổ Hiền. Nếu dùng lời thông thường của chúng ta mà nói thì hạnh Bồ Tát cao cấp gọi là hạnh Phổ Hiền.

Dáng vẻ của hạnh Phổ Hiền như thế nào? Dáng vẻ của hạnh Phổ Hiền chính là sinh hoạt ngay trong hiện tại của chính chúng ta. Công việc hiện tiền, đối nhân, xử thế, tiếp vật hiện tiền, dáng vẻ không có thay đổi, vẫn chiếu theo thường ngày. Trên sự không hề cải đổi, trên tâm lý có thay đổi, nhất định không phải có cách nghĩ như lúc trước. Cách nghĩ, cách thấy của bạn đã chuyển đổi. Lúc trước mỗi niệm có ta, vì ta, vì lợi ích của ta. Hiện tại ý niệm này không còn, việc này cũng không có. Hiện tại mỗi niệm là vì tất cả chúng sanh, niệm niệm vì đại chúng xã hội, người thế gian gọi là “hy sinh phụng hiến”. Việc làm của họ đích thực là hy sinh phụng hiến, thế nhưng ý niệm hy sinh phụng hiến họ cũng không có. Nếu như bạn còn có ý niệm hy sinh phụng hiến thì bạn vẫn là phàm phu, bạn không phải là hạnh Phổ Hiền, bạn vẫn là hạnh phàm phu. Phàm phu tu cái gì? Cái tu là thiện hạnh. Nhân thiện tương lai có quả báo thiện, không phải hạnh Phổ Hiền. Quả báo của hạnh Phổ Hiền không ở ba đường thiện. Quả báo của hạnh Phổ Hiền chính là bốn câu phía trước, bốn hạnh mà phía trước trên Kinh này đã nói, đó là quả báo của hạnh Phổ Hiền, không những không ở sáu cõi, mà cũng không ở mười pháp giới, quả báo của họ ở Pháp Giới Nhất Chân. Việc này chúng ta học Phật không thể không biết.

Nếu tường tận mà nói, hạnh Phổ Hiền chính là một bộ “Kinh Hoa Nghiêm” hoàn chỉnh. Bạn triển khai “Kinh Hoa Nghiêm” từ “như thị ngã văn”, đến “tín thọ phụng hành”, mỗi chữ, mỗi câu đều là hạnh Phổ Hiền. Một người ở ngay trong cuộc sống, có được duyên phận học tập này là đại phước báo. Phước báo này không phải một đời, cũng chính là cơ hội này không phải lúc nào bạn cũng có thể gặp được, chân thật là “trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”.

“Kinh Hoa Nghiêm” chí ít đã hơn 200 năm gần đây không có người giảng qua. Ngày nay chúng ta gặp được hội này quyết không phải là ngẫu nhiên. Một bộ đại Kinh này, nếu các vị không phải là thiện căn, phước đức, nhân duyên đã chín muồi thì các vị không thể nào gặp được. Bạn gặp được rồi bạn cũng chưa chắc sanh tâm hoan hỉ. Gặp được có thể sanh tâm hoan hỉ là nhiều đời, nhiều kiếp thiện căn, phước đức, nhân duyên đã chín muồi, không phải là việc dễ dàng. Chúng ta tuy đã được thân người, gặp được cơ hội này thì không nên để lỡ qua. Tuy là không thể học được hạnh Phổ Hiền viên mãn, nhưng trong hạnh Phổ Hiền học được một điều, hai điều, ngay đời này của chúng ta đều thọ dụng bất tận. Đây đều là sự thật.

“Kinh Vô Lượng Thọ” là cương yếu của “Kinh Hoa Nghiêm”, đương nhiên cũng chính là cương yếu của hạnh Phổ Hiền.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 45)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ