Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)
Xin mời mở quyển Kinh ra, khoa đề “Thủy Diễn Pháp Âm”. Kinh văn: “Vi lan từ hồi, chuyển tương quán chú, ba dương vô lượng, vi diệu âm thanh. Hoặc văn Phật Pháp Tăng thanh, Ba La Mật thanh, chỉ tức tịch tĩnh thanh, vô sanh vô diệt thanh, thập lực vô úy thanh. Hoặc văn vô tánh vô tác vô ngã thanh, đại từ đại bi hỷ xả thanh, cam lộ quán đảnh thọ vị thanh”. Đến chỗ này là một đoạn. Đoạn này nói là nước chảy cũng có thể diễn pháp. Diễn là biểu diễn, âm là âm thanh. Trong âm thanh đã chứa vô lượng pháp môn, Thế Tôn ở trong đoạn Kinh này chỉ là sơ lược nói ra vài trường hợp, như là Tam Bảo thanh, ba la mật thanh, cho đến thập lực vô úy, từ bi hỉ xả, đưa ra mấy trường hợp. Điều này nói rõ sự thù thắng của Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trong hoàn cảnh hiện nay, thực tại là chúng ta vô cùng may mắn, thiện căn phước đức nhân duyên của vô lượng kiếp trong quá khứ đã thành thục, có cơ hội nghe được Phật pháp. Nhưng cơ hội hoàn toàn không nhiều, không những số người giảng Kinh có hạn, điều muốn nói là vì chính bản thân chưa thể chứng được cảnh giới của chư Phật, cho nên bất luận là cách nói như thế nào, bao giờ cũng cách một khoảng. Trên thực tế không chỉ cách một khoảng, mà còn

Xin mời mở quyển Kinh ra, khoa đề Thủy Diễn Pháp Âm

Kinh văn: Vi lan từ hồi, chuyển tương quán chú, ba dương vô lượng, vi diệu âm thanh. Hoặc văn Phật Pháp Tăng thanh, Ba La Mật thanh, chỉ tức tịch tĩnh thanh, vô sanh vô diệt thanh, thập lực vô úy thanh. Hoặc văn vô tánh vô tác vô ngã thanh, đại từ đại bi hỷ xả thanh, cam lộ quán đảnh thọ vị thanh”.

Đến chỗ này là một đoạn. Đoạn này nói là nước chảy cũng có thể diễn pháp. Diễn là biểu diễn, âm là âm thanh. Trong âm thanh đã chứa vô lượng pháp môn, Thế Tôn ở trong đoạn Kinh này chỉ là sơ lược nói ra vài trường hợp, như là Tam Bảo thanh, ba la mật thanh, cho đến thập lực vô úy, từ bi hỉ xả, đưa ra mấy trường hợp. Điều này nói rõ sự thù thắng của Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Trong hoàn cảnh hiện nay, thực tại là chúng ta vô cùng may mắn, thiện căn phước đức nhân duyên của vô lượng kiếp trong quá khứ đã thành thục, có cơ hội nghe được Phật pháp. Nhưng cơ hội hoàn toàn không nhiều, không những số người giảng Kinh có hạn, điều muốn nói là vì chính bản thân chưa thể chứng được cảnh giới của chư Phật, cho nên bất luận là cách nói như thế nào, bao giờ cũng cách một khoảng. Trên thực tế không chỉ cách một khoảng, mà còn cách rất xa. Do đó tin tức mà chúng ta biết được, phải nên phát nguyện vãng sanh Tịnh Độ thân cận A Di Đà Phật, như vậy mới đúng. Đây cũng là đại sự duy nhất trong cuộc đời của chúng ta. Đại sự nhân duyên của nhà Phật chẳng qua chỉ có như vậy mà thôi.

Bây giờ chúng tôi xin giới thiệu sơ lược đoạn Kinh này cho chư vị đồng tu.

“Ba dương vô lượng vi diệu âm thanh”. Câu này nói tổng quát. Dưới đây là đưa ra ví dụ. Hiện nay có người muốn hỏi, thật sự là nước có biết nói pháp hay không? Vấn đề này còn phải xem tính cá nhân. Bạn xem Ngài Tô Đông Pha khi dạo chơi ở Lô Sơn, Ngài nhìn thấy thác nước, dòng suối ở trên Lô Sơn, Ngài có nói hai câu, đó là sự cảm nhận của ông: Khê thanh tận thị quảng trường thiệt, sơn sắc vô phi thanh tịnh thân. Như vậy khi nói ra, tại Lô Sơn của đất nước Trung Hoa, núi và nước đều là biết nói pháp. Hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh cho chúng ta, không những là núi và nước đều biết nói pháp, mà tất cả mọi vật trong vũ trụ này đều biết nói pháp. Sự thật trong sáu nẻo của chúng ta, đặc biệt là ngũ trược ác thế, mê đã quá lâu rồi, mê đã quá sâu rồi, sáu căn của chúng ta hoàn toàn đã mất cảm giác, khiến cho chúng ta đối với sự huyền diệu của cảnh giới bên ngoài thì không biết gì.

Trong mấy tháng trước đây, tôi có nhắc với chư vị đồng tu, tiến sĩ người Nhật Giang Bổn Thắng đã dùng khoảng thời gian tám, chín năm, dùng phương pháp khoa học để quan sát sự kết tinh của nước. Ở chỗ này chúng tôi nói đến nước, ông phát hiện ra nước bất luận là nước ở nơi nào, nước ở dưới biển, nước ở dưới sông hay nước ở trong giếng, nước máy bình thường của chúng ta, nước có thể nhận biết, bạn viết chữ cho nước, nước có thể đọc; nước có thể nghe, mở nhạc cho nước, nước có thể nghe, nó có phản ứng; ý nghĩ của con người, nước cũng hiểu được. Chúng tôi xem báo cáo thí nghiệm của ông, ông viết chữ cảm ơn, cảm tạ, dùng tiếng Nhật, dùng tiếng Hoa, dùng tiếng Anh hoặc là tiếng Đức, rất nhiều ngôn ngữ khác nhau để cho nước nhìn thấy, sự kết tinh của nước vô cùng đẹp. Sự kết tinh lúc đó là do nước hiểu được ngôn ngữ, bất luận là chữ viết của quốc gia nào, nước đều có thể hiểu hết. Nếu viết chữ với ý nghĩa ngược lại, viết là đồ đáng ghét, đồ xấu xa cho nước xem, thì phản ứng kết tinh của nước vô cùng xấu xí. Họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc, nước làm sao mà biết xem chữ được? Các loại ngôn ngữ nước đều có thể xem được, con người chúng ta xem cũng không hiểu, nước xem thì hiểu được. Mở nhạc cho nước nghe, âm nhạc cổ điển thì hoa văn hầu như rất là đẹp, mở ca khúc hiện đại thì hoa văn của nước vô cùng xấu xí. Nước hiểu được ý con người, tùy theo ý của con người mà nước thay đổi sự phản ứng. Phát hiện nước có năng lực này. Có vị đồng tu phát hiện trên mạng internet, mang bản báo cáo này đến cho tôi xem. Vừa xem qua tôi liền nghĩ đến ở trong “Kinh Lăng Nghiêm”, Thế Tôn nói với chúng ta các pháp được sanh ra đều là do tâm hiện, tất cả nhân quả thế giới vi trần đều do tâm mà thành. Điều này Phật nói rất là rõ ràng, nhưng chúng ta đã sơ suất không chịu lưu ý đến.

Tâm là gì? Tâm chính là bổn tánh, ở trong Phật pháp nói, đối với hữu tình chúng sanh thì gọi là Phật tánh, vô tình chúng sanh gọi là pháp tánh. Ở đây nước là khoáng vật. Thực vật, khoáng vật chúng ta gọi là pháp tánh. Phật tánh cùng với pháp tánh là cùng một tánh, tánh có, chính bản thân của nó vốn là có đầy đủ đức và năng, có đức năng. Cái đức năng này là không sanh không diệt. Nếu như chúng ta dùng tám không của “Trung Quán Luận” để nói, thì hoàn toàn khế hợp: Không sanh không diệt, không đến không đi, không một không khác, không thường không đoạn, bao gồm cả hư không. Hư không cũng là vật chất, hư không pháp giới sát độ chúng sanh, điều Phật nói ở đây lớn là nói đến thế giới, nhỏ là nói đến vi trần.

Vi trần thì mắt thường của chúng không nhìn thấy được, ở trong Kinh Phật nói là cực nhỏ trong cái nhỏ. Hiện nay khoa học được xem là tương đối phát triển, phát hiện ra nguyên tử, điện tử, lạp tử, lạp tử còn có thể phân ra, nhỏ như hạt vi lượng, nó có phải là nhỏ nhất không? Tôi xem là chưa phải, vi trần nhỏ nhất,   cực vi chi vi, thiết bị khoa học hiện nay của chúng ta vẫn chưa có cách phát hiện ra.

BÁO CÁO KHOA HỌC CỦA HOA KỲ

Gần đây nền khoa học của Hoa Kỳ có một báo cáo, khiến cho chúng ta kinh ngạc vô cùng. Bản báo cáo này được các vị đồng tu dịch thành tiếng Hoa mang đến cho tôi xem. Bản báo cáo nói lên ba sự việc.

Thứ nhất, thời gian và không gian là giả không phải thật, ở trong một điều kiện nào đó, thời gian và không gian nhìn không thấy, là không có. Điều này cùng với những điều đã nói ở trong Phật pháp là tương ưng. Không gian không có thì khoảng cách cũng không có, không gian là khoảng cách. Các bạn rất quen thuộc với pháp sự tam thời hệ niệm, Ngài Thiền sư Trung Phong ở trong tam thời hệ niệm đã có nói như thế này, Tịnh Độ là nơi đây, nơi đây là Tịnh Độ. Điều này đã nói rõ không gian là không có, thời gian đã không có, vậy vô lượng kiếp trước ở nơi đâu? Là ở ngay hiện tại ở trước mắt, vô lượng kiếp sau cũng ở ngay trước mắt. Các nhà khoa học là từ trên những lí luận này tính ra thì điều này là có thể. Họ nói ở trong một điều kiện nào đó, không gian và thời gian đều là bằng không. Là điều kiện gì vậy? Ở trong Phật pháp chúng ta biết được, nếu vọng tưởng phân biệt chấp trước cả thảy đều đã tiêu trừ thì cảnh giới này liền hiện ra. Không gian là từ nơi nào đến? Thời gian là từ nơi nào ra? Là từ nơi vọng tưởng phân biệt chấp trước mà biến hiện ra.

Người học Phật của chúng ta, rất nhiều đồng tu đã đọc qua “Bách Pháp Minh Môn Luận”, thời gian và không gian ở trong “Bách Pháp” là thuộc về pháp gì? Ở trong “Bách Pháp” có nói là không nói về thời gian và không gian, nó nói về phương phân và thời phân. Thời phân chính là thời gian, phương phân chính là không gian. Phương chính là bốn phương. Bốn phương bốn chiều trên dưới chính là nói không gian, thuộc về bất tương ưng hành pháp. Bất tương ưng hành pháp thì không phải thật, không phải là sự thật, dùng ngôn ngữ hiện nay mà nói, nó là một khái niệm trừu tượng, không phải là sự thật. Bạn thấy ở trong Kinh Phật xem thời gian và không gian, trong quá khứ các nhà khoa học cho rằng thời gian và không gian nhất định là không thể thay đổi, bây giờ thì đã biết nó có thể thay đổi, không phải là vĩnh hằng. Chúng ta rất vui khi khoa học đã tiến bộ, có thể đem cảnh giới không thể nghĩ bàn đã được nói ở trong Kinh Phật đều có thể chứng minh.

Phát hiện thứ hai chính là không mà có thể sanh ra có. Sát độ chúng sanh hư không pháp giới này của chúng ta là từ nơi nào đến? Các nhà khoa học hiện nay cũng là từ nơi số học mà có thể tính ra, từ không mà sanh ra có. Cái không này tuyệt đối không phải là chân không. Ở trong cái không này có thể sanh ra hiện tượng, có thể sanh ra vật chất, nhưng mà vật chất vẫn sẽ trở về không, không sanh có, có sẽ quay trở về không. Việc này cùng với điều Thế Tôn đã nói trong “Kinh Lăng Nghiêm” về vũ trụ này, chân tướng của vũ trụ là đương xứ xuất sanh tùy xứ diệt tận”. Giáo lí của Đại Thừa nói rất là nhiều: Vô minh bất giác sanh tam tế, cảnh giới vi duyên trưởng lục thô. Người học pháp Tướng tông đều biết điều này. Tuy là biết được, trên thực tế là hiểu còn nông cạn, hoàn toàn chưa biết được thấu đáo. Biết được thấu đáo thì xin chúc mừng bạn, bạn phải hiểu cho rõ ràng, cho minh bạch một cách chắc chắn mấy câu nói này, ở trong Phật pháp Đại Thừa xem bạn là pháp thân Bồ Tát, tệ lắm cũng là Viên Giáo Sơ Trụ trở lên, phá một phần vô minh, chứng một phần pháp thân. Cảnh giới này của bạn không những bạn đã vượt qua sáu nẻo luân hồi, mà còn vượt qua mười pháp giới.

“Bách Pháp Minh Môn” là một quyển sách nhập môn của Pháp Tướng Tông. Pháp tướng là Đại Thừa chứ không phải Tiểu Thừa. Đại Thừa nhập môn là Viên Sơ Trụ Bồ Tát. Cho nên chúng ta tuy là đã đọc rồi, cũng thường xuyên giảng giải nghiên cứu thảo luận với nhau, trên thực tế là vẫn chưa hiểu, kết cục là sự việc gì cũng không biết. Nhưng sau khi bạn đã thật sự hiểu rồi, bạn sẽ thấy Kinh điển của Phật nói rất là đơn giản rõ ràng, nói rất là thấu triệt.

Đương xứ xuất sanh tùy xứ diệt tận, đây chính là nói không sanh ra có, có lại trở về không.

Điều phát hiện thứ ba chính là nói vũ trụ hình thành như thế nào. Thời gian không gian sát độ, giống như hiện nay chúng ta thấy trong khoảng không của vũ trụ có vô lượng vô biên tinh cầu tinh hệ. Thế giới mà Phật nói ở trong Kinh, thế giới là nói tinh hệ, trong mỗi một tinh cầu đều có vô số chúng sanh, động vật thực vật khoáng vật từ đâu mà có? Các nhà khoa học thì nói đây là do một vụ nổ lớn xảy ra. Họ phát hiện ra hiện nay vũ trụ vẫn không ngừng nở rộng ra. Vụ nổ lớn có bao nhiêu vật thể nổ? Cuối cùng là vật gì gây nổ? Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện, họ nói có một vật chất rất là nhỏ, cái vật chất này sau khi nổ tung ra thì biến thành cái vũ trụ hiện nay của chúng ta.  Họ gọi là điểm gốc, điểm gốc của vũ trụ. Cái điểm này bao lớn? Có phải ở trong Kinh Phật gọi là vi trần không? Rất là giống, nhưng chúng ta không thể xác định.

Chúng ta lấy cái thí dụ này cũng hơi khó hiểu, giả sử chúng ta có một sợi tóc to như thế này, tóc của chúng ta, các bạn nhớ kĩ, cái này giống như một sợi tóc, đem sợi tóc này cắt ra, cắt ra thì đây là mặt cắt của sợi tóc, đây là đường kính của sợi tóc. Từ điểm này đến điểm này, đem cái điểm gốc mà xếp lên, xếp lên cái chỗ này, có thể xếp được bao nhiêu điểm? Là một triệu, phía sau còn có thêm ba ức ức ức. Cái điểm gốc này mắt thường của chúng ta nhìn không thấy, mặt cắt sợi tóc rất lớn, ở trên này phải xếp một triệu ức ức ức, mắt thường của chúng ta nhìn không thấy được. Huống chi là một sợi tóc được cắt ra, ở trong đường kính của một lớp cắt này xếp được một triệu ức ức ức cái điểm gốc. Những điểm gốc này đột nhiên nổ tung liền biến thành vũ trụ.

Các bạn xem, hiện nay các nhà khoa học đã phát minh ra kỹ thuật vi mô, hiện nay các bạn nhìn thấy tinh thể của điện rất là nhỏ, là một mảnh nhỏ, ở bên trong có chứa rất nhiều thứ, chúng tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Bộ Đại Tạng Kinh của chúng ta nhiều đến như vậy, trên thực tế chúng ta có thể nén lại thành hai cái đĩa quang nhỏ như thế này, đó chính là bộ Đại Tạng Kinh. Công nghệ khoa học này nếu đem so với nguyên điểm của vũ trụ thì vẫn còn kém quá xa. Cái nguyên điểm vũ trụ là một điểm nhỏ như thế, bên trong có chứa cả cái vũ trụ được chứa ở bên trong. Cái điểm đó mắt thường nhìn không thấy. Tuy khoa học ngày nay rất tiến bộ, kính hiển vi cao gấp nhiều lần cũng không nhìn thấy được, vì nó quá nhỏ. Có phải trong Kinh Phật nói là vi trần không? Điều Phật nói là thế giới vi trần, nhân tâm thành thể, bên trong của nó có thế giới.

Ở trong “Kinh Hoa Nghiêm” Phật nói như thế này, ai có thể đi vào trong thế giới vi trần? Phổ Hiền Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát chẳng bị một chút chướng ngại nào, Ngài có thể đi vào thế giới vi trần. Thế giới vi trần bao lớn? Nó lớn giống như thế giới hiện nay của chúng ta, cho nên không có lớn nhỏ. Thế giới này của chúng ta không lớn, vi trần cũng chẳng nhỏ. Nhưng bạn nên biết ở trong thế giới vi trần vẫn còn có vi trần, ở trong vi trần có thế giới, cho nên thế giới là trùng trùng vô tận. Đây là cái gì? Đây là tánh năng, đây là bản tánh, nó xưa nay vốn là như vậy, ở trong Kinh nói pháp nhĩ như thị. Cho nên cái điểm gốc nhỏ như vậy, cái điểm gốc nhỏ này có thể thấy nghe hay biết. Thấy nghe hay biết chính là cái tâm mà Phật pháp nói, nhân tâm thành thể, cho nên tất cả vật chất, vật chất là những gì? Vật chất là kết tinh của năng lượng.

Khoa học hiện nay đã thừa nhận, năng lượng chính là tâm, tâm nó có bản năng, chúng ta gọi là đức năng, vạn đức vạn năng. Vạn đức vạn năng lớn như là thế giới, nhỏ thì như vi trần. Chúng ta biết được đạo lí này, hiểu được chân tướng vũ trụ này.

Nước là vật chất, bản thể của nó chính là pháp tánh, đương nhiên là nó có thể thấy nghe hay biết. Nó có thể thấy, có thể nghe, có thể hay biết, nó có gì hiếm lạ chứ? Chẳng có kì lạ chút nào cả, pháp tánh mà. Từ trong kết tinh của nước đã chứng minh được vật chất có thể thấy nghe nhận biết. Về sau ngẫm nghĩ lại, họ đã làm rất nhiều rất nhiều thí nghiệm. Họ dùng cơm để thí nghiệm, một Trường tiểu học ở Đài Loan dùng bánh bao làm thí nghiệm, họ dùng táo dùng chuối, dùng những loại trái cây để làm thí nghiệm, cho nó xem chữ viết, cho nghe âm nhạc, truyền thông tin cho nó, kết quả là tất cả đều có phản ứng. Nó có phản ứng tốt với những điều tốt, nó phản ứng xấu với những điều không tốt, đây không phải là những điều Phật đã nói trong Kinh rồi hay sao? Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, điều này Phật thường hay nói. Trong “Kinh Lăng Nghiêm” cũng có nói: Nhược năng chuyển vật tức đồng Như Lai, cho nên cảnh tùy tâm chuyển. Đây là đạo lí nhất định.

Nếu như bạn thật sự hiểu được đạo lí này rồi, bạn nên đối xử tốt với chính bản thân mình hơn nữa. Tại sao vậy? Cơ thể này của chúng ta chính là vật chất, vật chất là pháp tánh, mỗi một tế bào đều có thể thấy nghe hay biết. Bạn không đối xử tốt với bản thân mình là do cái gì? Do bạn vọng niệm quá nhiều rồi, phân biệt quá nhiều rồi, chấp trước quá nhiều rồi, mỗi tế bào của bạn phản ứng đều là không tốt, cho nên bạn sẽ bị lão hóa, bạn sẽ bị bệnh, rồi sẽ chết. Sự việc không phải là như vậy sao? Nếu như bạn đối đãi tốt với bản thân bạn, tâm của bạn lương thiện, suy nghĩ thiện, hành vi thiện, phản ứng của mỗi tế bào của bạn đều là tốt, nó sẽ không bị suy yếu, mỗi một năm qua đi thì bạn lại càng trẻ ra, không phải mỗi năm mỗi già yếu đi. Phật pháp đã học rồi lập tức có tác dụng. Bạn phải hiểu rõ đạo lí này.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở đây chúng ta thông thường nói là lục trần thuyết pháp, không có sự khác nhau. Ngài Trung Phong Thiền sư nói chẳng sai chút nào, Tịnh Độ tức nơi đây, nơi đây chính là Tịnh Độ. Tại sao Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở trong Kinh Phật đã giới thiệu cho chúng ta, xinh đẹp như vậy, trang nghiêm như vậy, do nguyên nhân gì vậy? Là tâm người ở nơi đó tốt, tâm của họ thanh tịnh, tâm của họ thiện lương, hết thảy tất cả vật chất đều trở nên thật là thanh tịnh, thật là thiện lương. Chính là đạo lí này.

Thật ra vật chất hoàn toàn không có hai dạng, mà cùng một pháp tánh. Thế gian này của chúng ta lòng người không tốt, vẫn còn ác, tư tưởng không thiện,  tâm địa không thiện, hành vi không thiện, cho nên hết thảy vật chất của bạn, bao gồm cả thân thể của bạn tất cả đều trở thành bất thiện. Sự việc là như vậy. Học vấn chân thật ở trong Kinh Phật.

Trong khoảng thời gian gần đây, tôi đã liên lạc với Tiến sĩ Giang Bổn Thắng, tháng tám ông sẽ đến thăm Úc châu. Tôi mời ông đến diễn giảng ba buổi, để ông chia sẻ cho chúng ta những điều tâm đắc trong tám - chín năm nghiên cứu của ông. Người khác nghe thì thấy rất là lạ, chúng tôi nghe thì thấy bình thường, cho rằng như thế nào? Ông ấy vừa phát hiện ra một chút khởi đầu, sự vi diệu thì vẫn chưa nhìn thấy. Hi vọng là qua thí nghiệm khoa học này có thể chứng minh điều đã nói trong Kinh điển của chúng ta là không sai. Đây thật sự là nền khoa học cao nhất. Hãy xem lại lời của chúng tôi nói.

Điểm gốc của vụ nổ vũ trụ, theo lời của nhà khoa học, cái điểm gốc nhỏ như thế này, vụ nổ hình thành nên vũ trụ. Tôi xin hỏi lại một câu, vụ nổ xảy ra lúc nào? Họ không trả lời được vụ nổ xảy ra lúc nào. Thật ra, người học Phật chúng ta thì biết được, vụ nổ xảy ra lúc nào? Chỗ này vừa sanh, chỗ kia lại diệt. Vụ nổ xảy ra lúc nào? Là ngay bây giờ, vụ nổ xảy ra lập tức nó bị diệt mất, vụ nổ thứ hai lại xảy ra. Chúng ta nhìn thấy tướng tương tục. Tôi giải thích cho họ, họ vẫn hoài nghi.

Tôi đưa cho họ một thí dụ. Tôi nói các bạn đã xem phim ảnh, hiện nay mọi người đều xem phim ảnh, thực tại mà nói, hiện nay truyền hình tương đối đã phổ biến, trước đây xem phim ảnh, điện ảnh. Dùng điện ảnh để thí dụ cho dễ hiểu, cái ống kính của máy chiếu phim vừa mở ra, có một tấm giống như tấm phim là phim chính được chiếu lên trên tấm màn bạc, bạn xem ống kính vừa mở ra thì cái hình này lập tức được chiếu lên tấm màn bạc, vậy có phải là ngay nơi đó sanh hay không? Chẳng có trước sau, tất cả các cảnh giới là đồng thời xuất hiện, đây chính là nhất thời đốn hiện, ở trong Kinh Phật nói nhất thời đốn hiện, cảnh giới này. Ống kính vừa đóng thì không phải là nơi đó đã diệt tận hay sao? Bạn xem hai câu nói ở trong “Kinh Lăng Nghiêm”, đương xứ xuất sanh là ống kính mở ra, tùy xứ diệt tận là ống kính đóng lại, sau đó lại mở ra lần thứ hai. Mỗi một giây ống kính đóng mở 24 lần, chính là 24 lần đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận, mà đã đánh lừa được chúng ta rồi, chúng ta xem trên màn ảnh thì cho rằng nó là thật, thấy họ cười bạn cũng cười, họ khóc thì bạn cũng khóc, vậy là bạn bị nó chuyển rồi, cảnh giới của bạn đã bị nó chuyển rồi, bạn không thể chuyển được nó mà bị nó chuyển rồi. Trong mỗi một giây có 24 lần đương xứ xuất sanh tùy xứ diệt tận, chúng ta đã bị mê hoặc rồi, không biết được chân tướng của nhân sanh vũ trụ, từ ở chỗ này mà khởi tâm động niệm.

Trên thực tế, hiện giờ chúng ta đang nói đến cái điểm gốc này, sự sanh diệt của cái điểm gốc, chính là vụ nổ của nó, từ không sanh ra có, sau đó lại trở về không. Trở về không là tùy xứ diệt tận, từ không sanh ra có là đương xứ xuất sanh. Bạn hãy bình lặng mà thể hội cái điểm này. Tốc độ của nó nhanh đến mức nào? Ở trong “Kinh Nhân Vương” Thế Tôn nói với chúng ta, tốc độ này cực nhanh. Ngài nói một cái khảy móng tay có 60 sát na, chính là một phần 60 của cái khảy móng tay gọi là một sát na, trong một sát na này có 900 lần sanh diệt. Hay nói cách khác, trong một sát na thì sanh diệt 900 lần, giống như máy chiếu phim mở đóng 900 lần. Như vậy chúng ta khảy móng tay, lúc tôi dùng lực khảy nhanh, thì trong một giây tôi có thể khảy bốn lần (tôi nghĩ mọi người đều có thể làm được điều này). Bốn nhân 60 rồi nhân cho 900 thì vừa đúng hai lần mười vạn tám ngàn. Trong một giây thì có 216 ngàn lần đóng mở, bạn làm sao mà biết được cái thế giới này là giả? Chỉ có 24 lần là bạn đã bị mê hoặc rồi, vậy còn 216 ngàn lần? Đây là cái gì? Là chân tướng của vũ trụ.

Các nhà khoa học nói cái điểm gốc này nổ tung ra, thật sự là họ nói đương xứ xuất sanh. Câu nói này rất là hay, nó cũng giống như lời của Phật đã nói ở trong Kinh, nó không có trước sau, hiện giờ nói tiến hóa, họ đã phủ định thuyết tiến hóa rồi, nhất thời đốn hiện. Cái nhất thời đốn hiện này nói rất hay, rất tương đồng với lời của Phật nói ở trong Kinh. Cho nên bộ “Kinh Đại Bát Nhã” 600 quyển, tôi cũng đã chia sẻ với quí vị rồi,  600 quyển “Kinh Đại Bát Nhã” nói những điều gì? Chính là nói chân tướng của vũ trụ.

Tổng kết của chân tướng, tôi tổng kết trong ba câu nói: Vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc. Bạn phải thật sự hiểu được chân tướng sự thật thì tâm của bạn sẽ định, tuyệt đối là bạn không bị cảnh giới ở bên ngoài chuyển. Tại sao vậy? Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Với lại chúng ta nói sát na sanh diệt, thời gian của sát na quá dài. Cho nên ở trong Kinh Phật thường hay nói, bất tư nghì giải thoát cảnh giới. Lời nói đó là thật, bạn không có cách nào nghĩ ra, bạn không có cách nào để tư duy, cũng không có cách nào để nói được rõ ràng. Cảnh giới không thể nghĩ bàn, vô cùng xác thực. Cho nên nếu bạn thật sự hiểu được đạo lí này, thật sự có thể nhập vào cảnh giới, bạn cần phải được giải thoát, cần phải được tự tại. Tại sao vậy? Có thể chuyển cảnh giới. Nhược năng chuyển cảnh tức đồng Như Lai”.

Chuyển cảnh, điều đầu tiên là chuyển thân của chúng ta. Thân là hoàn cảnh gần sát với chúng ta, cái cảm giác đó đặc biệt là nhanh nhạy. Bạn một niệm tâm thiện thì tướng mạo của bạn sẽ thiện, một niệm tâm ác thì tướng mạo của bạn sẽ rất xấu, cũng giống như là sự kết tinh của nước vậy. Sự kết tinh của nước phải dùng kính hiển vi để xem, còn tướng mạo của chúng ta không cần dùng kính hiển vi. Lúc bạn hoan hỉ thì khuôn mặt rất dễ thương, trong lúc bạn đang tức giận thì rất là xấu, sẽ nhìn ra ngay lập tức, cho nên bạn phải đối xử tốt với bản thân mình, luôn luôn sanh tâm hoan hỉ, thường xuyên sanh tâm hoan hỉthì bạn sẽ sống lâu không già. Còn nếu bạn thường xuyên nóng giận thì bạn sẽ đoản mạng. Nhất định là cái đạo lí này. Chúng ta lấy tâm không thiện đối xử với người, ác ý đối với người, người ta chịu tổn hại ba phần mười, bản thân mình bị tổn hại bảy phần mười. Vậy là tự mình làm hại mình. Đây là người thông thường không hiểu được chân tướng sự thật. Phật pháp chính là nói rõ chân tướng sự thật cho bạn.

Tôi xin lấy một đoạn giảng ở phía trước xin giảng rõ lại, thì bạn sẽ hiểu được. Thế giới Tây Phương Cực Lạc xem giống như là thần kì, không thể nghĩ bàn, làm sao mà có cái cảnh giới tốt như vậy chứ? Cái tốt này là thật, một chút cũng chẳng giả, chỉ cần tâm địa của bạn thiện, tâm địa thanh tịnh, thuần tịnh thuần thiện thì sát độ biến hiện ra là Thế giới Tây Phương Cực Lạc, là Thế giới Hoa Tạng. Cái sát độ mà chúng ta cư trú là ngũ trược ác thế, là do tâm chúng ta không thiện, sát độ của tâm không thiện, tâm không thanh tịnh biến hiện ra. Ý niệm của chúng ta vừa chuyển thì thế giới này sẽ thay đổi. Ngày nay mọi người đều biết thế gian này tai nạn rất nhiều, có thể hóa giải được không? Trên lí thuyết thì nói được, chỉ cần khi có ý niệm thiện thì tất cả được hóa giải. Cho nên Tiến sĩ Giang Bổn Thắng trong mấy năm liền đã đề xướng với toàn thế giới nên lấy tâm thương yêu để đối người đối sự đối vật, nên lấy tâm cảm ơn để đối nhân xử thế. Ông nói nhìn từ sự kết tinh của nước, đây là sự phản ứng tốt đẹp nhất. Ông thúc đẩy toàn thế giới. Đây là một việc làm tốt, nhưng mà làm không đủ triệt để. Cái gì không đủ triệt để? Những tài liệu của ông cũng có đĩa, có băng ghi hình, nhưng giá bán thì quá cao, phía sau lại còn có ghi sở hữu bản quyền, in ấn sẽ bị truy cứu. Điều này không được, cái này vẫn là không thiện, vẫn là không tịnh. Cho nên tôi phải tìm ông, tôi phải nói với ông, thuần tịnh thuần thiện thì bạn mới thật sự sửa đổi được bản thân của mình. Ông ấy không hiểu đạo lí này. Cho nên Phật pháp có thể giúp cho ông thâm nhập nghiên cứu, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, có thể giúp ông nâng cao cảnh giới. Tất cả phải buông bỏ xuống, quay về với pháp tánh, trong pháp Đại Thừa cũng thường nói là trở về với tự tánh. Trở về với tự tánh sẽ có sự viên mãn như nhau, mỗi loại mỗi kiểu đều viên mãn.

Tự tánh của chúng ta ngày nay vốn là đã viên mãn rồi, nhưng tại làm sao chúng ta lại trở thành như thế này? Chính là mê mất đi tự tánh, tùy thuận phiền não, cho nên mới trở nên gian nan đau khổ như thế này. Tùy thuận pháp tánh thì được đại tự tại. Ông ấy tuy là nghiên cứu, nhưng mà ông ấy cảm thấy rất kinh ngạc, tại sao mà những thứ này cũng có thể thấy nghe hay biết. Ông cảm thấy rất là kinh ngạc. Cho nên tôi mới tìm ông ấy để giới thiệu, để cho ông ấy đọc Kinh Phật, cho ông ấy nghe các bài giảng Phật học của chúng tôi, ông ấy sẽ dùng phương pháp khoa học để cống hiến nhiều nghiên cứu hơn, để chứng minh lời của Phật đã nói ở trong Kinh, để cho xã hội đại chúng đối với Phật giáo không nên nhìn bằng quan điểm kì thị, không nên cho rằng đây là mê tín. Phật giáo là nền khoa học tối cao, khoa học hiện nay vẫn chưa theo kịp Phật pháp.

Thí dụ mà Thế Tôn đã nêu ra, thứ nhất là nói hoặc nghe tiếng Phật Pháp Tăng, tiếng Tam Bảo. Trong tiểu bản “Kinh Di Đà” nói, người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Bản Kinh văn này chúng ta hầu như đã thuộc. Trong “Kinh A Di Đà” có nói, làm sao mà nghe được cái âm thanh này thì sẽ niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng? Điều này nên nói rõ, điều khó khăn nhất khi chúng ta nghiên cứu Kinh điển chính là không thể lí giải được ý của Phật. Trong bài Khai Kinh Kệ nói Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, câu này là quá khó. Ngày nay chúng ta đọc Kinh nghiên cứu giáo lí đều là hiểu sai ý nghĩa chân thật của Như Lai, đã giải sai ý nghĩa chân thật của Như Lai, đến nỗi danh từ Phật Pháp Tăng mà căn bản chúng ta vẫn không hiểu.

Phật là gì? Nghe nói Phật thì liền nghĩ đến tượng Phật, vậy là gay go rồi. Nghe nói pháp thì liền nghĩ đến Kinh điển, nghe nói Tăng liền nghĩ đến người xuất gia. Nếu cách nghĩ của bạn là như vậy thì tất cả chư Phật đều rơi nước mắt, ý của các Ngài không phải như vậy. Ở trong Đàn Kinh, Lục Tổ Đại Sư của Thiền tông đã chỉ dạy cho chúng ta một phương hướng chính xác. Tam bảo là gì?  Là Giác Chánh Tịnh. Bạn xem, Ngài truyền hương sám hối ở trong phẩm này nói, qui y Tam bảo là qui y tự tánh Giác, tự tánh Chánh, tự tánh Tịnh, cả thảy đều quay về với tự tánh. Cái tự tánh Tam bảo này, đây là cái đức mà tự tánh vốn có. Chúng ta nói đến đức năng, đây là thuộc về đức, tự tánh Tam bảo. Sau đó Ngài có giải thích, Phật chính là giác, giác mà không mê thì là Phật; Pháp chính là chánh, chánh mà không tà là pháp; Tăng chính là tịnh, tịnh mà không nhiễm là tăng. Ở chỗ này xin nói với quí vị, sáu căn của bạn tiếp xúc sáu cảnh ở bên ngoài, sáu cảnh giới này đều là pháp tánh. Điều này nên biết.

Người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc không giống như chúng ta, chúng ta thấy sắc thì dùng nhãn thức để nhìn, bạn xem, tùy vào cái thấy. Tùy vào chính là khởi tâm động niệm, chính là phân biệt chấp trước, đây là nhãn thức thấy. Sáu thức, bảy thức, tám thức cùng nhau khởi tác dụng. Người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc là dùng tánh thấy để thấy. Tánh thấy thấy tánh sắc, cho nên các Ngài là giác chánh tịnh, không phải nói vừa nhìn thấy thì liền niệm Phật  niệm Pháp niệm Tăng, như vậy là chúng ta làm sai hết rồi, không biết là sai đi đến chỗ nào. Sáu căn của họ tiếp xúc cảnh giới bên ngoài, họ không sanh phiền não mà sanh giác chánh tịnh. Sanh giác chánh tịnh, xin nói với quí vị, cái dấu tích sinh ra đều không có. Nếu bạn cho rằng thật sự sanh giác chánh tịnh, họ vẫn còn khởi tâm động niệm, vậy là sai rồi. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn. Tại làm sao họ lại không sanh ra dấu tích? Tự tánh vốn dĩ là như vậy, vậy thì còn sanh ra cái gì nữa. Có sanh thì có diệt. Nó là thường hằng không gián đoạn, nó không sanh không diệt. Là thuộc về cảnh giới này. Hôm nay nói với quí vị về sanh diệt là phương tiện mà nói, trên thực tế cảnh giới này nói ra không được, cho nên gọi là bất khả tư nghì, không có cách nào tưởng tượng, không có cách nào nói ra. Nếu có thể tưởng tượng, có thể nói ra, thì đã rơi vào nghĩa thứ hai, nghĩa thứ ba rồi. Ngày nay chúng ta muốn học thì học theo Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta từ ý thứ hai, ý thứ ba mà thể hội ý thứ nhất. Cái ý thứ nhất xác thực là không có cách để nói ra, cũng không có cách để tư duy. Chúng ta từ chỗ này mà lĩnh ngộ, mà thể hội thì bạn mới đạt được điều này. Ở trong Pháp chân thật tuyệt đối không phải thông qua ngôn ngữ thì bạn mới có thể đạt được, ngôn ngữ chỉ là phương tiện, bạn lợi dụng cái phương tiện này mà thể hội được sự chân thật, sau đó thì bạn mới biết được Phật Pháp Tăng là gì. Điều này mới bỗng nhiên đại ngộ. Phật Pháp Tăng một là ba, ba là một, nó là một thể, tuyệt đối không phải là ba thứ. Cái này thuộc về tánh đức. Thấy nghe hay biết là tánh năng. Tánh đức và tánh năng đều là không sanh không diệt. Tánh đức vừa mở rộng, thì đức hạnh vô lượng vô biên, không những là những điều Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong 49 năm không rời khỏi phạm vi này, những điều mà mười phương ba đời chư Phật đã nói cũng không rời khỏi phạm vi này. Đây là đại đức của tự tánh vốn có. Cái thấy nghe hay biết này là đại năng, tất cả chúng sanh đều có, cùng với chư Phật Như Lai không khác.

Trong “Phẩm Xuất Hiện” của “Kinh Hoa Nghiêm” nói rất hay: Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ của Như lai, nhưng vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc. Câu này đã nói ra được cái gốc căn bệnh của chúng ta. Cái gốc căn bệnh của chúng ta chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, những thứ này sẽ hại chết bạn, hại bạn đời đời kiếp kiếp học Phật mà không thể vào được cửa. Cho nên quí vị tu học muốn trong một đời này thật sự khế nhập cảnh giới của Phật, điều này tôi thường hay nói, nói cũng đã nhiều năm,  bạn nhất định phải buông xuống tự tư tự lợi, phải buông xuống danh vọng lợi dưỡng, phải buông xuống hưởng thụ ngũ dục lục trần, phải buông xuống tham sân si mạn. Tại sao vậy? Những thứ này là chướng ngại đầu tiên cho bạn. Điều chướng ngại đầu tiên bạn không thể phá bỏ được, chỉ một chút xíu bạn cũng không thể nào vào được, bạn vĩnh viễn ở ngoài cửa. Bạn có thể thật sự buông bỏ những thứ này xuống, thì bạn mới có thể khế nhập vài phần, nhưng mà lợi ích của vài phần này rất là lớn. Cho nên phải nhìn cho thấu, phải buông xuống được.

Nhìn thấu là gì? Chính là hiểu rõ chân tướng sự thật, đây gọi là nhìn thấu. Hiểu được chân tướng sự thật, khoa học ngày nay tuy là chỉ phát hiện cái điểm này, nhưng mà đối với người học Phật chúng ta mà nói thì lợi ích vô cùng lớn. Chúng ta trước kia bao giờ cũng có nghi hoặc, có hoài nghi. Nghi hoặc ở trong pháp Đại Thừa là sự chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát hạnh, cho nên thiện căn duy nhất của Bồ Tát là tinh tấn. Nghi thì chướng ngại sự tinh tấn của chúng ta, khiến cho chúng ta không thể tiến bộ. Một số công việc mà khoa học đã làm giúp cho chúng ta đoạn nghi sanh tín, chúng ta càng có tín tâm đối với Kinh điển. Tín tâm đã vững chắc rồi thì càng thanh tịnh. Điều này tốt, thật sự là khó được. Cho nên những điều chúng ta đã đạt được so với các nhà khoa học đạt được không biết là nhiều gấp bao nhiêu lần, họ chẳng có cách nào để so sánh.

Phải hiểu được tâm niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, đó là đức năng tự tánh vốn có hiển hiện ra. Sự việc là như vậy. Lộ ra bên ngoài thì liền có tác dụng. Ở trên giáo mà nói câu này cũng là nói tổng quát, cũng là tổng cương lĩnh, Tam Bảo. Dưới đây là nói riêng, nói riêng chính là từ đức hạnh chung này diễn dịch thành vạn đức vạn năng, vô lượng đức năng là từ sự diễn biến này mà ra.

Ở đây cũng chỉ đưa ra vài thí dụ, thứ nhất là nói Ba La Mật, âm thanh ba la mật. Trong sự nói riêng của câu thứ nhất nói ba la mật là dụng ý rất sâu, họ không nói cái khác mà nói điều này, vô lượng vô biên đức năng tha hồ mà nói  nhưng tại sao họ lại chọn ba la mật, đặt ba la mật ở vị trí thứ nhất? Giống như ở chỗ này, đặc biệt là người học Kinh giáo, phải phát tâm kế thừa huệ mạng của Phật hoằng pháp lợi sanh. Bạn không thể không để ý, không thể không học ở chỗ này. Trong tất cả các pháp, điều gì là quan trọng nhất? Bạn nên chọn ra điều quan trọng nhất. Điều gì là quan trọng nhất? Trong sự cảm nhận của mỗi người về điều đã mong đợi, đó chính là điều quan trọng nhất, là khế cơ, khế lí. Giác chánh tịnh là lí, điều dưới đây là coi trọng khế cơ. Khế cơ, Ba La Mật chính là quan trọng nhất.

Ba La Mật là tiếng Phạn, ở trong Kinh cổ Đại đức dịch là đáo bỉ ngạn. Cái ý này cũng chưa rõ ràng lắm, nhưng mà cổ nhân không có quan trọng. Đáo bỉ ngạn chính là về đến nhà. Cũng không dễ hiểu lắm, chúng tôi xin nói lại cách khác, mọi người sẽ dễ hiểu: Cứu cánh viên mãn, cái này thì dễ hiểu. Ba La Mật chính là cứu cánh viên mãn. Sự việc gì cứu cánh viên mãn? Mọi thứ đều cứu cánh viên mãn, không có cái nào mà không cứu cánh viên mãn.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 283)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ