Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Làm thế nào để trở thành một người tốt chân thật đúng như Pháp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 2)

Thứ sáu - 22/04/2016 18:23

Khi tiến hành phỏng vấn hơn 8.000 người, thì 71% học sinh đã từng quay cóp, 68% học sinh đã từng đánh nhau với người khác, 35% học sinh đã từng ăn cắp một món đồ gì đó ở chợ. Câu hỏi sau cùng của bài phỏng vấn tâm lý này là bạn cảm thấy tư tưởng của mình cao quý hay không? Đạo đức cao quý hay không? Tất cả câu trả lời của hơn 8.000 học sinh được hỏi, có đến 96% học sinh nói rằng chúng là người có đạo đức cao thượng. Không biết các vị bằng hữu có nghe rõ ràng hay không? 71% học sinh từng gian lận thi cử, 68% học sinh từng đánh nhau, 35% học sinh từng lấy cắp đồ đạc, ngược lại có đến 96% học sinh nghĩ rằng phẩm đức của chúng cao quý. Các vị bằng hữu, chúng dựa vào tiêu chuẩn của ai vậy? Của bản thân chúng.

Tổng thống Bush người Mỹ cảm thấy ai không đúng thì họ đánh người đó. Cho nên thế hệ sau của họ cũng cảm thấy như thế này, tôi cảm thấy bạn không đúng thì cũng có thể đánh. 68% học sinh đều đã từng đánh nhau vẫn nghĩ rằng phẩm đức của mình rất cao thượng. Vì vậy, chúng ta thường nói giáo dục đời sau quan trọng nhất chính là lấy mình ra làm gương. Bạn có dùng nhiều tiền hơn thì có thể dạy cho thế hệ sau được tốt hay không? Đây là chuyện không thể nào.

Vì thế chúng ta hãy suy nghĩ một chút, nếu như quan niệm tư tưởng của con cái chúng ta cứ tiếp tục đi theo con đường đó thì chúng sẽ cạnh tranh, sẽ chiến tranh. Xin hỏi ai sẽ bị tai ương đầu tiên? Tin rằng nắm đấm của nó nhất định sẽ dành cho người thân nhất của nó. Ai thân nhất? Cha mẹ ! Ồ, sao các vị biết cả vậy?

Cho nên phải suy đi nghĩ, người muốn lựa chọn một con đường thì nhất định phải có sức phán đoán trước. Người Tây Phương hiện nay có cảm thấy được rằng họ đã đi đến một ngõ cụt hay không? Họ đều biết cả nhưng mà không dám thừa nhận, đều âm thầm mà giải quyết. Vì thế, năm 1988 có bảy mươi lăm người nhận giải thưởng Nobel đến dự một hội nghị chung tại Paris đã phát biểu một tuyên ngôn chung. Trong tuyên ngôn đó nói là con người của thế kỷ 21 muốn được sinh tồn thì phải tiếp thu trở lại trí huệ của Khổng Lão Phu Tử vào hơn 2.000 năm trước.

Chư vị bằng hữu, người nhận giải thưởng Nobel đều là người có thân phận như thế nào? Đều là người xuất sắc nhất trong từng lãnh vực thì họ mới có thể nhận được giải thưởng Nobel, thế mà trái lại họ đều trăm miệng một lời mà nói ra, hy vọng con người của thế kỷ 21 muốn có ngày tháng tốt đẹp phải nhanh chóng thật sự tiếp nhận trí huệ của Thánh Hiền. Những năm bảy mươi, có một nhà triết học, nhà lịch sử học đã ảnh hưởng toàn thế giới là giáo sư Thang Ân Tỉ (Toynbee). Đây là một người Anh Quốc, một nhà đại sử học của Anh Quốc. Ông cũng đã nhắc đến việc phải giải quyết vấn đề của thế kỷ 21 là chỉ có hai thứ tư tưởng có thể giải quyết, đó là “Học thuyết Khổng Mạnh” và “Phật pháp Đại Thừa”.

Các vị bằng hữu, chúng ta hãy suy nghĩ một chút: “Cốt lõi của học thuyết Khổng Mạnh ở tại đâu?”. Ở tại Nhân Từ. Tư tưởng của Khổng Phu Tử lấy “Nhân” làm trung tâm. “Cốt lõi của Phật pháp Đại Thừa là gì vậy?”. Từ Bi. Điều mà được nói ra ở đây kỳ thực hiền triết của Phương Tây có cùng một lúc đem những trọng điểm này nói ra hay không? Có. Giêsu, Kitô của Phương Tây, Kitô giáo cũng vậy, Thiên Chúa giáo cũng vậy, đã nhấn mạnh điều gì? “Bác ái”. Cho nên hiền triết Tây Phương cũng điểm ra được điều giống nhau. Vì vậy, tất cả những Thánh Hiền nhân lập giáo để giáo huấn cho chúng ta quan trọng nhất là những gì? Nhân Từ Bác Ái. Đây là cốt lõi học thuyết của Thánh nhân. Chỉ có từ điểm xuất phát này để xây dựng tư tưởng con người mới có thể khiến con người với nhau có những ngày tháng tốt đẹp.

Vậy chúng ta hãy xem một chút, nhân từ cũng được, từ bi cũng được, bác ái cũng vậy, phải bắt đầu từ căn bản gì? “Quân tử vụ bổn  bổn lập nhi đạo sinh”. Bạn phải xây nền móng cho tốt thì mới có thể xây được cái nhà. Nền móng không làm tốt cho dù hô hào khẩu hiệu tốt đến đâu, ngôi nhà có xây cho cao, ngày nào đó động đất thì làm sao? Đổ hết. Nền móng ở đâu? Khổng Phu Tử nói căn bản của lòng nhân từ là ở đâu? Căn bản của đức hạnh nằm ở đâu? “Hiếu đạo”.

Việc này đã được tư duy văn hóa Trung Quốc Đông Phương giảng giải rất rõ ràng, còn trong văn hóa Phương Tây thì hiếu đạo không được xây dựng. Cho dù họ có tôn giáo tốt đến đâu, nhưng vì nội dung bên trong của văn hóa không đủ nên vật chất - chúng ta vừa nói đến chủ nghĩa vị lợi, thì giáo huấn của Thánh Hiền không còn gốc, trong phút chốc đã vụt qua, nếp sống của cả xã hội trong mấy mươi năm qua liền bỗng chốc đã biến thành xấu đi. Các vị bằng hữu, chúng ta nhất định có thể sâu sắc thể hội cả xã hội chuyển thành xấu, chuyển xấu rất nhanh chỉ trong vòng khoảng ba mươi, bốn mươi năm nay mà thôi. Cho nên nhất định phải từ căn bản bắt đầu hạ thủ mới có khả năng xoay chuyển xã hội này trở lại.

Khổng Phu Tử nói “Hiếu Để” là căn bản của người nhân từ, cho nên người Trung Quốc đã tìm được căn bản. Người Trung Quốc tìm thấy được căn bản không thể chỉ có bản thân thọ dụng mà phải thấy có sứ mạng đem trí tuệ của lão tổ tông truyền ra khắp thế giới, khiến bản thân thành người có thái độ và sứ mệnh mà con người thế giới cần có.

Tư tưởng của Trung Quốc lấy “nhân” làm nòng cốt. “Nhân” chính là “điều mình không muốn đừng làm với người”. Bạn không muốn mình bị người ta đánh thì bạn có thể đi đánh người ta hay không? Là không thể. Cho nên chính trị của Trung Quốc nhấn mạnh điều gì? “Vương thiên hạ”. Chữ “Vương” này nghĩa là tấm gương cho tất cả thần dân, cho cả đất nước, là lấy thái độ này để điều hành đất nước của họ, trị vì thiên hạ của họ, vì vậy trước giờ chưa có chủ động chiến tranh với bất kỳ một quốc gia nào. Cho nên văn hóa sai khác lớn hay không? Rất lớn.

Những đất nước lân cận với Trung Quốc rất muốn đi đến Trung Quốc để triều cống, tại vì sao vậy? Tại vì nếu họ mang đến 10 loại lễ vật thì vị Hoàng đế này rất vui, lập tức lại cho gói 20 món lễ vật để tặng lại họ. Chúng ta thấy người Trung Quốc rất hiếu khách nên họ rất thích đi đến để triều cống. Không chỉ là vì như vậy, họ ngoài việc triều cống ra còn có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn, đó là tiếp thu tinh hoa của văn hóa Trung Quốc. Có không vậy? Có. Thời nhà Hán cũng có, thời nhà Đường cũng có, đều có rất nhiều đất nước ồ ạt đến để học tập văn hóa Trung Quốc. Sau khi họ tiếp thu văn hóa của Trung Quốc đều rất hoan hỷ, đều y giáo phụng hành. Cho nên chúng ta hãy xem, bây giờ bạn muốn xem kiến trúc thời nhà Đường có thể đi đến đâu xem? Có thể đến Nhật Bản. Người Nhật Bản lưu giữ còn tốt hơn cả chúng ta. Bạn đến Hàn Quốc xem cũng có thể nhìn thấy được rất nhiều những kiểu kiến trúc Trung Quốc đã hơn nghìn năm được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Nếu như không tốt thì họ có chịu làm như vậy không? Không thể. Quan niệm tư tưởng của người Trung Quốc cùng thái độ làm người bây giờ được thể hiện một cách rõ ràng nhất, rõ nét nhất là ở quốc gia nào vậy? Nhật Bản!

Ồ, các vị lại trả lời nhanh đến vậy à, sao mà không suy nghĩ đến Trung Quốc vậy? Chúng ta là người Trung Quốc chân thật phải phản tỉnh cho thật kỹ, quốc gia hiển bày văn hóa Trung Quốc tốt nhất lại không phải là Trung Quốc. Chúng ta hãy xem tuồng kịch “Thương Đạo” của Hàn Quốc. Các vị xem, giữa người với người khi gặp nhau họ đều chào như thế nào? Đều hết sức cung kính cúi đầu chào một cái. Dù họ là đối thủ ở trên thương trường làm ăn nhưng họ vẫn không mất đi sự tôn trọng giữa người và người với nhau. Ví dụ như người trong tuồng kịch khi muốn bước vào nhà, họ đều làm gì trước tiên? Ví dụ như chào hỏi một chút với người ở trong nhà: “Xin chào các vị, tôi là Thượng Ốc”, rất là lễ phép. Còn các vị thấy bọn trẻ hiện nay thì sao? Cửa cũng không gõ, liền xông thẳng vào. Nếu như thấy cửa đang bị khóa liền gõ, “mở cửa, mở cửa, mở cửa mau lên”, lễ phép này đều đã không được truyền trở lại. Cho nên văn hóa Trung Quốc tốt xác xác thực thực không phải người Trung Quốc nói tốt mà rất nhiều quốc gia đã tiếp xúc qua văn hóa Trung Quốc đều vô cùng tán thán, thậm chí là đều được truyền thừa về sau. Bản chất của văn hóa Trung Quốc rất có tính dung nạp chứ không phải tính công kích, cho nên bất kỳ một văn hóa nào khác, văn minh nào khác, hễ gặp được văn hóa Trung Quốc thì sẽ được văn hóa Trung Quốc dung nạp hết vào bên trong, hợp thành một thể. Vì vậy chúng ta có nhiều dân tộc đến như vậy, đều hòa hợp thành một đại văn hóa Trung Quốc. Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng, Miêu, Dao, bây giờ có còn phân biệt hay không? Không còn nữa. Không chỉ dân tộc Trung Quốc có thể dung nạp vào, đến cả Phật pháp Đại Thừa của Ấn Độ vừa đi vào văn hóa Trung Quốc, không những không có bài trừ, ngược lại còn dung nạp vào rất nhanh chóng. Văn hóa Trung Quốc không phải đi ép bức người khác tiếp thu mà là tự mình làm tốt chính mình. Có được đức hạnh đó tự nhiên sẽ khiến người khác rất hoan hỷ đến tiếp nhận văn hóa của bạn. Cho nên người Trung Quốc không phát động chiến tranh với bên ngoài. Tự bản thân chúng ta phải nắm cho thật rõ chủ tâm này của người Trung Quốc, bạn mới có thể hiểu được nền văn hóa Trung Quốc, mới có thể biết nguyên nhân bắt nguồn sâu xa là nằm ở đâu.

Bởi vì văn hóa Trung Quốc lấy “Nhân” làm trung tâm: Nhân ái.

Nhân ái này căn bản nằm ở đâu? Ở hiếu đạo. Mở rộng ra, biết giúp đỡ nhau, biết thương yêu nhau mới có thể tiến bước mạnh mẽ đến mục tiêu thế giới hòa bình, thế giới đại đồng. Con đường này chúng ta vừa nhìn thấy rất hoan hỷ, có muốn đi hay không? Rất muốn đi. Từ ai bắt đầu đi? Từ khi bản thân chúng ta hiểu được thương yêu giúp đỡ lẫn nhau mà bắt đầu làm. Mỗi một người tuân theo giáo huấn của Thánh Hiền đều sẽ sản sinh ra sức ảnh hưởng to lớn.

Chúng ta lấy ví dụ bà Hứa Triết ở Singapore. Bà cũng là một người phụ nữ bình thường, nhưng tâm của bà là thời thời khắc khắc nghĩ đến người khác. Bà nói tất cả mọi người đều là anh chị em của tôi, vì vậy bà biết giúp đỡ người, biết yêu thương người. Cho nên khi bà tiếp xúc với những người này họ đều có thể cảm nhận được lòng từ ái của bà, cảm nhận được tâm sức này của bà. Vì vậy những người này khi ở cùng với bà cảm thấy xã hội tràn đầy ấm áp, tràn đầy ôn hòa, không khác gì một cái thế giới đại đồng. Mỗi một người tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền đều có thể dùng cái tâm này để đối với người, sẽ phát sinh ra sức ảnh hưởng rất lớn và một lực lượng thiện lành.

Chúng ta lấy ví dụ Phạm Trọng Yêm. Tiền lương của Phạm Trọng Yêm nuôi được bao nhiêu người? Mấy trăm hộ gia đình. Bởi vì ông có tấm lòng lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ, thường suy nghĩ cho người mọi lúc mọi nơi, suy nghĩ cho đất nước, cho nên đã được rất nhiều người tôn kính đối với ông. Vả lại sức ảnh hưởng của ông không chỉ có triều nhà Tống, thậm chí còn kéo dài đến rất nhiều triều đại, đều lấy khí phách của ông làm tấm gương cho cuộc đời mình.

Vì vậy, một người chân thật y theo giáo huấn của Thánh Hiền nhất định có thể tạo lập ra một gia đình rất khác, khác với tình trạng hiện tại của xã hội đoàn thể. Cho nên chúng ta rất có lòng tin đối với giáo huấn của Thánh Hiền. Rất nhiều người nhìn thấy phương hướng này liền cảm thấy việc này như là lý luận nằm ở trên mây, với không tới. Có cái suy nghĩ như vậy hay không? Quả thực tại vì sao không có cách nào đi theo phương hướng này? Vì chúng ta không thật sự suy nghĩ cho người khác từ đáy lòng mình, thay người làm tấm gương tốt.

Chúng tôi có lần đi trên đường, có sáu đứa bé đang xếp thành một hàng một, đang lúc chúng tôi phải đi tới một lớp học. Vừa đi thì chúng cũng vừa nhặt rác, cứ như vậy một đường lượm ngang qua. Cũng đúng lúc có lớp học sinh cấp hai vừa tan học, trên tay cầm miếng xúc xích, còn cầm ly trà sữa Trân Châu, vẫn đang ở đó vừa đi vừa ăn như vậy. Nhìn thấy một số bạn nhỏ khoảng chừng sáu, bảy tuổi đang ở bên đường tranh nhau lượm rác, lượm rất là sạch sẽ, đột nhiên những học sinh cấp hai này nhìn thấy rất cảm động, liền nói với các bạn học: “Mấy em nhỏ đều đang lượm rác kìa, chúng ta đừng có vứt rác nữa”. Các vị xem, đứa trẻ sáu tuổi còn âm thầm ảnh hưởng thay đổi được xã hội này. Quan trọng nhất là chúng đã chân thật làm ra được thì sẽ khiến người khác cảm động. Người học sinh cấp hai này nói bằng tiếng Quảng Đông. Trong các em nhỏ, chỉ có duy nhất một em nghe hiểu được tiếng Quảng Đông. Sau khi sáu người bạn nhỏ này đã đi khỏi, khi vừa bước vào trong lớp học thì người bạn nhỏ này liền bắt đầu phiên dịch lại cho các bạn học khác nghe. Em nói, các anh ấy nhìn thấy chúng ta đi lượm rác, cho nên mấy anh ấy thấy rất ngại, nói là sau này sẽ không có vứt rác nữa. Vì thế khi mỗi một đứa trẻ có thể biết suy nghĩ vì người khác, biết suy nghĩ vì xã hội, khi đó sẽ đều có tâm này. Mục tiêu thế giới đại đồng tuyệt đối không phải là một ước vọng mà là ở trong tầm tay. Bởi vì hiện nay người chân thật tuân theo giáo huấn của Thánh Hiền quá ít, cho nên sức ảnh hưởng này mới không phát ra nổi.

Chúng tôi tham gia thúc đẩy nền văn hóa Trung Quốc tính cho đến bây giờ thời gian mới được hơn một năm, một tháng. Người đến nghe buổi giảng của chúng tôi đã vượt hơn 10.000 người. Sách chúng tôi đã phát ra cũng đã vượt hơn 50.000 quyển. Trên xe buýt ở thành phố Hải Khẩu (là do bạn của chúng tôi đã nói với tôi) còn nghe được các bạn nhỏ đang đọc “Đệ Tử Quy”. Cho nên chân thực chỉ cần chúng ta chịu đi làm, chu trình tốt đẹp này của xã hội sẽ nhanh chóng được khởi động.

Rất nhiều người nói, văn hóa Trung Quốc nếu tốt vậy sao cổ văn là “văn ngôn văn” lại bị phế bỏ đi? Rất nhiều người sẽ chất vấn những vấn đề này. Thậm chí nói, văn hóa Trung Quốc nếu như tốt, tại vì sao Trung Quốc trong 100 năm trở lại đây lại yếu đuối đến vậy? Những việc không tốt này đổ lỗi cho ai? Đều đổ cho văn hóa Trung Quốc không tốt. Việc này chính là chiều sâu suy nghĩ chưa đủ, sự phán đoán chưa được tốt. Tại vì sao Trung Quốc trong 100 năm trở lại đây bị cường quốc xâm phạm, khiến chúng ta phải chịu khổ nhiều như vậy, nguyên nhân do đâu? Mạnh Phu Tử có nói một đoạn khiến tôi cảm thấy chấn động. Mạnh Phu Tử nói: “Mỗi một người nhất định đã tự sỉ nhục chính mình thì người khác mới đến sỉ nhục họ; Một gia đình nhất định đã tự phá hoại rồi người khác mới thừa cơ xông vào; Một quốc gia nhất định là tự nội bộ phân tranh, tranh quyền đoạt lợi, người ta mới lợi dụng sơ hở mà đến đánh ta”. Cho nên yếu kém của Trung Quốc không thể đẩy trách nhiệm cho người ngoài, đổ cho cường quốc, phải phản tỉnh một chút. Bản thân chúng ta tại vì sao lại trở nên hỗn loạn nội bộ như vậy? Tại vì sao người Trung Quốc không đoàn kết? Phải tìm cho ra nguyên nhân.

Triều nhà Thanh đã từng là cường quốc thế giới, sau đó cũng đã bị đánh bại. Triều Thanh tại vì sao lại thịnh? Thời gian họ coi trọng văn hóa Trung Quốc nhất thì quốc gia thịnh vượng nhất, đến khi họ không xem trọng văn hóa Trung Quốc nữa thì đất nước mới dần thất thế. Bởi vì triều Thanh khi sắp đến thời kỳ tận mạt đã xuất hiện Từ Hy Thái hậu. Ban đầu, lúc triều Thanh hưng thịnh, mỗi ngày đều giảng văn hóa Trung Quốc, giảng Kinh điển, cho nên quan niệm tư tưởng cả hoàng tộc và các đại thần đều rất chính xác, đất nước rất hưng thịnh. Sau này có thể là do Từ Hy Thái hậu nắm quyền, những lúc ngồi nghe giảng giải cảm thấy toàn thân không được thoải mái, bởi vì mỗi một câu đều giống như đang mắng bà, cho nên bà rất không hài lòng, nói “được rồi, ngày mai không cần giảng nữa”. Ngừng giảng như vậy xong thì tư tưởng quan niệm con người bắt đầu hỗn loạn, đến sau cùng đất nước cũng vậy, nhân dân cũng vậy, đều không còn cách nào đoàn kết tư tưởng. Sau khi tư tưởng tự tư tự lợi thì đất nước yếu thế, nước mạnh mới thừa cơ hội đó mà vào tiến đánh. Cho nên, cơ bản vẫn là tại mình. Cũng giống như văn hóa Trung Quốc lối cổ văn đã bị phế bỏ, vấn đề thật sự không phải do ông Hồ Thích, cũng không phải bởi những người tham gia phế bỏ lối cổ văn này. Đó không phải căn bản của vấn đề, mà căn bản của vấn đề ở đâu? Vạn pháp nhân duyên sanh mới có thể chiêu cảm được kết quả. Đạo lý nhân duyên quả này có tác dụng với tất cả vạn vật.

Các vị bằng hữu, một người cũng vậy, một gia đình cũng vậy, một đất nước cũng vậy, bạn đều có thể dùng đạo lý này để quán chiếu mà chân thật tìm ra được nguyên nhân. Nguyên nhân sở dĩ văn ngôn văn bị xóa bỏ là ở người đọc sách lời nói không đi đôi với việc làm. Khi người đọc sách nói một đằng làm một nẻo, người bất mãn thì tâm tình bắt đầu từ từ sục sôi. Các vị là những người đọc sách, giáo huấn của Thánh Hiền học cho đến sau cùng đều là cổ hủ, đều là nói một đằng làm một nẻo, tâm tình bất mãn liền bắt đầu thai nghén. Nếu như lại gặp được duyên phần, “vận động ngũ tứ”; hoạt động này khi mới triển khai là muốn trừ bỏ cái cũ, nhưng muốn trừ bỏ cái không tốt chứ không phải là một mực đem phủ định hết tất cả những cái cũ. Cho nên tâm tình hóa này nguyên nhân căn bản nằm ở đâu? Người đọc sách nói làm không như nhau. Cho nên văn hóa Trung Quốc thất bại ngay nơi người đọc sách Thánh Hiền như chúng ta, không ở nơi người khác. Đáng xấu hổ chính là bản thân chúng ta. Cho nên chúng ta có thể đem nguyên nhân thật sự tìm ra được mới có thể sửa chữa lỗi lầm. Bắt đầu nói sao làm vậy, khiến cho càng nhiều người sản sinh lòng tin đối với giáo huấn của Thánh Hiền. Điểm này vô cùng quan trọng.

Cho nên về sau, tư tưởng quan niệm chúng ta nên lựa chọn cho chính xác, phát triển tư tưởng quan niệm theo hướng này.

Giáo huấn của Thánh Hiền nhất định phải bắt đầu dạy từ hiếu thảo, từ tâm nhân ái mà bắt đầu thực hiện. Khi bạn có thể hiểu được rõ ràng sự phát triển của tư tưởng Đông Phương và Tây Phương, bạn mới biết được mà lựa chọn. Lựa chọn nhất định phải có một tiền đề, phải có khả năng phán đoán chính xác. Sức phán đoán cần phải có lý trí chính xác, có trí tuệ như vậy mới được.

Trí huệ học từ đâu?

Xin hỏi các vị bằng hữu, trí huệ học từ đâu? Chúng ta đều muốn có được trí tuệ, vậy trí tuệ phải học từ đâu? Như lúc mới bắt đầu có hỏi, nên hay không nên xem quyển sách tâm lý học người sáu mươi tuổi viết? Bạn đem tư tưởng quan niệm của bạn đặt vào suy nghĩ của một người, ván bài cược này quá nguy hiểm. Không chỉ có thể đem bản thân ra cược, cả con cháu đời sau cũng bị đem ra đánh cược. Lý trí chân thật, trí tuệ chân thật, tuyệt đối không phải một ai đó nói thì là được, nhất định phải được ấn chứng trong lịch sử suốt mấy nghìn năm. Những đạo lý này quả thực là chân thật bất hư. Cái này mới là lý trí chân thật, trí tuệ chân thật. Chân lý thật sự thì sẽ siêu vượt không gian và thời gian.

Chúng ta hãy xem hiếu đạo của chúng ta có siêu vượt thời gian hay không? Có. Ba ngàn năm trước phải hiếu, ba ngàn năm sau cũng phải hiếu. Không chỉ siêu vượt thời gian mà còn siêu vượt không gian. Tại Trung Quốc người ta cảm thấy làm người phải như vậy mới đúng. Thời gian chúng tôi tổ chức lớp học tại Úc Châu, có rất nhiều người Úc đã ngồi luôn dưới đất để nghe “Đệ Tử Quy”. Nghe đến câu chuyện của Mẫn Tử Khiên, tôi ngồi ở phía sau nhìn thấy họ nghe một cách say sưa, gật đầu liên tục. Chúng tôi dùng tiếng Anh để giảng cho họ nghe. Kết quả sau khi giảng bài xong, thầy giáo đứng lớp cùng họ ngồi lại với nhau để chia sẻ những cảm nhận sau khi nghe giảng xong. Người nước Úc nói làm người nên như thế thì mới được. Họ cũng cảm thấy được làm người như thế thì rất là thú vị, chỉ là bên trong văn hóa của họ không có tình tiết này mà thôi. Cho nên hiếu đạo bạn đến bất cứ đâu trên thế giới để quảng bá, không có ai mà không thích. Chân lý thật sự tuyệt đối sẽ siêu vượt không gian. Chúng ta muốn học tập, nhất định chân lý và trí tuệ không hề khác với ngày xưa, đây mới là đáng để cho bạn học tập. Bạn có nhận biết như vậy bạn mới có thể lựa chọn được tư tưởng nào đối với bản thân và đời sau mới là phúc phần chân thật, bạn mới có thể nhìn thấy thấu suốt.

Chúng ta phải lựa chọn cuộc sống như thế nào mới đi đến hạnh phúc?

Tiếp theo chúng ta hãy suy nghĩ một vấn đề, chúng ta phải lựa chọn cuộc sống như thế nào mới đi đến hạnh phúc? Chúng ta phải lựa chọn cuộc sống như thế nào mới có thể khiến con cháu đời sau của chúng ta cũng có thể đạt được viên mãn? Cách hoạch định cuộc đời của người Tây Phương và người Đông Phương không giống nhau. Tuổi thơ của người Tây Phương là thiên đường. Trung niên là cái gì? Họ chủ trương cạnh tranh, cho nên tuổi trung niên là chiến trường. Tuổi già của họ là gì? Là nấm mồ. Vì họ không có hiếu đạo cho nên người sau khi về hưu, ngày ngày ở trong viện dưỡng lão ngồi ăn mà chờ chết. Rất nhiều người tuổi già không muốn đi đến viện dưỡng lão. Họ nói tôi không muốn biến thành số hai mươi bảy, số ba mươi lăm, số sáu mươi tám. Người ta có tên có họ, đến viện dưỡng lão thì biến thành cái chỗ nằm. Sau đó, đến khi tất cả những người bạn này trò chuyện nói rằng, số ba mươi lăm đi rồi, số bốn mươi hai cũng đi luôn rồi, mỗi ngày đều nghĩ chừng nào thì đến mình. Cho nên họ đến khi cuối đời không có thiên luân chi lạc. Khi không có sự hiếu đạo, những năm cuối đời của họ nội tâm hiu quạnh rất trống rỗng.

Chúng ta hãy xem, người Phương Tây nghĩ rằng con trẻ nên để chúng chơi cho đã, muốn cái gì thì cho chúng cái đó. Khi phương pháp này được vận dụng, đời sau tuyệt đối sẽ rất thích xài tiền. Xài tiền mà không biết được sự vất vả của việc kiếm tiền, có đạo lý hay không? Một khi thế hệ sau thật sự hình thành thói quen ưa thích xài tiền, có dễ thay đổi hay không? Không dễ thay đổi. Để dành thì khó, xài thì dễ, từ xa xỉ muốn đi đến tiết kiệm thì rất khó khăn. Việc này họ đều không hề suy nghĩ đến, cho nên nghĩ rằng con trẻ muốn cái gì thì sẽ cho chúng cái đó. Hiện tại có rất nhiều thanh niên hơn mười tuổi, vẫn chưa ra xã hội, nhưng thẻ tín dụng không biết nó đã làm hỏng hết mấy cái. Khi quẹt thẻ, thí dụ cái thẻ này có thể thanh toán nhiều nhất là 10.000, nó lại quẹt vượt quá, sau đó lại đi làm một thẻ khác. Còn chưa biết kiếm tiền đã tốn tiền như vậy, còn chưa ra ngoài xã hội, tín dụng xã hội của nó không biết sẽ bị làm hư hỏng nghiêm trọng tới mức nào nữa. Tại sao nó rõ ràng biết sự tín dụng ngoài xã hội của mình sẽ bị làm hỏng mà nó vẫn cứ muốn dùng? Dục vọng của nó đã mở ra, khống chế không được. Vì thế Thánh Hiền nhân chúng ta rất thấu hiểu, dục vọng nhất định phải tiết chế, nên nói “Dục vọng là vực thẳm”.

Dục vọng rất trừu tượng. Người Trung Quốc rất hay sử dụng, lấy vực thẳm để làm thí dụ, ý nói một bước sa chân xuống vực, lúc nào cũng có thể tan xương nát thịt. Cho nên đời sau của chúng ta đã tiêu xài quá nghiêm trọng rồi. Khi chúng tiêu xài nghiêm trọng đến như vậy, vừa ra xã hội có thể sẽ mắc nợ ngay lập tức. Cho nên rất nhiều người Mỹ, người Tây Phương cả đời đều là mắc nợ người khác. Vì mắc nợ người ta, nếu như tháng sau trả không nỗi thì nhà của họ sẽ bị tịch thu, xe cộ cũng bị tịch thu, cho nên họ dốc sức kiếm tiền, không dám nghỉ một ngày nào, cho nên là chiến trường. Bởi vì họ phải kiếm tiền, phải cạnh tranh với người khác, phải đánh bại người khác, cho nên cuộc sống có dễ dàng hay không? Rất khó chịu. Người xưa có câu: “Người không có nợ thì thân tâm nhẹ nhàng”. Mỗi ngày đều nghĩ đến phải trả nợ, ngày tháng như vậy cho dù mỗi ngày ngồi trên chiếc ghế sô pha hay chiếc giường thật cao cấp, tôi thấy cũng chẳng có gì thú vị. Nhưng vì thói quen hưởng thụ của họ đã hình thành, cho nên bây giờ những phúc lợi xã hội của họ những năm cuối đời rất phong phú. Sau khi người già rồi có nhà nước chăm lo mà. Chúng ta nhìn thấy rất ngưỡng mộ. Tốt thật! Bạn xem nhà nước đều lo cả. Xin hỏi tiền ở đâu mà ra vậy? Rất nhiều vấn đề. Chúng ta hãy thử suy nghĩ xem, tiền là từ đâu mà có? Người nộp thuế. Không chỉ từ người nộp thuế, còn từ ở đâu nữa? Chúng ta có rất nhiều phúc lợi xã hội đã dùng tiền của con cháu đời sau.

Các vị bằng hữu, lão tổ tông của chúng ta có làm qua việc này không? Tuyệt đối không có. Lão tổ tông của chúng ta luôn luôn suy nghĩ những gì? Là truyền lại cái gì cho con cháu. Bởi vì có hiếu đạo thì đời trước và đời sau không thể tách rời. Phương Tây vì đã hưởng thụ phúc lợi xã hội cho nên tiền của đời con cháu thứ hai, thứ ba đều bị phát hành công trái, bắt đầu sử dụng rồi. Cho nên chúng ta không thể ngưỡng mộ như vậy. Vậy tại vì sao rõ ràng đã dùng đến tiền của con cháu đời sau, mà người nắm quyền hành không đem chế độ thay đổi lại một chút? Bởi vì đó là lựa chọn của họ. Chỉ cần họ sửa đổi thì họ sẽ không được chọn lựa nữa, cho nên họ cũng không muốn thay đổi. Không ai dám động đến, vì thế đã tiêu tiền của con cháu đời sau, càng tiêu càng nhiều. Cho nên trách móc con cháu đời sau thì trách ai là thê thảm nhất? Nên trách đời trước. Rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta suy nghĩ cho thấu đáo, không thể chỉ nhìn bề ngoài. Trong các chế độ phúc lợi, chế độ của Singapore được tính toán rất tốt. Trong khi họ còn là thanh niên, trong số tiền lương được lãnh thì sẽ lấy một số tiền ra dự phòng cho việc dưỡng lão để dùng khi về già, chứ không phải dùng đến tiền của con cháu đời sau. Cách hoạch định cuộc sống như vậy, cuộc sống sẽ trải qua không được hạnh phúc, không được tự tại.

Phương pháp hoạch định cuộc sống của người Trung Quốc thì như thế nào? Tuổi thơ của người Trung Quốc là dùng để tích phước. Đến khi họ trưởng thành thì hiểu được mà tạo phước, để già hưởng phước. Phước của con người lúc nào hưởng thụ thì mới là chân thật? Lúc về già. Tục ngữ nói: “Thiếu niên đắc chí đại bất hạnh”. Tại vì sao lại thiếu niên đắc chí đại bất hạnh vậy? Bởi vì lúc còn trẻ tuổi như vậy đã được hưởng quá nhiều phúc phần. Phước mà đến thì liền hưởng phước. Hưởng phước con người dễ bị đọa lạc. Các vị cứ xem, rất nhiều thanh niên vừa được phước thì chúng cảm thấy phước phần này là mình đáng có được, ngược lại đều tự tôn xem người không ra gì. Dẫn chứng cho việc này rất nhiều. Cho nên Lão Tử nói “họa phước tương ỷ”, khi phước mà đến thì họa cũng đến rồi, nhưng khi họa đến thì phước cũng theo sau. Cho nên một người thời gian lúc còn trẻ phải biết chịu khổ nhiều, trả giá nhiều, xem thấy là họa nhưng trên thực tế phước cũng đã từ từ đến gần. Cho nên họ khi trung niên về già thì phước báu liền hiện tiền. Cuộc sống con người phải được tổ chức như vậy mới đúng.

Làm thế nào để con cái tích bồi phước báu từ nhỏ?

Chúng ta cùng xem thử, làm thế nào để con cái tích bồi phước báu từ nhỏ? Phước bồi từ đâu? Tích phước từ nơi nào? Tục ngữ chúng ta nói: “Ruộng phước nhờ có tâm cày”. Khi một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã được bồi dưỡng là những điều thiện nguyện thiện niệm, nó thời thời khởi tâm động niệm đều là tăng trưởng phước phần cho cuộc đời nó. Có rất nhiều người nói, một con người có cống hiến đối với xã hội cũng phải là khoảng 20 tuổi cho đến lúc người đó về hưu, trong mấy mươi năm này mới chân thật là cống hiến cho xã hội. Thực tế không phải. Một đứa trẻ nếu như chân thật tiếp thu giáo huấn của Thánh Hiền, chúng từ nhỏ cũng có thể làm được lợi ích cho xã hội.

Ví dụ một đứa trẻ ở Hải Khẩu đến lớp học, học xong được một tiết học về “Đệ Tử Quy”, trở về nhà. Cha mẹ của bé đã hỏi, hôm nay con đã học được những gì? Đứa trẻ không cần suy nghĩ liền trả lời ngay: “Hiếu thuận cha mẹ”. Bốn chữ vang lên rất có lực, cha mẹ bé nghe xong cũng rất vui mừng. Đứa trẻ hai tuổi mà đã nói ra được như vậy. Ngày thứ hai trở về, không hề sai bảo, bé đã lập tức đi rót ly nước nóng đem đến cho cha mẹ uống. Đó là những thứ mà bé học được từ tiết học thứ hai. Cho nên một đứa trẻ tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền, từ nhỏ đã biết phục vụ gia đình, từ nhỏ đã làm lợi ích xã hội.

Các vị bằng hữu, nếu như bé không làm ra được những việc như vậy, bây giờ tôi có thể kể ra được hay không? Nhưng mà những ví dụ như thế nếu như được kể ra, đối với nếp sống xã hội, đối với rất nhiều trẻ nhỏ là tấm gương. Vì vậy, khi ngay từ nhỏ đứa trẻ đã có cái tâm như vậy, bé đã làm ra kiểu mẫu rất lớn cho gia đình, cho xã hội, cũng là đang tích phúc phần cho mình. Vì thế cuộc sống của bé ngay từ nhỏ đã bắt đầu sản sinh giá trị. Khi bé có thái độ làm người xử thế như vậy, bước ra xã hội không chỉ là nghĩ cho chính mình, mà còn vì xã hội ra sức cố gắng. Đây là bổn phận của bé. Lượng lớn phúc sẽ lớn, cho nên có tâm lượng như vậy phúc nhất định lớn. Đợi khi cống hiến đối với xã hội rồi, đến khi về già thì phước sẽ tự nhiên mà tới.

Rất nhiều người lại nói, cuộc sống của người sau khi về hưu sẽ không có cống hiến gì cho xã hội, cho nên chỉ tính cuộc đời là từ giữa 20 cho đến 60 tuổi. Thực tế một đứa trẻ có trí tuệ tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền, không chỉ từ nhỏ đã có thể có cống hiến cho xã hội mà còn càng sống càng có giá trị. Vì sao vậy? Vì họ có tâm niệm này, cuộc đời của họ trí tuệ sẽ mỗi năm một tăng lên, không có gián đoạn.

Các vị bằng hữu, Đại lão sư Thích Tịnh Không đã bảy mươi tám tuổi, đi đến một địa phương nào, tất cả nhân dân đối với Ngài đều vô cùng kính yêu, vả lại đều cần đến trí huệ của Ngài để dẫn dắt cho cuộc sống của họ. Cho nên khi con cái chúng ta từ nhỏ mà có thể trồng xuống được cái gốc của Thánh Hiền, cuộc đời của chúng nhất định là càng sống càng giá trị. Đến khi về già, rất nhiều thanh thiếu niên sẽ tự mình tìm đến. Cứ vài ba ngày thì lại có người mang thức ăn, mang trái cây đến thăm, hy vọng được họ chỉ dạy cho. Vì thế, một người tiếp nhận giáo huấn Thánh Hiền, giá trị của cuộc đời họ từ nhỏ cho đến lúc già chết đều là có giá trị, thậm chí là sau khi đã qua đời, giá trị ấy cũng không bị mất đi.

Các vị bằng hữu, Phạm Trọng Yêm chết rồi phải không? Khổng Lão Phu Tử chết rồi phải không? Tôi có một lần vì phải đi đến Hải Khẩu. Hải Khẩu có một nhân vật rất nổi tiếng là Hải Thụy. Chúng ta đều nghe qua “Hải Thụy từ quan”. Hải Thụy vô cùng thanh liêm. Lúc cuối đời nhà Minh hoạn quan nắm quyền, khi đó xã hội rất loạn, nhưng nơi nào Hải Thụy đi đến, nhân dân đều xếp hàng để nghênh đón ông. Bởi vì họ biết chỉ cần Hải Thụy đến thì tất cả tham quan ô lại đều bỏ chạy hết. Hải Thụy còn chưa đến, bọn chúng tự mình đều cuốn gói nhanh chân bỏ đi hết. Cho nên có vị quan tốt, có tâm niệm vì nhân dân như vậy xuất hiện, nên có thể cảm động biết bao nhiêu lão bá tánh này. Khi Hải Thụy qua đời ở tại Nam Kinh, đem linh cữu của ông mang về lại Hải Khẩu. Nam Kinh muôn người đổ xô, tất cả nhân dân đều tự mình mặc áo tang để tiễn đưa quan tài Hải Thụy đi.

Cho nên người đọc sách chỉ cần chân chánh làm ra được những gì Thánh Hiền giáo huấn, tuyệt đối sẽ khiến người cảm động, thậm chí còn có thể đánh thức tâm hiếu thiện hiếu đức của người khác. Cần phải có càng nhiều đứa trẻ tiếp thu giáo huấn Thánh Hiền, biểu diễn cho càng nhiều người xem, xã hội chúng ta liền có thể xoay chuyển trở lại.

Khi tôi bước vào đền thờ Hải Thụy để tham quan mộ ông Hải Thụy, chợt có một bức tranh vẽ tả một cảnh tượng trong gia đình Hải Thụy. Khi vừa bước vào cửa thì nhìn thấy hai hàng chữ, là lời dạy của Phạm Trọng Yêm: “Cư miếu đường chi cao tắc ưu kỳ dân xứ giang hồ chi viễn, tắc ưu kì quân”. Ý nghĩa nói Phạm Trọng Yêm chỉ cần khi còn làm quan cho triều đình, niệm niệm đều nghĩ làm sao để khiến cuộc sống nhân dân được tốt hơn, làm sao để phúc lợi cho người dân được nhiều hơn. Nếu như ông bị giáng xuống một nơi xa xôi nào đó, không phải là lúc được ở trong triều đình, ông cũng niệm niệm nhớ nghĩ đến hoàng thượng, nhớ nghĩ nhân dân, làm thế nào để lợi ích đối với triều đình, đối với nhân dân. Lòng thành này của Phạm Trọng Yêm đã làm cảm động Hải Thụy triều nhà Minh của mấy trăm năm sau. Vì thế khi một người chân chánh có đức hạnh, sinh mệnh của họ sẽ tiếp diễn vô hạn.

Phạm Trọng Yêm cũng ở trong người tôi, giáo huấn của ông cũng đã kéo dài tới cuộc đời của tôi. Thời gian tôi còn học cấp ba, bởi vì dồn hết vào thi cử, cái gì cũng đều không nhớ nổi, chỉ nhớ được hai câu nói. Một câu nói là của ông Phạm Trọng Yêm: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Cuộc sống quả thật rất kỳ diệu. Khi đó tôi đang học “Nhạc Dương Lầu Ký”. Bởi vì tôi vừa nhìn thấy cổ văn thì nhức đầu, trong quá trình học thì đã mất hết hứng thú, đột nhiên đọc đến câu đó, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, đột nhiên giống như là có ánh sáng chiếu trước mặt, bỗng nhiên cảm thấy rất xúc động. Sự cảm động không tên, kéo dài như vậy mười giây. Sau mười giây đó thì thấy tối trở lại. Cứ sáng rồi tối như vậy. Để sáng lại như vậy lần nữa thì phải mất bao lâu sau? Mười năm. Chư vị bằng hữu, ánh sáng này sau mười năm mới có cơ hội sáng trở lại, tôi cũng sáng trở lại. Các vị bằng hữu, đời người có mấy lần mười năm đáng tiếc đến như vậy? Tuyệt đối không để cho xảy ra một lần nữa với học trò của tôi. Cho nên tôi vừa nhận lớp thì bắt đầu để bọn trẻ của mình tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền, mới bắt đầu cũng là từ “Đệ Tử Quy” mà học.

Khi chúng ta chân chánh hiểu được tư tưởng của người Trung Quốc và trí tuệ của Thánh Hiền nhân mới có thể thật sự giải quyết được vấn đề của xã hội của thế giới. Vậy thì chúng ta nhất định phải có học vấn chân thật mới có thể thật sự tạo ra hạnh phúc mỹ mãn cho gia đình, xã hội và thế giới. Cho nên bản thân chúng ta đã hiểu được những cái tốt của văn hóa Trung Quốc, tự mình phải nhanh chóng thâm nhập văn hóa này. Trước khi muốn thâm nhập nhất định phải lấy được pháp bảo, là pháp bảo gì? Vừa rồi mới nói, pháp bảo truyền thừa mấy nghìn năm trí tuệ là cổ văn. Tôi tin rằng rất nhiều người nhìn thấy cổ văn, không chỉ có tôi nhức đầu, hình như rất nhiều người cũng sẽ nhức đầu phải không?

Lúc tôi mới hai mươi lăm tuổi, giáo sư Thích Tịnh Không đã nói một đoạn, đó là nói đến bốn nền văn minh cổ chỉ còn lại một. Bạn có biết tại vì sao chỉ còn lại Trung Quốc hay không? Câu nói như thế đã khiến cho tôi chấn động rất lớn. Sau này chúng tôi mới thật sự đã hiểu được, chính là phát minh ra lối văn ngôn văn này mới thật sự truyền được trí tuệ đến mấy nghìn năm. Lão tổ tông nghìn năm trước đã nhớ nghĩ đến con cháu của nghìn năm sau. Ân huệ này sâu biết bao, dày biết bao. Chúng ta là ngồi ở dưới bóng cây mà hưởng mát, kết quả hiện nay được hưởng bóng mát của lão tổ tông mà lại lấy cây búa chặt bỏ bóng cây đó đi. Một người bị giảm phước không thể so với bất hiếu cha mẹ, đó là hành vi chối bỏ trí tuệ lão tổ tông của mình, đây là sự việc giảm phước hơn hết. Vì thế khổ nạn của người Trung Quốc đã đến rồi, đời sau không còn hiếu thảo nữa.

Được rồi, buổi giảng này tạm nói đến đây thôi. Cảm ơn mọi người.     

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 02)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 191


Hôm nayHôm nay : 51867

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1465845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43709989

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.