Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Làm thế nào để trở thành một người tốt chân thật đúng như Pháp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 1)

Thứ sáu - 22/04/2016 18:21

1.         Tổ tiên xa xưa (4.500 năm trước) của chúng ta giáo dục con cháu của họ như thế nào?

2.         Thực hiện giáo dục đức hạnh như thế nào?

3.         Quy tắc nhân sinh đầu tiên -  “Đệ Tử Quy”.

Các vị đồng học, xin chào buổi chiều tốt lành. Hôm nay rất vui vì có cơ hội này, cùng các vị đồng học nghiên cứu thảo luận “làm thế nào để đời sống được hạnh phúc”. Chúng ta gọi là “Giảng Tọa Nhân Sanh Hạnh Phúc”.

Trước tiên tôi xin được tự giới thiệu, tôi họ Thái, Thái Lễ Húc. “Lễ” của lễ phép, “Húc” của húc nhật mặt trời mọc hướng đông. Khi còn nhỏ tôi có một thói quen, sau này thì mới biết thói quen này là rất tốt, đó là chỉ cần có người lớn đến nhà của chúng tôi, tôi chỉ cần nghe thấy tiếng của họ, bất luận là tôi đang ở đâu, tôi cũng nhất định gác lại công việc mình đang làm, đi đến trước mặt những người lớn đó để chào hỏi họ. Tôi nói con chào chú, con chào dì. Các vị đồng học, khi mà tôi cúi đầu xuống chào như vậy rồi ngẩng đầu lên thì vẻ mặt của người lớn liền rất vui, lại xoa xoa đầu của tôi mà nói, cháu thật là ngoan quá. Tôi cũng rất là vui, bởi vì họ đã khẳng định tôi. Chào xong thì tôi đi. Cho nên khi một đứa trẻ đang làm những việc có đức hạnh, chúng nỗ lực thực hiện giáo huấn của Thánh Hiền. Thánh Hiền giáo huấn chúng ta phải làm một con người có lễ phép. Khi chúng chân thật cúi đầu xuống, trên thực tế trong tâm của chúng cũng sẽ rất hoan hỷ, bởi vì con người chúng ta vốn có cái tâm hiếu thiện hiếu đức. Cho nên từ nhỏ tôi đã hình thành thói quen này rồi, về sau cũng nhờ thói quen này mà được những sự lợi ích rất lớn.

Có một lần đúng lúc tôi đang đi lên lầu bằng thang máy, có một người phụ nữ chắc tuổi tác cũng ngang với mẹ của tôi, tôi vào thang máy trước, sau đó vị ấy cũng vào. Tôi liền hỏi vị ấy rằng: “Cô ơi, xin hỏi cô muốn lên lầu mấy vậy?”. Các vị đồng học khi đi thang máy, ai hỏi như vậy xin giơ tay? Vâng, xin cảm ơn! Nếu như khi bạn đi vào trong thang máy, có một người mỉm cười nói với bạn rằng, xin hỏi anh chị lên lầu mấy vậy? Các vị bằng hữu, cảm nhận của các vị như thế nào? Rất dễ chịu, cũng có thể tâm tình cả ngày hôm đó rất tốt. Vì vậy, lễ phép chính là khoảng cách tốt đẹp nhất giữa người với người. Việc lễ phép này không thể không dạy.

Vì thế, tôi thường thường nói với học trò của tôi và với cả phụ huynh học sinh: “Học lễ phép quan trọng hay là làm bài thi cho đạt 98 hay 100 điểm thì quan trọng?”. Là học lễ phép quan trọng hay học cái quan niệm thái độ đúng đắn một đời quan trọng, hay là cố gắng đạt từ 98 điểm thành 100 điểm quan trọng? Cái nào thì quan trọng? Học lễ phép quan trọng. Mọi người đều cảm thấy lễ phép quan trọng, vậy xin hỏi những phụ huynh hiện nay đang làm cái việc ở phía trước hay là làm cái việc ở phía sau? Phía sau. Vì sao vậy? Rõ ràng trên miệng đều cho rằng đối người xử sự là quan trọng, nhưng trên thực tế thì đến khi gặp con cái đều vẫn là chỉ ép chúng học hành, vì vậy vấn đề là ở chỗ nào? Mong con thành tài. Vậy điểm số mà tốt thì con cái đã thành tài rồi phải không? Khi điểm số đã tốt thì cuộc đời chúng đã hạnh phúc mỹ mãn rồi phải không? Cho nên rất nhiều vấn đề đều cần chúng ta phải suy nghĩ thấu đáo, đều cần chúng ta phải dùng trí huệ để phán đoán mới có thể phán đoán chính xác. Tôi tin chắc là có rất nhiều phụ huynh đều thúc đẩy con cái về mặt điểm số. Về sau, đợi đến khi con cái tốt nghiệp đại học ra trường xong, rất có thể đến nổi khả năng chào hỏi với người khác cũng không có, thậm chí là không cần phải đợi đến tốt nghiệp đại học, rất nhiều sinh viên đi học chưa được mấy tháng thì đã bị nhà trường cho nghỉ học. Tại vì sao lại bị trường học cho nghỉ? Năng lực chung sống đối xử với người khác quá kém cỏi, và cả năng lực tự lo liệu cuộc sống chính mình cũng quá kém. Năng lực sống chung với người và năng lực tự chăm lo cuộc sống đều sẽ ảnh hưởng cả một đời chúng, mà chín mươi tám với một trăm chỉ cách nhau có hai điểm, có ảnh hưởng tới cuộc đời chúng hay không? Không có. Bởi vì tôi cũng là một học sinh được sinh ra từ cái chủ nghĩa thi cử, trong suốt quá trình hơn mười năm đèn sách ấy, rõ thật là quay đầu nhìn lại chẳng học được cái gì, không học được gì cả. Cho nên chúng tôi có sự thể hội sâu sắc này, không muốn học sinh của mình trong thời gian hơn mười năm trời uổng phí đối với những sự học tập không liên quan tới cuộc đời chúng cho lắm. Bởi vì chúng tôi có sự thấu hiểu này nên mới suy nghĩ một cách cặn kẽ là làm thế nào để một đứa học trò, để cho một đứa trẻ chân thật học được quan niệm thái độ cuộc sống chính xác. Sau đó thì khiến chúng xây nền móng cho cuộc sống thật vững chắc. Vì vậy nếu không học lễ, cuộc sống của chúng có thể sẽ tăng thêm rất nhiều trở ngại, vì một khi chúng thất lễ có thể người ta sẽ không giúp đỡ chúng, thậm chí là còn làm chướng ngại chúng. Thế nhưng một khi chúng ta có được sự lễ phép, cuộc sống có thể sẽ tăng thêm rất nhiều sự trợ lực. Trợ lực giúp đỡ cho chúng ta. Cho nên bậc làm trưởng bối như chúng ta nên phải suy nghĩ, học hỏi những gì để có thể giúp đỡ cho một đời của bọn trẻ. Vì vậy, thái độ chào hỏi người lớn từ nhỏ này của tôi cũng là do sự dạy dỗ của cha mẹ, đã hình thành thói quen này từ nhỏ.

 

Sau khi tôi chào hỏi đối với người phụ nữ này xong, cô ấy cũng rất vui vẻ. Tiếp theo tôi liền tự giới thiệu về mình với cô ấy. Tôi nói chào cô, con là Thái Lễ Húc. Cô ấy nói chào con, còn ta là bà nhạc mẫu. Cô ấy nghe nhầm tôi là con rể họ Thái. Thế là cứ như vậy mà nói chuyện với cô ấy. Rốt cuộc nói chuyện như vậy mà phát hiện ra con gái cô là bạn học chung khóa trung học phổ thông với tôi. Cũng từ đây mà thể hội được ngạn ngữ có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”. Vì vậy các vị bằng hữu, tôi cũng là từ Hải Khẩu bay đến Thẩm Quyến, lại từ Thẩm Quyến bay đến Hồng Kông, nếu đem gộp lại thì cũng đã hơn nghìn dặm, cho nên chúng ta cũng là “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”.

Vừa rồi đã nói quá trình sự việc chào hỏi với người khác ngay ở trong thang máy như vậy. Khổng Lão Phu Tử nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”. Nếu bạn có lễ phép thì mới có thể có chỗ đứng được trong xã hội. Cho nên chúng ta rất vui mừng khi có người khác chào hỏi mình. Cũng như vậy, nếu như chúng ta chịu chủ động đến chào hỏi người khác, thì người khác cũng sẽ vui mừng như vậy. Hôm nay các vị bằng hữu ngồi ở đây, các vị đều đến từ những khu vực khác nhau, sau khi chương trình chúng ta hôm nay kết thúc, khi mỗi một vị đồng học trở về khu vực sinh sống của mình, mấy chục cái khu vực này cùng lúc vang lên cái âm thanh chào hỏi ân cần, có thể là sẽ cùng nói nhau: “Xin hỏi quý vị lên lầu mấy?”. Một khi mấy mươi khu vực đều bắt đầu trở nên như vậy, chúng tôi tin chắc mối quan hệ giữa người Hồng Kông với nhau nhất định sẽ có một sự thay đổi không hề nhỏ. Cho nên kỳ thực chúng ta hy vọng xã hội ngày càng tốt, chúng ta hy vọng giữa người với người có thể tôn trọng lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, nên phải bắt đầu từ chỗ nào? Tuyệt đối không phải là đi yêu cầu người khác làm trước. Tôn trọng lẫn nhau quan tâm lẫn nhau là kết quả, còn nhân phải từ việc chúng ta bắt đầu chủ động tôn trọng người khác, chủ động quan tâm người khác. Tin rằng giữa tất cả mọi người với nhau, nếp sống quan tâm tôn trọng sẽ nhanh chóng được hình thành, sẽ nhanh chóng thay đổi trở lại.

Vừa rồi chúng ta có nói có duyên mới có thể đến tương ngộ, vì thế duyên phần đến được không dễ dàng, cho nên chúng ta biết được duyên phần khó được thì nên “tri duyên”. Biết được duyên phần khó được thì hiểu được “tích duyên”, trân tiếc duyên phần. Ngoài lợi ích cho bản thân ra còn có thể lợi ích cho người, thậm chí là lợi ích cho thật nhiều người. Cho nên có duyên phần tốt, chúng ta hiểu thêm một bước nữa là phải biết “tạo duyên”.

Hôm nay có duyên phần này, xin được thảo luận với các vị đồng học “Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp?”. Duyên này chủ yếu nhất là bởi vì tổ tiên chúng ta đã truyền thừa cái trí huệ hơn 4.000 năm, chúng ta mới có được cơ hội để mà tiếp nhận giáo huấn của họ. Vì lão tổ tông đã để lại trí huệ mới có thể kết thành cái duyên phần này. Chủ đề giảng tọa của chúng ta là: “Nhân Sanh Hạnh Phúc”.

Cuộc sống làm sao để hạnh phúc?

Các vị đồng học, cuộc sống làm sao để hạnh phúc? Cuộc sống nên như thế nào mới có thể hạnh phúc? Cuộc sống mà hạnh phúc nhất định phải có tư tưởng, quan niệm hạnh phúc. Bạn có tư tưởng quan niệm đúng đắn thì mới có hành vi đúng đắn. Có hành vi đúng đắn thì mới có thói quen đúng đắn. Có thói quen đúng đắn thì mới có nhân cách đúng đắn. Có được nhân cách đúng đắn thì mới có được vận mệnh tốt. Có vận mệnh tốt thì cuộc sống nhất định sẽ hạnh phúc. Vì vậy căn nguyên là ở chỗ nào? Một người có cuộc sống hạnh phúc hay không, nguồn gốc vẫn là ở tư tưởng quan niệm của người đó. Cho nên có thể khiến tư tưởng quan niệm được đúng đắn, cuộc sống của bạn đã xây được cái nền móng đúng đắn.

Các vị đồng học, phải dựa vào tư tưởng quan niệm của ai để xây dựng cuộc sống của bạn? Thậm chí là thay con cái bạn tạo ra cái nền móng cuộc sống đúng đắn cho chúng, phải căn cứ tư tưởng quan niệm của ai? Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng. Một con người muốn có cuộc sống hạnh phúc, cũng chính là tư tưởng quan niệm phải đúng đắn. Tư tưởng quan niệm mà đúng đắn thì mới có thể làm một người tốt như pháp. Bạn là người tốt thì cuộc sống nhất định sẽ đạt được viên mãn. Hiện nay con người rất thích đọc sách, đặc biệt là rất nhiều người thích nghiên cứu tâm lý học.

Tôi thường thường thỉnh giáo họ mà hỏi rằng, giả như bạn xem sách của một nhà tâm lý học viết, họ bốn mươi tuổi viết ra một quyển sách, sáu mươi tuổi lại viết ra một quyển sách khác, xin hỏi bạn sẽ xem quyển nào trước tiên? Sáu mươi tuổi? Tại sao các vị lại cho rằng nên xem quyển sách sáu mươi tuổi viết trước? Tâm lý đã chính chắn hơn. Các vị bằng hữu, vừa rồi vị đồng học này của chúng ta nói, có thể là tâm lý đã thành thục, đã sáng suốt hơn. “Có thể” có phải là nhất định không? Vận mệnh của chúng ta và cả vận mệnh thế hệ sau của chúng ta có thể xây dựng ở trên từ “có thể” này hay không? Không thể được. Vậy chúng ta hãy suy nghĩ lại một lần nữa, một người hai mươi tuổi thì tương đối đơn thuần hay là người bốn mươi tuổi tương đối đơn thuần hơn? Vậy đơn thuần thì tốt hơn hay phức tạp thì tốt hơn? Đơn thuần tốt hơn! Đúng!

Chúng ta hay nói rằng, xã hội này là một cái chảo nhuộm lớn, vì vậy chưa chắc là một người sáu mươi tuổi có trí tuệ hơn một người bốn mươi tuổi. Cho nên bây giờ có nhiều người xem sách tâm lý học như vậy, đem lý luận trong sách tâm lý học để dạy dỗ con cái họ. Có một số người mới bắt đầu thì tiếp xúc lý luận của Liên Xô thì đem lý luận của Liên Xô dạy con cái. Hôm khác lại có người nói với họ, Italia cũng hay lắm, họ lại dùng lý luận của Italia để thử. Lại hôm khác có người nói Châu Âu rất hay, họ lại đem lý luận giáo dục của Châu Âu để mà dạy con. Xin hỏi con cái người đó sẽ thành ra như thế nào? Biến thành thế nào? Rất nhiều người nói biến thành vật thí nghiệm. Rất nhiều lý luận tâm lý đều đã dùng cái gì để làm thí nghiệm? Dùng động vật. Cho nên chúng ta nói bọn trẻ hiện nay giống như là con chuột bạch không khác, cung cấp cho người ta thí nghiệm, rất có thể thử nghiệm đến sau cùng thì ồ sai rồi, làm lại từ đầu. Có thể được không? Không thể được. Nên con người muốn đưa ra lựa chọn phải có lý trí.

Rốt cuộc thì tư tưởng quan niệm như thế nào mới có thể khiến một đứa trẻ có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, trở thành một người tốt đúng như pháp? Việc này chúng ta phải nên suy nghĩ. Trong xã hội cũng gặp được một số người bạn rất thành công, nghe xong một tiết học của chúng tôi, họ đứng ở bên cạnh rất lâu không muốn bước đi, đợi cho đến khi tôi giao lưu xong với rất nhiều bằng hữu, họ mới đi đến. Họ nói với tôi, hôm nay họ nói câu này không khó nghe chút nào, họ nói: “Tôi hôm nay nghe thầy Thái giảng về “Đệ Tử Quy”, tôi mười mấy năm từng trải trong xã hội, rốt cuộc cũng chỉ làm được một, hai câu trong “Đệ Tử Quy”. Các vị đồng học, vị ấy cũng đã bốn mươi tuổi rồi. Mười mấy năm kinh nghiệm cuộc sống lần mò ra được cũng chỉ được một hai câu giáo huấn của Thánh Hiền. Vì vậy, rất nhiều người cuộc đời đã đi được bốn mươi hay năm mươi năm rồi, rốt cuộc phát hiện nếu như cuộc đời để cho ta trở lại lần nữa, tôi nhất định sẽ ít phạm lỗi lầm hơn rất nhiều. Chúng ta luôn có sự nuối tiếc như vậy.

Xin hỏi lão tổ tông của chúng ta có sự nuối tiếc như vậy hay không? Có. Vì vậy lão tổ tông rất từ bi, rất biết suy nghĩ thay cho con cháu đời sau. Các vị có cảm nhận được hay không? Tôi đã từng nghe một vị trưởng giả đã hỏi một câu, tôi từ trước tới giờ chưa nghĩ qua cái vấn đề này, khiến bản thân tôi rất chấn động. Vị trưởng giả này hỏi: “Trong bốn nền văn minh cổ đại chỉ còn lại Trung Quốc. Tại sao trong lịch sử của toàn thế giới, mấy nghìn năm lịch sử chỉ còn lại duy nhất một nền văn minh cổ đại này? Nguyên nhân là ở đâu?”. Việc này đáng để cho chúng ta phải suy nghĩ. Có phải là lão tổ tông của bốn nền văn minh này đứng trước mặt thần linh mà nói: “Nào ta rút thăm được người nào thì dân tộc người đó không bị diệt vong không?”. Không thể nào. Có phải cái thăm này đã may mắn được tổ tiên người Trung Quốc chúng ta rút được cho nên văn hóa của chúng ta không bị mất? Tuyệt đối không phải như vậy. Thế tại sao văn minh cổ xưa của Trung Quốc có thể truyền được mấy nghìn năm? Tôi tin rằng Ai Cập cũng tốt, Tây Á cũng tốt. Lúc mới đầu tại sao tổ tông của họ phát minh ra văn tự, đã đem những thứ này thông qua văn tự, đem viết ra những kinh nghiệm của họ. Tại vì sao phải viết? Nếu như họ mỗi ngày chỉ nghĩ đến việc ăn mặc ngủ nghỉ của bản thân tốt là được rồi, thì họ có vẽ những bức tranh này, những văn tự này lên trên đá hay không? Không thể nào. Cho nên lão tổ tông của họ cũng đã có cái tâm này, hy vọng truyền thừa trí huệ, kinh nghiệm quan trọng trong cuộc sống lại cho đời sau. Nhưng mà họ đã truyền thừa không thành công, chỉ có lão tổ tông Trung Quốc truyền thừa thành công. Vì vậy, duyên này là duyên phần hiếm có trên cả thế giới. Chúng ta nên tìm cho ra nguyên nhân, bạn mới có thể “tri duyên”, mới có thể trân quý duyên phần này của chúng ta, là “tích duyên”.

Tại vì sao văn hóa chúng có thể truyền thừa mấy nghìn năm? Nguyên nhân ở lão tổ tông của chúng ta đã thấy được tiếng nói và chữ viết nhất định phải tách ra mới có thể kéo dài văn hóa mấy nghìn năm không gián đoạn, vì sao vậy? Vì nếu như văn chương và ngôn ngữ không được tách ra, nếu như ngôn ngữ liên tục thay đổi, thay đổi đến 200 năm sau đó, người của 200 năm sau nghe hiểu được tiếng của 200 năm trước hay không? Sẽ nghe không hiểu. Một khi nghe không hiểu thì văn chương cũng đọc không hiểu. Chúng tôi có một người bạn đã rời xa quê hương hai mươi năm. Sau hai mươi năm anh ấy trở về quê hương ngồi lại nói chuyện với rất nhiều thân hữu, có những lúc một số lời nói cần phải nghe giải thích thì mới hiểu được. Vì vậy ngôn ngữ hai mươi năm đã có một sự thay đổi nhỏ, 200 năm thì sẽ thay đổi lớn, vậy 2.000 năm sau thì hoàn toàn không biết được văn chương họ viết cái gì. Lão tổ tông đã phát hiện việc này, cho nên nói chuyện thì dùng ngôn ngữ khi đó, mà viết văn chương thì dùng dùng phương pháp đã thống nhất mấy nghìn năm nay, đó là “Văn Ngôn Văn”. Bởi vì lão tổ tông đã tạo ra phép mầu văn ngôn văn này, cho nên mới có thể truyền thừa cái trí tuệ mấy nghìn năm không gián đoạn, không bị đoạn mất. Cho nên chúng ta hy vọng cuộc đời của chính mình không phải tìm kiếm mấy mươi năm thì mới biết được đã sai chỗ nào, vậy thì sẽ không còn kịp nữa. Cũng không cần con cháu chúng ta phải tìm kiếm mấy mươi năm sau mới biết được đúng và sai, phải và trái, nhất định không để xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy nữa.

Bản thân tôi cũng là cho tới khi hai mươi lăm - hai mươi sáu tuổi mới có cơ hội gặp được học vấn của Thánh Hiền này, gặp được giáo huấn của lão tổ tông, cho nên tự tôi cũng cảm thấy rất đáng tiếc. Khi tôi biết được, tôi đã rất quý trọng cái duyên phần này, đúng lúc đó tôi cũng bước sang làm công tác giáo dục, dạy tiểu học. Tôi có một người anh kết nghĩa. Anh ấy có hai đứa con gái, một đứa học lớp hai tiểu học, một đứa học lớp bốn tiểu học. Tôi bèn đem hai quyển sách “Đệ Tử Quy” và đã lái xe đi hết ba tiếng đồng hồ mới tìm được người anh kết nghĩa này. Ghé vào quán ăn cơm vừa ngồi xuống, cơm còn chưa ăn thì tôi không còn kìm chế được nữa, bắt đầu giảng giải từng điều từng điều cho anh nghe, nói với anh rằng, mỗi một câu này đối với cuộc đời của bọn trẻ đều có ảnh hưởng sâu xa. Cứ như thế mà giảng giải một hồi, thế là khi chỉ mới nói đến được có một nửa, đột nhiên rất xúc động, nước mắt của tôi cứ tuôn trào ra. Ngồi lặng ở chỗ đó khoảng ba phút. Sau khi nỗi niềm của tôi đã ổn định trở lại, anh liền nói với tôi, anh nghe giáo sư đại học giảng bài cũng không có giảng ra được cái kiểu giống như tôi. Tôi đã giải thích với anh ấy một hồi. Tôi nói khi tôi vừa mới đọc được có một nửa thì đột nhiên cảm thấy, nếu như khi tôi còn nhỏ mà có vị thầy nào đó đem những đạo lý này giảng cho tôi rõ, cuộc đời tôi có thể đã ít đi biết bao nhiêu sự oan uổng, ít đi bao nhiêu những đường vòng. Đi phải đường vòng cũng không nghiêm trọng, mà trong quá trình đi con đường vòng đó cũng không biết đã làm tổn thương bao nhiêu người, cũng không biết đã làm cho bao nhiêu người phải đau khổ. Cho nên đột nhiên cảm thấy rất bi thương, cũng rất hối tiếc. Có một sự cảm nhận sâu sắc như vậy thì sẽ không muốn những học trò của mình, thậm chí là con cháu đời sau của chúng ta lại bị sự nuối tiếc giống như vậy. Vì vậy khi tôi có cơ hội, nhất định sẽ đem “Đệ Tử Quy” bỏ vào trong giỏ để đem tặng cho người khác. Ở trên chiếc xe của tôi cũng thường thường để những loại sách của Thánh Hiền, bất cứ lúc nào đủ duyên thì có thể tặng cho người khác.

Chúng tôi có một người bằng hữu, anh ấy có một đứa con đã mười tám tuổi, một đứa đã hai mươi tuổi. Đúng lúc chúng tôi quen nhau vào năm ngoái, tôi đã đem những giáo huấn của Thánh Hiền, có cả “Đệ Tử Quy” giới thiệu với anh. Anh rất là xúc động, anh nói con cái của anh đều đã lớn đến như vậy rồi, không kịp nữa rồi. Các vị bằng hữu, có bị trễ hay không? Mất trâu mới làm chuồng cũng không là quá trễ. Tôi liền nói với anh, lòng thành tất linh. Anh vẫn là cần phải có tâm chân thành, tâm nhẫn nại để xoay chuyển tư tưởng quan niệm của con cái. Đương nhiên cái công trình này cũng khá là lớn. Bởi vì anh có sự nuối tiếc sâu sắc đến như vậy, nên anh lúc nào cũng có mấy quyển “Đệ Tử Quy” để trong giỏ xách. Có một hôm đi hớt tóc, trong tiệm tóc vừa hớt tóc, để không lãng phí thời gian, cũng đem những giáo huấn trong “Đệ Tử Quy” này giới thiệu cho thợ hớt tóc. Người thợ hớt tóc ấy đúng lúc cũng đang mang thai, chưa sinh em bé. Sau khi vừa giới thiệu cho cô ấy xong, lại đem đĩa VCD đọc “Đệ Tử Quy” tặng cho cô ấy. Sau đó người thợ hớt tóc này trở về, thường mở đĩa “Đệ Tử Quy” lên nghe. Sau này cô sinh được một đứa con trai. Vị bằng hữu này của chúng tôi lại đi hớt tóc nữa, cô ấy nói với anh: “Chỉ cần đứa con của tôi quấy khóc thì tôi sẽ đi mở đĩa “Đệ Tử Quy” lên, bé liền lập tức không khóc nữa”. Bởi vì bản thân có sự hối tiếc sâu sắc, anh không muốn người khác lại đi vào vết xe đổ mà anh đã đi qua, cho nên vị bằng hữu này đã có cái tâm như vậy. Tin rằng anh sẽ tích được phúc phần to lớn. Cái phúc phần này có thể sẽ bao trùm cho tới đời sau. Chúng ta cũng tin rằng con cái của anh nhất định sẽ từ từ nhìn thấy được tấm gương này của người cha, tiếp đến cải thiện hành vi của chính mình.

Thánh Hiền đã giáo huấn chúng ta những gì?

Chúng ta đã biết được lão tổ tông có trí tuệ cao độ đến như vậy, đã truyền thừa văn hóa được mấy nghìn năm. Tiếp theo đây chúng ta hãy thâm nhập lý giải cho được rốt cuộc Thánh Hiền đã giáo huấn chúng ta những gì?

Tôi thường thường hay hỏi bằng hữu một câu này, tôi hỏi bạn là người Trung Quốc phải không? Sao không có phản ứng gì vậy? Các vị còn đang suy nghĩ rất lâu, vấn đề này có cần phải suy nghĩ lâu như vậy không? Bạn là người Trung Quốc phải không? Phải. Tiếng trả lời cũng không được lớn lắm. Tại sao lại phải hỏi vấn đề này? Những lúc tôi thường hỏi như vậy, mới bắt đầu thì âm thanh đều rất nhỏ, sau đó hỏi lại lần thứ hai thì họ liền lớn tiếng mà nói “phải”. Tôi nói âm thanh mà lớn thì có nhất định là phải hay không? Chúng ta phải trọng bản chất, trọng thực chất, không phải em bé cứ khóc to thì được bú sữa. Tôi thường hay hỏi họ một vấn đề, nếu như có một người từ khi sinh ra đến lớn lên ở nước Mỹ, nhưng cha mẹ của họ đều là người Trung Quốc, chúng ta có dám đảm bảo máu của họ là dòng máu chính thống của người Trung Quốc hay không? Nhưng mà tư tưởng của họ thì sao? Tư tưởng của ai? Tư tưởng của người Tây Phương. Xin hỏi là dòng máu thì quan trọng hơn hay tư tưởng thì tương đối quan trọng hơn? Dòng máu của họ sẽ ảnh hưởng đến cả đời họ phải không? Tư tưởng quan niệm sẽ ảnh hưởng đến cái tâm của cả cuộc đời họ và thái độ qua lại với người, cho nên tư tưởng là thứ quan trọng hơn tất cả. Mặc dù chúng ta tuy là chảy trong mình dòng máu người Trung Quốc, các vị bằng hữu, tư tưởng chúng ta có phải là tư tưởng của người Trung Quốc hay không? Dựa vào điều này đáng để chúng ta suy nghĩ kỹ càng.

Giáo huấn Thánh Hiền Trung Quốc chúng ta thẳng thắn mà nói đã gián đoạn hai - ba đời rồi. Cho nên bây giờ chúng ta còn lớn tiếng nói “phải”, nhưng mà phải chân thật hiểu được tư tưởng quan niệm của bản thân hiện giờ rốt cuộc là quan niệm tư tưởng của người Phương Đông hay là quan niệm tư tưởng của người Phương Tây. Hiện nay, cả thế giới quốc gia văn minh (chữ “văn minh” này phải để trong dấu ngoặc) là văn minh vật chất chứ không phải văn minh tinh thần. Đây là quốc gia có văn minh vật chất phát triển, quan niệm tư tưởng của họ đều thiên về tư tưởng của Phương Tây. Chúng ta hãy quan sát một chút, bản thân mình có phải là thiên về tư tưởng Phương Tây không?

Người Phương Tây suy nghĩ thì lấy mình làm trung tâm, bản thân lại được đề cao, mối quan hệ giữa người với người sẽ hình thành trạng thái “cạnh tranh”. Cạnh tranh đến một mức độ nào đó lại sẽ nâng lên một cảnh giới nữa là bắt đầu công kích lẫn nhau, “chiến tranh”. Chiến tranh mà nâng lên sẽ biến thành “ngày tàn của thế giới”.

Tôi thường hay nhìn thấy ngoài đường, trên mấy cây cột điện có dán bốn chữ: “Ngày tàn đã đến”. Các vị bằng hữu, ngày tàn đã đến hay chưa? Rất nhiều người sẽ nghĩ rằng, ngày tận thế chính là ngày bom nguyên tử phát nổ. Bom nguyên tử mà nổ thì trái đất sẽ bị hư hại. Không phải như vậy, ngày tận thế là gì? Khi mà tư tưởng của con người không còn giống con người nữa thì những ngày tháng sống sẽ rất khó chịu. Khi mà luân lý đạo đức đều bị tiêu vong hết thì cuộc sống con người sẽ không khác gì với cầm thú.

Một lần chúng tôi đến Thành phố Sán Đầu diễn giảng. Ở Sán Đầu họ đã triển khai đọc tụng Kinh điển được hơn một tháng, dạy bảo con cái làm người đối việc, cũng là bắt đầu dạy từ quyển “Đệ Tử Quy”. Sau hơn một tháng, thầy giáo đã tổ chức một buổi hoạt động nho nhỏ, là mời mỗi một bạn nhỏ chia sẻ một chút về tâm đắc của chúng trong hơn một tháng học tập vừa qua. Có một đứa trẻ khoảng bảy tuổi đi lên trên giảng đài nói, sau khi con đã học “Đệ Tử Quy” mới biết được là làm người thì phải hiếu thảo.

Câu nói này rất thú vị. Sau khi nó học rồi mới biết được làm người thì phải hiếu thuận. Cho nên bây giờ rất nhiều người lớn ở trước mặt những đứa trẻ này cũng có, thanh thiếu niên cũng có, đều rất là giận dữ: Các em không biết là phải hiếu thuận hay sao? Chúng nó có biết hay không? Người không học thì không biết, “nhân bất học bất tri lý”, bạn có thể trách những đứa trẻ này không? Bởi vì người lớn đã không hiểu được căn bản làm người nằm ở đâu, cho nên đã không truyền nói lại. Căn nguyên vẫn là ở tại người lớn chúng ta, những hành vi thiên lệch này của trẻ con hiện nay không thể nào đổ hết tất cả trách nhiệm cho chúng, vậy thì không công bằng một chút nào.

Đứa trẻ này tiếp sau đó đã nói rằng, con trước khi được học “Đệ Tử Quy”, mỗi ngày đều suy nghĩ làm sao để mưu hại cha mẹ. Mẹ cậu trân người nói không ra lời, vẻ mặt tỏ ra vô cùng kinh ngạc. Đứa con của cô mới bảy tuổi. Tôi tin tưởng cả cuộc đời này của cô, trước giờ chưa hề nghĩ qua con của mình đã nghĩ như vậy, vừa nghe thì không thể cầm được nước mắt, cứ chảy hoài, tại sao vậy? Đứa con nói, mỗi ngày đều ép con học cái này học cái kia. Hai vợ chồng cực kỳ bận rộn, bận rộn tối ngày, con cái có thể cảm nhận được là bạn thương nó không? Không cảm nhận được, vì cha con không gần gũi. Không gần gũi quá nhiều, bạn còn ép nó đi học bao nhiêu là thứ đó. Vậy xin hỏi bạn ép nó đi học bao nhiêu là thứ ấy thì mục đích là gì? Nói cho dễ nghe một chút thì là mong con thành rồng, muốn con thành phượng. Còn nói khó nghe một chút thì chính là sợ con cái học không được nhiều thứ, họ sẽ không giữ được thể diện.

Khi thầy giáo chúng tôi giảng đến trường hợp ví dụ này thì một vị giáo viên khác cũng lập tức bước lên bục giảng chia sẻ với chúng tôi. Thầy ấy nói, hôm nay thầy ấy cũng vừa mới hỏi một đứa trẻ bảy tuổi rằng, con thương ba nhiều hơn thương mẹ hay là thương mẹ nhiều hơn thương ba? Đương nhiên hỏi vấn đề này có được hay không? Hỏi không hay chút nào! Hỏi vấn đề này rõ ràng đã khiến cho đứa trẻ sanh ra sự phân biệt, sanh yêu ghét, đã hại đứa trẻ. Lòng dạ của đứa trẻ nhất định rất rộng lớn, đều đã bị những tư tưởng sai lầm của người lớn chúng ta chỉ bảo sai lầm cho chúng. Phải dạy bảo chúng nên hiếu thảo quan tâm cha mẹ nhiều một chút, đừng hỏi nó thương ai. Thế là đứa trẻ này cũng không cần suy nghĩ chút nào, nó nói cả hai người con đều không thương, con ghét hết cả hai. Vị thầy này vừa mới hỏi liền rất kinh ngạc. Tại sao lại kinh ngạc vậy? Bởi vì cha mẹ của nó khi ở trước mặt vị thầy này nhắc đến con của họ thì họ rất là đắc ý. Anh xem, đứa con của tôi học đàn piano giỏi như vậy, anh biết không, đứa con của tôi đại diện trường của nó đi thi cuộc thi nào thì đều đứng đầu danh sách. Cho nên họ rất lấy làm vinh dự. Nhưng mà chẳng bao lâu sau, họ lại không hề nghĩ qua đứa con của họ đang suy nghĩ những gì, đứa con của họ cảm nhận được những gì? Cho nên không phải người lớn thì chân thật thông hiểu được cảm nhận của trẻ con. Người lớn chỉ là dùng cái cách mà họ nghĩ là tốt mà áp đặt đối với trẻ con. Đứa trẻ mà bị ép bức như vậy, cuộc sống của nó sẽ thấy hạnh phúc hay không? Cuộc sống của nó đã sinh bệnh rồi, tư tưởng của nó đã sinh bệnh rồi, dù cho nó có được tốt nghiệp ở bất kỳ một ngôi trường tốt đến thế nào thì cuộc đời nó sẽ hạnh phúc hay không? Cho nên đáng để chúng ta suy nghĩ, rốt cuộc thế hệ ngay sau đời này bọn trẻ đang suy nghĩ điều gì?

Có một đứa trẻ học lớp chín, tự mình nấu cơm cho cha mẹ nó ăn. Kết quả là cha của nó đã chết sau khi ăn cơm, ngã ra nền nhà co giật mà chết. Qua một thời gian không lâu sau đó, người mẹ của nó cũng như vậy, sau khi ăn cơm xong cũng chết. Khi nó cúng bái mẹ của nó vừa xong, lập tức không giữ được bình tĩnh, đã đem những thức ăn vừa mới cúng bái đó đổ xuống dưới cống nước. Người Thím của nó nhìn thấy được chuyện này, trong lòng kinh ngạc, đứa trẻ này đối với cha mẹ một chút lòng cung kính cũng không có. Đột nhiên đứa trẻ này đã đi đến trước người Thím của nó và nói: “Thím à, ba và mẹ của con đã mua bảo hiểm rồi có phải không?”. Vừa nói ra cái câu này, người Thím của nó đột nhiên cảm thấy toàn thân nổi hết da gà, có gì đó bất thường, liền báo công an điều tra. Sau khi điều tra mới phát hiện đều là do chính nó hạ độc. Là một đứa trẻ mới mười ba tuổi ở Tỉnh Tứ Xuyên. Các vị đồng học, các vị biết tại vì sao mà nó giết cha mẹ hay không? Tiền bảo hiểm chỉ có hơn 10.000 Nhân Dân Tệ. Động cơ mới càng khiến chúng ta phải giật mình. Động cơ là vì nó muốn mua một chiếc điện thoại.

Chúng tôi nghe được câu chuyện này, cảm thấy đây thực sự là ngày tận thế đã đến. Một đứa trẻ chỉ vì muốn mua một chiếc điện thoại mà đã giết hại cả cha mẹ ruột của mình. Trong lòng của nó đã không còn cái ân nghĩa, không còn cái đạo nghĩa, chỉ có dục vọng mà thôi. Chúng ta hãy quay đầu lại mà ngẫm nghĩ một chút, trẻ nhỏ đối với vật chất có ham muốn mãnh liệt đến như vậy hay không? Đã bắt đầu từ khi nào vậy? Từ nhỏ đã dạy nó dục vọng. Là ai đã dạy? Là cha mẹ.

Cho nên bậc làm cha mẹ ở thời đại này không bình tĩnh mà suy nghĩ lại. Tuyệt đại bộ phận cha mẹ khi đã đến được tuổi trung niên, họ sẽ cảm thấy cuộc đời thật khổ, bận rộn hơn nửa đời người, lại nuôi dạy ra những đứa con làm họ ngày ngày ăn ngủ không yên. Vì thế, người không hiểu đạo lý, cuộc đời trải qua bao nhiêu việc chỉ khiến cho họ thấy vô cùng cảm thán, vô cùng chán nản đối với những cái kết cục này. Chúng ta nhìn lại một chút, chúng ta đang dùng phương pháp gì để tương tác với bọn trẻ vậy? Đều là vật chất. Kỳ thi tháng này nếu như con thi được tốt thì dắt con đi ăn một cây kem thật to. Đây là lúc còn tiểu học. Khi lên cấp hai, nếu như con thi được tốt thì sẽ mua cho con một chiếc xe đạp. Động lực để trẻ con dốc sức mà theo đuổi là gì? Không phải là muốn thành tựu cuộc đời của mình để sau này còn có thể phụng dưỡng cha mẹ, mà là vì muốn đạt được mục đích của nó. Khi học cấp ba thì thi được tốt, tại vì sao? Vì có thể lấy được một cái máy ảnh kỹ thuật số. Tất cả động lực trong cuộc sống đều là vật chất.

Có một học sinh cấp hai vừa thi lên cấp ba, khi thi xong thì nó nói với mẹ nó: “Mẹ ơi, mẹ phải mua cho con mấy bộ quần áo hàng hiệu giá trên một nghìn tệ”. Mẹ của nó hỏi tại vì sao? Đứa trẻ này trả lời, con thi lên được cấp ba đã giúp cha tiết kiệm mấy chục ngàn tệ. Nếu như con không thi lên được cấp ba, cha sẽ phải tốn một đống tiền để mà chạy điểm cho con, mua cho con một chỗ học cấp ba. Các vị xem, đứa trẻ ở trong đầu nó đang chứa những gì? Đều là dục vọng, đều là dùng tiền để đo lường bất kỳ giá trị nào. Vì vậy, làm con cháu ở đời sau, nếu cả thảy đều lấy dục vọng để theo đuổi thì sẽ tạo tác ra biết bao nhiêu sự việc thương thiên hại lý. Vì thế chúng tôi nói không phải bom nguyên tử nổ mới là ngày tận thế, mà là khi quan niệm tư tưởng của tất cả mọi người đều không phải là quan niệm tư tưởng của con người nữa thì khi đó chính là ngày tận thế đã đến thật sự rồi.

Cho nên, khi tôi diễn giảng đối với một số thầy cô, tôi sẽ hỏi họ một câu, các vị nhất định phải dạy cho tốt học trò của các vị, vì sao vậy? Nếu như chúng ta không dạy dỗ học trò của mình cho được tốt, đất nước và xã hội này trong tương lai sẽ phải giao lại tay ai? Đều sẽ phải giao lại vào tay của chúng. Nếu như tính tình của chúng đặc biệt lớn, nếu như chúng đến cả lòng quan tâm người khác cũng không có, đều là tự tư tự lợi, đợi đến khi chúng nó trở thành trụ cột của đất nước rồi, tuổi già của chúng ta sẽ rất thê thảm. Giả như chúng nó đều chưa nghe qua giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử, phải “lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão”, phải nên chăm lo cha mẹ của chính mình, chăm lo cho những ông bà cha mẹ của chính mình cũng nên đồng thời chăm lo cho ông bà cha mẹ của người, chúng đều không có tư tưởng quan niệm này. Ngày ngày ở trong đầu chỉ nghĩ đến chính mình. Khi mà chúng ta già yếu thì chúng nó sẽ nói, già cả hết rồi, hãy để cho họ tự sinh tự diệt đi. Đến lúc đó thì chúng ta sẽ rất thê thảm. Cho nên chúng ta là trưởng bối của người, là thầy của người, thậm chí bạn là cấp trên của người khác, đều nên phải đem đời sau, đem con cháu bạn, cấp dưới của bạn mà tận tâm tận lực dạy bảo. Xã hội là một thể cộng đồng mật thiết không thể tách rời.

Sau khi chúng ta có tính cảnh giác như vậy, nhất định phải nắm được nòng cốt của giáo dục, tuyệt đối không thể từ tự ngã mà bắt đầu. Tôi xin nói lại rõ hơn một chút nữa, chính là thái độ tự tư tự lợi đã sinh ra. Thay vì chúng ta ở đó sợ xã hội trong tương lai sẽ rất loạn, không bằng hiện nay từ bản thân mà làm, không bằng bây giờ bắt đầu làm từ chính mình, bắt đầu làm từ trong gia đình mình. Không cần phải đi con đường này, con đường này là tử lộ.

Chúng tôi trong ngành giáo dục thường thường được nghe thấy một câu nói: “Giáo dục nhất định phải cải cách. Con đường này chúng ta nhất định kiên trì đi đến cùng, tuyệt đối không quay đầu, nhất định phải tiếp tục mà thay đổi, cứ tiếp tục đổi”. Tôi nói khi con đường này đi đến bên bờ vực núi thì có cần đi tiếp nữa không? Sau khi tiếp tục đi thì sẽ thế nào? Sẽ rớt xuống. Giáo dục của chúng ta vẫn luôn cải cách, một mạch cải cách, xin hỏi những đứa trẻ được dạy dỗ có ngày một ưu tú hơn hay không, hay là càng ngày càng tệ hơn? Cho nên người làm việc phải lý trí mà suy nghĩ sâu sắc, không thể làm việc theo cảm tính. Không thể cứ nói tôi là Bộ trưởng giáo dục, tôi là Cục trưởng giáo dục, tôi đã mở miệng nói là phải cải cách thì không thể làm ngược lại được, nếu không tôi sẽ mất mặt lắm. Đem tư tưởng giáo dục của cả đất nước, cả xã hội đánh cược vào cách làm việc theo cảm tính cá nhân, vậy thì quá nguy hiểm. Phương hướng cải cách nhất định phải chính xác mới được.

Bản chất của giáo dục.

Trung Quốc đối với bản chất của sự giáo dục thì nắm rất rõ ràng. Thế nào là “giáo”? Ông Hứa Thận đời Đông Hán Trung Quốc đã viết quyển sách “Thuyết văn giải tự”, đã đem nghĩa lý của mỗi một chữ trình bày khai mở rất là thấu triệt, vả lại chỉ dùng một câu nói để khai thông. Vì thế, tôi thường xem sách của người xưa mà bội phục Thánh Hiền nhân từ tận đáy lòng. “Giáo giả thượng sở thí hạ sở hiệu”. Cho nên bản chất quan trọng nhất của giáo dục đó là lấy mình làm gương. “Dục” nghĩa là gì? Là “giáo tử sứ tác thiện dã”, dạy con sao cho chúng có thể thành người thiện. Cho nên bên trong chữ “Dục” này mấu chốt quan trọng nhất là chữ “Thiện”, mà “thiện” cũng phải có tiêu chuẩn, con cái mới hiểu được chuẩn mực của việc làm người.

Tôi thường hay nói, ngày trước người đọc sách là chí tại Thánh Hiền, bây giờ người đọc sách thì chí tại kiếm tiền. Thánh Hiền cùng kiếm tiền khác rất nhiều. Kiếm tiền là đều vì cái tự tư tự lợi. Cho nên nuôi dạy ra một đứa con như vậy không có cách nào để trở thành một người thiện cả. Phương hướng để nuôi dạy như vậy là thiên lệch, là sai lầm. Một khi phương hướng đã không còn chính xác thì phải nhanh chóng sửa chữa lỗi lầm, phải kéo trở lại, cho nên hành động kéo quay trở lại này không thể chậm trễ.

Chính sách giáo dục của Trung Quốc đã kéo dài mấy nghìn năm chưa hề phải cải cách, thậm chí ngay từ khi triều Nguyên, triều Thanh sáp nhập vào Trung Quốc cũng không thay đổi. Tại vì sao mà triều Nguyên, triều Thanh đều đã nhập vào Trung Quốc mà họ cũng không hề thay đổi chính sách giáo dục? Vì họ sâu sắc thể hội được sự bác đại tinh thâm trong văn hóa Trung Quốc, đối với một con người, với một xã hội, một quốc gia có ảnh hưởng sâu xa, cho nên họ không thay đổi, họ biết nó tốt. Chúng ta hãy xem thời gian triều nhà Thanh thịnh vượng, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long đều là những vị Hoàng đế yêu thích văn hóa Trung Quốc nhất. Bởi vì họ đã thâm nhập nghiên cứu giáo huấn của Thánh Hiền Trung Quốc, biết được chính sách giáo dục như vậy có thể làm cho gia đình hòa thuận, xã hội an định phồn vinh, cho nên họ mới không thay đổi. Thế mà giáo dục hiện nay của chúng ta thì ra sức cải cách, nói cho trắng ra, cải cách của họ có biết rốt cuộc phải cải cách đến đâu hay không? Có thể là có lý luận mới ra, họ lại đem về tham khảo một chút. Những lý luận này đều bắt nguồn từ tư tưởng Phương Tây, mà quan niệm tư tưởng Phương Tây đã làm chủ đạo thế giới này trong thời gian mới một - hai trăm năm. Chúng ta không phải không chịu để người khác đứng trước mình để họ dẫn dắt mình, mà chúng ta hãy bình tĩnh trở lại, rốt cuộc thì dẫn dắt chúng ta con đường này đi về đâu?

Các vị bằng hữu, chúng ta hãy xem tình trạng của cả xã hội và của cả thế giới hiện giờ, có phải chính là con đường này hay không? Đích thực là phải. Chúng ta hãy xem một chút, bọn trẻ bây giờ rất giỏi việc cạnh tranh. Sau khi cạnh tranh thì tâm lượng sẽ rất nhỏ hẹp. Con người một khi tâm lượng hẹp hòi, ngày tháng sau này sẽ rất khổ. Mỗi ngày đều phải so đo tính toán, cạnh tranh đến cuối cùng đối với người sẽ có tính công kích, rồi thành chiến tranh. Vì vậy mỗi ngày chúng ta mở tin tức, thế nào cũng có tin tức về chiến tranh. Nếu như chiến tranh chân thật có thể giải quyết vấn đề, thì chúng ta cũng có thể chấp nhận, quan trọng là chiến tranh không giải quyết được vấn đề, thậm chí còn làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Chúng ta hãy xem nước Mỹ hiện nay đang dấy động chiến tranh, kết quả có được tốt hay không? Kết quả không hề tốt. Những chiến sự mà nước Mỹ từng đảm nhiệm qua, không có cái nào có kết cục tốt cả. Đương nhiên chúng ta cũng không thể oán trách đối với người Mỹ, bởi vì họ không giống như lão tổ tông của chúng ta, không có sự truyền thừa mấy nghìn năm của Thánh Hiền, thậm chí không được học qua “Đệ Tử Quy”.

Trong “Đệ Tử Quy” có một câu nói, nếu họ nghe hiểu được, học được rồi thì họ sẽ không dùng phương thức chiến tranh để giải quyết vấn đề. Là câu gì? “Thế phục người, người không phục. Lý phục người, tâm mới phục”. Bạn dùng quyền thế võ lực để áp bức người khác, tâm người ta sẽ “không phục”. Tuyệt đối một khi có cơ hội sẽ lập tức nổi dậy báo thù bạn. “Lý phục người”, bạn dùng đạo lý chân thật làm người để đối đãi họ, để thay họ suy nghĩ, để quan tâm họ thì họ mới có thể phục bạn từ tận đáy lòng, để rồi sống chung hòa thuận với bạn.

Các vị xem, một câu nói quan trọng đến như vậy đã ở trong sự giáo dục của Thánh Hiền Trung Quốc chúng ta. Ngay trong quyển sách vỡ lòng này thì đã dạy việc đó rồi. Vì thế nước Mỹ hiện nay đã dấy động rất nhiều chiến sự, cả thế giới đều đã bị cuốn vào trong cái bóng tối của chiến tranh. Nước Mỹ đã cư xử như vậy thì ảnh hưởng gì đến thế hệ sau của họ? Là tốt hay không tốt? Sẽ ảnh hưởng không tốt. Cho nên vừa mới nói là “giáo giả thượng sở thí hạ sở hiệu”. Thế nên nếu như ở trên làm được tốt thì chúng sẽ học tốt, ở trên dạy xấu thì chúng sẽ học xấu. Vì vậy, vấn đề giáo dục thanh thiếu niên của nước Mỹ bây giờ rất nghiêm trọng. Nước Mỹ năm 2002 đã đem 250 triệu Đô La dự tính ban đầu để giáo dục phẩm cách nâng lên thành 750 triệu, nháy mắt đã tăng gấp ba, có hiệu quả không? Các vị phụ huynh, con người hiện nay có một phương thức tư duy sai lầm, đó là họ nghĩ rằng dùng tiền có thể giải quyết vấn đề. Giáo huấn của người xưa chúng ta thì tiền được xét đến sau cùng. Nhưng con người hiện nay thì ngược lại, đã đưa tiền lên để cân nhắc trước tiên, vì thế người bây giờ đích thực tư tưởng đã bị đảo ngược. Người Mỹ đều là dùng tiền để giải quyết mọi vấn đề.

Chúng ta một chút nữa sẽ xem thử phân tích tâm lý thực tại của một thanh thiếu niên người Mỹ, rốt cuộc sau khi nó đã dùng tiền thì có được kết quả tốt hay không. Được rồi! Bây giờ chúng ta chỉ tạm nói đến đây thôi. Cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 01)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 158


Hôm nayHôm nay : 47800

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 825081

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44693812

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.