Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 99)

Thứ bảy - 26/07/2014 20:00

Kinh văn: “Ký nhiếp thọ dĩ, phục nghệ Thế Tự Tại Vương Như Lai sở,khể thủ lễ túc, nhiễu Phật tam tráp, hiệp chưởng nhi trụ”.

Đoạn này là nói lễ tiết.Thế xuất thế gian pháp đều rất chú trọng lễ tiết.Người xưa nói rất hay, người không có lễ thì không thể đứng được ở xã hội, lời nói này rất có đạo lý. Chúng ta ở ngay trong Kinh luận của Phật, nơi nơi đều có thể xem thấy Thế Tôn cùng với các học trò của Ngài, thậm chí đến xã hội đại chúng thông thường, bạn xem lễ tiết của họ chu đáo đến thế nào, thành kính đến thế nào!Đây là chỗ mà chúng ta phải nên học tập.

Hôm nay là lễ Phật đản sanh.Có một số các lãnh đạo tôn giáo khác chúc mừng đối với Phật đản của chúng ta, cũng có gởi thiệp đến, có tặng hoa, đưa lễ vật đến, chúng ta đều phải nên ghi nhớ.Ở người xưa, không chỉ là một xã đoàn, ngay đến gia đình cũng không ngoại lệ, gia đình tiếp nhận bạn bè thân thích tặng quà đều phải ghi trên một tấm lễ bạc.Tại vì sao phải ghi chứ?Đến khi họ có ngày kiết khánh bạn liền biết được tặng lễ như thế nào.Cho nên khi tặng quà qua lại, luôn là phải tặng nhiều hơn so với họ một chút,đó là hậu đạo.Quyết định không thể tặng ít hơn so với họ, vì như vậy thì thật là khó coi, chí ít phải tặng bằng nhau, tốt nhất là nhiều hơn một chút.Cổ thánh tiên hiền đều là dạy bảo chúng ta làm như vậy.Cho nên ở xã hội cũ Trung Quốc, mỗi nhà đều có tấm lễ bạc.Tấm lễ bạc này rất quan trọng.Đoàn thể này của chúng ta càng quan trọng hơn, cho nên bình thường hy vọng các đồng tu cần phải chú ý đến những việc này, vạn nhất không nên xem thường.Sau khi xem thường thì biến thành vô lễ, vậy thì chúng ta ở trong xã hội làm người làm việc sẽ rất khó, không có người giúp đỡ, không có người ủng hộ chúng ta.

Đoạn này chúng ta có thể thể hội được, Bồ Tát Pháp Tạng là đệ tử Phật chân thật, Ngài có thể y giáo phụng hành, có thể dùng thời gian ngắn nhất, nhanh chóng viên mãn thành tựu tu học của Ngài, đạt đến nguyện vọng của Ngài.Đây là người chân thật báo ân.

“Ký nhiếp thọ dĩ”, thế giới Tây Phương Cực Lạc, nguyện vọng lý tưởng của Ngài tiếp cận hoàn thành, có thể nói là đã hoàn thành.Phía trước, trong kết luận đã nói “sở nhiếp Phật độ, siêu quá ư bỉ”, thế giới Tây Phương Cực Lạc kiến thành.Sau khi kiến thành, một việc lớn nhất là đến chỗ lão sư để báo cáo, cho nên lại đến “Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai sở”.Không chỉ là lễ tạ lão sư, mà vẫn là cầu lão sư chỉ đạo.

“Nghệ thủ lễ túc, nhiễu Phật tam tráp”, dùng đỉnh đầu của chúng ta lễ dưới chân Phật, đây gọi là tiếp túc lễ.Trong Kinh luận giải thích với chúng ta, tại vì sao phải hành tiếp túc lễ? Triết phục tâm ngạo mạn của chính mình. Các vị phải nên biết, ngạo mạn có thể nói là phiền não từ nhiều đời đến nay, phiền não này không chỉ chướng ngại bạn chứng quả, mà ngay đến khai ngộ cũng bị nó chướng ngại. Ngày nay chúng ta học Phật, ngày ngày nghe Kinh, tại vì sao không khai ngộ? Chúng ta xem thấy ở trên Kinh luận, xem trong truyện ký của đại đức xưa, có một số người đọc tụng nghe Kinh thời gian rất ngắn liền khai ngộ, có một số người mười năm, tám năm khai ngộ, số người năm năm đến mười năm khai ngộ rất nhiều, không đến năm năm khai ngộ thì có nhưng tương đối ít;hai mươi năm,ba mươi năm khai ngộ cũng có nhưngcũng tương đối ít.

Tại vì sao họ có thể khai ngộcòn chúng ta không thể khai ngộ? Thành thật mà nói, hoàn cảnh tu học của họ cùng hoàn cảnh tu học của chúng ta hiện tại mà so sánh, có thể nói mỗi nơi có sự đặc sắc của nó.Ở phương diện vật chất thì thuận tiện, người xưa không bằng như người nay. Các vị phải nên biết, người xưa vào buổi tối làm gì có ánh đèn sáng được như thế này? Đốt đèn sáp, đốt đèn dầu.Kinh bổn không thể in ấn được tốt đẹp như hiện tại, số lượng cũng ít, cho nên thông thường Kinh bổn của chính mình dùng đều là chính mình chép ra. Vào lúc đó không có kỹ thuật in ấn, không tìm mua được Kinh bổn, chỉ có dựa vào chép tay. Tôi nghĩ các vị chưa đọc qua quyển sách mà chính mình chép ra.Hiện nay đến nghe Kinh một lần, ngồi xe thì đến, rất thuận tiện. Người xưa nghe Kinh, phải đi bộ bao xa vậy? Trên Kinh Bồ Tát Giới nói,người thọ qua Bồ Tát giới nếu trong vòng 40 dặm có pháp sư giảng Kinh mà không đến nghe Kinh thì phạm giới Bồ Tát rồi.Một giờ đồng hồ đi mười dặm, bốn mươi dặm thì phải đi bốn giờ đồng hồ để nghe một lần giảng Kinh. Cho nên về phương diện vật chất thì người xưa không bằng chúng ta, hiện tại chúng ta thuận tiện hơn nhiều so với họ, nhưng về mặt khác thì chúng ta không thể so được với người xưa. Người xưa tâm địa thanh tịnh, chân thành, cho nên họ có được thọ dụng. Hiện tại tâm của chúng ta bao chao, chân thật là tâm khí bao chao, cho nên tu hành nếu muốn thành tựu thì rất là khó khăn.

Xã hội hiện tại sức cám dỗ của danh vọng lợi dưỡng năm dục sáu trần nhiều hơn người xưa không biết là tăng thêm mấy trăm lần, mấy ngàn lần,người thời trước không cách gì tưởng tượng. Đời sống của chúng ta ngày nay, hoàn cảnh này, nếu muốn có thành tựu thì chính là trên Kinh Di Đà nói “không phải là người thiện căn phước đức nhân duyên ít mà có thể sanh được nước kia”. Thiện căn phước đức nhân duyên của chúng ta đều siêu vượt người xưa, bởi vì nếu kéo người xưa đến thời hiện tại này, họ giống y như mình vậy,thì không thể thành tựu. Họ ở trong hoàn cảnh đó có thể thành tựu, chúng ta ở trong hoàn cảnh này có thể thành tựu thì siêu vượt hơn họ quá nhiều.Đạo lý này nhất định phải nên hiểu.

Tinh thần, nghị lực cầu học của A Di Đà Phật đáng được chúng ta kính phục, đáng được chúng ta học tập.Ngài chăm chỉ nỗ lực, không một chút buông lung. Người hiện tại đã nói “phân miễu tất tranh”, Ngài muốn thỏa mãn nguyện vọng của Ngài. Nguyện vọng gì vậy? Giúp đỡ pháp giới chúng sanh bình đẳng thành Phật.Nguyện vọng này quá to quá lớn, người thông thường đích thực không dám tưởng tượng.Ngài phát ra nguyện này quả nhiên thành tựu. Chân thật là có nguyện ắt thành. Cho nên hôm nay đến chỗ của lão sư, hành lễ chí kính đối với lão sư, “nhiễu Phật tam tráp, hiệp chưởng nhi trụ”. “Trụ” là đứng ở nơi đó.

Kinh văn: “Bạch ngôn Thế Tôn: “Ngã dĩ thành tựu, trang nghiêm Phật độ, thanh tịnh chi hạnh””.

Đây là đưa ra báo cáo thành tựu tu học với lão sư. Hai câu này là tổng thuyết. “Thành tựu trang nghiêm Phật độ” là y báo, thế giới Cực Lạc “thanh tịnh chi hạnh” là chánh báo. Bạn xem, hai câu tám chữ này, thế giới Tây Phương Cực Lạc y chánh trang nghiêm đều nổi bật lên hết. Pháp Tạng vừa nêu ra như vậy, Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai làm gì mà không rõ ràng đạo lý này? Lập tức liền tường tận. Phía sau đoạn này, Phật liền bảo Ngài nói ra tường tận hơn.Cách nói này của Ngài Phật biết được, nhưng đại chúng không biết.

Kinh văn: “Phật ngôn: Thiện tai!”.

Hai chữ “Thiện tai” này là tán thán Ngài, ý nghĩa rất sâu, vì sao vậy? Thành tựu của thế giới Cực Lạc đúng là tâm nguyện của Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, là nguyện vọng của Ngài và cũng là nguyện vọng của mười phương tất cả chư Phật Như Lai. Vậy thì tại vì sao chư Phật Như Lai không làm? Không nghĩ đến, thực tế mà nói không phải không có trí tuệ làm, không phải không có năng lực làm, mà là không nghĩ đến. Cái duyên này không như nhau. Sự việc này được Tỳ kheo Pháp Tạng nghĩ đến, Ngài làm thành công rồi. Chư Phật Như Lai không hề đố kỵ, bạn thấy ở chỗ này không có đố kỵ, không có chướng ngại,không như xã hội hiện tại của chúng ta, việc tốt nhiều dày vò. Bạn muốn làm một việc tốt, người ta biết được, nghĩ ra hết cách để chướng ngại bạn, nghĩ ra hết cách cản trở bạn, không để bạn thành tựu. Đây là cái tâm thế nào vậy? Đây là bên trong có ta và người, thành tựu của bạn không phải là thành tựu của ta, cho nên sanh ra đố kỵ chướng ngại. Chư Phật Như Lai không có ta và người, thành tựu của bạn chính là thành tựu của ta, mỹ mãn của bạn chính là mỹ mãn của ta, vậy làm sao mà không hoan hỉ?

Chư Phật Như Lai có một đại nguyện như nhau là phổ độ chúng sanh, dùng đủ loại phương tiện khéo léo tiếp dẫn độ hóa chúng sanh. Thế nhưng chúng sanh cang cường khó độ, bạn xem thấy trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh nói được rất rõ ràng, chân thật là cang cường khó độ, cho nên chư Phật Như Lai liền khai mở vô lượng vô biên pháp môn, giúp đỡ tất cả chúng sanh dần dần nâng lên cao. Chúng sanh đang trong quá trình học tậpkhông ngừng tiến thoái, tiến thì ít mà thoái thì nhiều, cho nên chư Phật Bồ Tát chân thật là các Ngài cũng không sợ khó khăn, các Ngài có lòng nhẫn nại, đời đời kiếp kiếp vô lượng kiếp đến nay không bỏ một ai, chư Phật Bồ Tát từ bi thương yêu. Loại ân đức này phàm phu chúng ta không hề biết, không cách gì thể hội. Các Ngài mong muốn chúng ta sớm một ngày thành Phật, sớm một ngày thoát khỏi sáu cõi luân hồi, thoát khỏi mười pháp giới, mà hành vi tạo tác, khởi tâm động niệm của chúng ta thì hoàn toàn tương phản với nguyện vọng của chư Phật Bồ Tát. Chúng taphải biết ân đức của chư Phật Bồ Tát.

Ngày nay cách làm này của Bồ Tát Pháp Tạng chân thật là làm rõ bổn hoài của chư Phật.Chư Phật ở đây là mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai, vì sao vậy? Trong tất cả phương tiện khéo léo thì thế giới Tây Phương Cực Lạc là đệ nhất, có thể khiến cho năm thừa đồng vào báo độ, không cần phải tu hành thời gian dài. Như trong 48 nguyện phía sau, mười niệm, một niệm quyết định được sanh. Loại phương pháp này đích thực là chư Phật Như Lai không hề nghĩ đến, hơn nữa phương pháp chỉ dùng một câu danh hiệu, chân thật không thể nghĩ bàn,đơn giản đến như vậy! Chỉ cần như lý như pháp mà tu học thì không có một người nào mà không thành tựu. Cho nên Phật gọi “Thiện tai”, bạn làm được quá tốt, bạn làm việc này chính là việc tôi muốn làm, bạn làm được rồi, cho nên tất cả chư Phật Như Lai đều tán trợ Ngài, đều tán trợ A Di Đà Phật, vô điều kiện giúp đỡ A Di Đà Phật. Chư Phật tán trợ, không phải nói “thiện tai, thiện tai” thì xong, mà các Ngài có hành động biểu hiện. Hành động gì vậy? Tất cả chư Phật giảng Kinh nói pháp, vì đại chúng rộng lớn giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc, khuyên bảo mọi người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đây là thực tiễn. Hay nói cách khác, chúng sanh niệm A Di Đà Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc chính là chư Phật Như Lai chính mình thành tựu. Con người này là ai độ vậy? Ngày nay chúng ta biết được niệm Phật, niệm A Di Đà Phật, biết được cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, nghĩ xem ai độ vậy? Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật độ. Nếu Thích Ca Mâu Ni Phật không giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc cho chúng ta, mà muốn độ chúng ta thoát luân hồi, ra khỏi mười pháp giới thì thật khó, không biết là phải tốn bao nhiêu sức lực, không biết là phải phí bao nhiêu thời gian. Cho nên thành tựu của A Di ĐàPhật chính là thành tựu của Thích CaMâu Ni Phật, sự nghiệp của A Di Đà Phật chính là sự nghiệp của Thích Ca Mâu Ni Phật, là thành tựu của Thích CaMâu Ni Phật, cũng chính là thành tựu của mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai, sự nghiệp của tất cả chư Phật Như Lai. Các vị phải tỉ mỉ mà nghĩ tưởng đạo lý này, sau đó bạn phải thể hội được, thế gian này bất cứ một người nào làm được một việc tốt nào cũng đều giống như chính mình làm,chúng ta xem thấy cũng xưng là “thiện tai”, hoan hỉ tán thán, hiệp trợ họ vô điều kiện.

Hiện tại chúng ta đã có một số thăm viếng các tôn giáo khác, cũng có một số cúng dường giúp đỡ. Trong nhà Phật có một số đồng tu, số ít người cảm thấy rất kỳ lạ là tại vì sao chúng ta phải giúp đỡ những tôn giáo đó? Không biết được những sự việc mà họ làm chính là việc mà chúng ta muốn làm, chúng ta phải làm. Ta và người không hai. Chúng ta xem thấy người ta làm những việc từ thiện phước lợi xã hội, giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn thật giống y như chúng ta chính mình làm vậy. Chúng ta chân thành tán thán, giúp đỡ họ vô điều kiện. Đây là chúng ta học được từ trong Kinh Phật, học được từ nơi Thích Ca Mâu Ni Phật, học được từ chỗ A Di Đà Phật. Phải học được giống, đây mới là học trò của Phật.

Kinh văn: “Kim chánh thị thời, nhữ ứng cụ thuyết”.

Hai câu phía trước nói được quá đơn giản, chính là lúc này phải nên cụ thể trần thuật, tường tận làm một cuộc báo cáo với đại chúng. Câu nói này hàm nghĩa cũng rất sâu rất rộng, làm sao biết được? Nếu như đại chúng cơ duyên chưa chín muồi thì nói cũng như không nói, nhất định là cơ duyên đại chúng chín muồi. Những đại chúng này là bốn chúng đệ tử mà Thế Gian Tự Tại Vương Phật giáo huấn thời gian dài. Thành tựu của Bồ Tát Pháp Tạng thù thắng không gì bằng. Cái thù thắng này siêu vượt chính Thế Gian Tự Tại Vương Phật, siêu vượt chính mình. Giáo học của Thế Gian Tự Tại Vương cùng với giáo học của Thích Ca Mâu Ni Phật rất gần giống nhau, cũng là dùng vô số pháp môn khác nhau dạy bảo vô số chúng sanh khác nhau. Pháp môn của A Di Đà Phật đơn giản, một câu Phật hiệu, một pháp môn, một phương hướng, một lối đi, chân thật gọi là “hội đa quy nhất”. Vô lượng vô biên pháp môn đến lúc này sẽ quay về một môn.Chân tướng sự thật này trong Hoa Nghiêm hiển thị được rất rõ ràng, rất tường tận. Kinh Hoa Nghiêm nói rất nhiều pháp môn, trong Ly Thế Gian Phẩm đã nói hai ngàn pháp môn, đến sau cùng Bồ Tát Phổ Hiền mười đại nguyên vương hồi quy Cực Lạc, chẳng phải là“hội đa quy nhất” hay sao? Không luận là căn tánh gì, không luận bạn tu học pháp môn nào, không luận bạn có thành tựu hoặc không có thành tựu, đều có thể bảo bạn bình đẳng vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, nên gọi là “năm thừa đều vào báo độ”. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Bạn xem trên hội Hoa Tạng, thế giới Hoa Tạng là thế giới của Tỳ Lô Giá Na Phật, Văn Thù và Phổ Hiền là hai trợ thủ của Tỳ Lô Giá Na Phật, hai Bồ Tát này đem đại chúng thảy đều hướng dẫn đến thế giới Cực Lạc để gặp A Di Đà Phật, trong tưởng tượng của ta, việc làm này có kỳ khôi không? Hai vị này đơn giản là phản bội lão sư, làm sao có thể dẫn tín đồ đi hết chứ? Tâm của chúng ta nhất định là có cách nhìn như vậy. Thế nhưng Tỳ Lô Giá Na Phật không giống như chúng ta, Tỳ Lô Giá Na Phật xem thấy rất là hoan hỉ, tại vì sao có thể hoan hỉ? Ở thế giới Hoa Tạng thành Phật chậm, trên Kinh thường nói là ở thế giới Hoa Tạng thành Phật phải trải qua ba đại A Tăng Kỳ kiếp. Ba đại A Tăng Kỳ kiếp là tính từ Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, các vị phải làm cho rõ ràng, trước khi sanh đến thế giới Hoa Tạng thì không tính, mà bắt đầu tính từ ngày sanh đến thế giới Hoa Tạng.A Tăng Kỳ kiếp thứ nhất tu tam hiền vị là thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng; A Tăng Kỳ kiếp thứ hai tu bảy vị thứ, từ sơ địa đến thất địa; A Tăng Kỳ kiếp thứ ba tu ba vị thứ là bát địa, cửu địa, thập địa. Ba đại A Tăng Kỳ kiếp là nói Pháp Thân Đại Sĩ của thế giới Hoa Tạng, chúng ta không có phần. Chúng ta tu hành, thành thật mà nói, vô lượng kiếp lại vô lượng kiếp, làm gì chỉ có ba A Tăng Kỳ kiếp? Cho nên Tỳ Lô Giá Na Phật xem thấy vui mừng. Đến thế giới Cực Lạc thành Phật nhanh, làm gì cần phải ba đại A Tăng Kỳ kiếp? Những Pháp Thân Đại Sĩ này đến thế giới Tây Phương Cực Lạc ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Bạn xem, ba đại A Tăng Kỳ kiếp họ mới có thể thành tựu, hiện tại cần bao nhiêu thời gian? Một kiếp cũng không cần. Các vị xem thấy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã nói thì bạn liền tường tận. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc mấy ngày thì thành Phật, thì thành tựurồi. Tỳ Lô Giá Na Phật xem thấy cảnh tượng này làm sao mà không vui mừng chứ? Những học trò này ở đây học với ta phải cần bao nhiêu năm mới có thể tốt nghiệp, đến bên đó đi học ba bốn ngày thì tốt nghiệp, cho nên Tỳ Lô Giá Na Phật vui mừng còn không kịp, làm gì có việc đố kỵ chứ? Đây chính là chỗ không giống của Phật cùng phàm phu chúng ta.Đạo tràng phàm phu chúng ta, nếu khi tín đồ của họ bị mang đi hết thì họ sẽ tức giận đến chết.

Tôi ở nơi đây giảng Kinh với các vị đồng tu, giảng đến nỗi khô cả lưỡi, mà các vị cũng không có khai ngộ. Nếu như một đạo tràng khác có một pháp sư ở nơi đó giảng Kinh, vừa nghe liền khai ngộ, có một người thảy đều dẫn các vị đi quá đó, tôi hoan hỉ vỗ tay, tôi sẽ không đố kỵ. Tâm của Phật Bồ Tát không giống như tâm của phàm phu chúng ta, tâm của phàm phu luôn là muốn khống chế người khác, khống chế tín đồ, cho nên chính mình không thể khai ngộ.Phải quấy nhân ngã, danh vọng lợi dưỡng không chịu buông bỏ thì làm sao có thể khai ngộ được? Đây là đại chướng ngại của cửa ngộ.

Bởi vì những nhân tố này, cho nên Phật mới nói “kim chánh thị thời”, ông phải nên mau nói ra, “nhữ ưng cụ thuyết”, ông phải nên cụ thể báo cáo với mọi người.

Kinh văn: “Linh chúng hoan hỉ, diệc linh đại chúng, văn thị pháp dĩ, đắc đại thiện lợi”.

Trong bài kệ này có hai chữ “chúng” là “linh chúng hoan hỉ”, phía sau lại có “diệc linh đại chúng”, Kinh văn này dường như là lặp lại lộn xộn. Tuy là nói hai chữ chúng nhưng quyết định là hai ý nghĩa, hai chữ chúng này muốn nói thế nào cũng đều nói được thông.

“Linh chúng hoan hỉ”, chữ chúng này là tất cả chúng sanh tận hư không, khắp pháp giới. A Di Đà Phật chỉ cần tuyên bố thế giới Tây Phương Cực Lạc y chánh trang nghiêm, mười pháp giới, hư không pháp giới tất cả chư Phật Bồ Tát, thậm chí đến chúng sanh ác đạo, sau khi nghe rồi đều hoan hỉ, không có ai mà không hoan hỉ. Vì sao vậy? Có thể bình đẳng được độ, mau chóng thành tựu, ai mà không hoan hỉ.

“Diệc linh đại chúng”, đại chúng này chính là đại chúng ngay trong pháp hội, cho nên nó không có xung đột.Đây cũng chính là những đại chúng nghe Phật giảng Kinhtại giảng đường của Thế Gian Tự Tại Vương Phật, cho nên ý nghĩa của hai chữ “chúng” này, “văn thị pháp dĩ, đắc đại thiện lợi”. Cái thiện này, loại lợi ích này không cách gì hình dung. Lời nói này là thật, quyết định không phải là giả. Cho dù không có thiện căn, không có phước đức, trong Kinh Phật gọi là Nhất Xiển Đề, nghe được tin tức này cũng là đại thiện lợi.Đại thiện lợi này là “vừa nghe qua tai mãi đã trồng căn lành”. Nghiệp lực của họ sau khi tiêu trừ, thiện lợi sẽ hiện tiền.

Ngày nay chúng ta ở trong giảng đường có được tin tức này không phải là ngẫu nhiên, rất có thể chúng ta ở trong vô lượng kiếp đã từng nghe được tin tức này, nhưng tập khí phiền não nghiệp chướng của chúng ta rất nặng, không thể nào có thể nỗ lực tu học. Ngay đời này được thân người lại gặp được pháp môn này, sau khi gặp được chân thật sanh tâm hoan hỉ, việc này không dễ dàng. Thế Tôn hy vọng chúng ta làm đệ tử chân chánh của Thế Tôn, chân thật y theo lời khuyến cáo của Thế TônNgài, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

Trên Kinh Pháp Hoa đã nói: “Lục Tức Phật”, đây là một loại Phật học thường thức, chúng ta phải biết.

Thiên Thai có thể nói là Phật giáo Trung Quốc, Ấn Độ không có tông Thiên Thai. Thiên Thai là người Trung Quốc chúng ta xây dựng, cũng có thể nói là đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc. Đại sư Trí Giả của Thiên Thai căn cứ Kinh luận Ngài được khai ngộ, Ngài thể hội được, nói ra một số phương pháp giáo học, đem Phật phân làm sáu loại gọi là “Lục tức”. Tức ý nghĩa “chính là”.

Loại thứ nhất là “Lý Tức Phật”. Từ trên lý mà nói, từ trên tâm tánh mà nói thì mọi người đều là Phật. Các vị có người hỏi tôi, tín tâm vì sao không sanh ra, tín tâm từ do đâu mà sanh? Chính từ ba chữ này. Đại sư Thiên Thai giảng câu này khải phát tín tâm của chúng ta. Lý Tức Phật, cái lý này trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Đây chính là lý mười phương thế giới y chánh trang nghiêm do một niệm tự tánh biến hiện, một niệm tự tánh chính là Phật, Phật thật. Tự tánh biến hiện ra tất cả hiện tượng cũng là Phật, cho nên trên Kinh Hoa Nghiêm mới nói “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”, đều là từ trên “Lý Tức Phật” mà nói. Phật ở trên KinhĐại Thừa còn có một câu nói được rất hay: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Đã có Phật tánh, tức phải làm Phật, bạn phải nên làm Phật. Những lời nói này đều là từ trên lý mà nói. Chúng ta tu hành có thể thành Phật, có thể chứng quả, tín tâm từ chỗ này mà xây dựng. Đây là pháp bình đẳng, chân thật gọi là “sanh Phật bình đẳng”, chúng sanh cùng Phật là bình đẳng, trên tâm tánh là bình đẳng. Chư Phật Như Lai một niệm tự tánh hiển hiện, hôm nay thân này của chúng ta cũng là một tự tánh hiển hiện, thậm chí đến súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục vẫn là một niệm tâm tánh hiển hiện. Tâm có thể hiện trí tuệ, hiện ra cái tướng không như nhau. Thức có thể chuyển biến, cho nên “duy thức sở biến”, tướng không như nhau, do thức biến.Đạo lý nói được rõ ràng, tường tận,thế nhưng phàm phu sáu cõi đã mê mất đi tự tánh. Tự tánh không thể làm chủ thì ai làm chủ vậy? Tám thức, 51 tâm sở làm chủ. Duy thức sở biến, sự việc này thì phiền phức, càng biến càng đáng lo, nó không thể biến được tốt, nó hướng về phía xấu mà thay đổi, chân thật là mỗi lúc tệ hơn, đời sau không bằng đời trước. Chư Phật Như Lai xem thấy tình hình của chúng sanh, các Ngài liền đến. Tại vì sao các Ngài phải đến? Tất cả chúng sanh chính là chính mình, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là chính mình, không phải là người khác, cho nên các Ngài liền đến. Các Ngài đến độ chúng sanh không hề có lý do đáng nói. Chính mình giúp chính mình, chính mình độ chính mình, còn có lý do gì đáng nói? Các Ngài đến giúp chúng ta - những chúng sanh mê hoặc điên đảo này, giúp chúng ta giác ngộ. Chư Phật Bồ Tát đang giác, chúng ta đang mê, ngoài mê ngộ ra, không có thứ nào là không giống. Chúng sanh cùng Phật khác nhau chính là chỗ mê ngộ. Một niệm giác thì chúng sanh thành Phật, một niệm mê thì Phật liền biến thành chúng sanh, việc này chính là như vậy.

Phật đến dạy bảo chúng ta, vì chúng ta giảng Kinh nói pháp vẫn là thị hiện như nhau để cho chúng ta thấy. Từ bi đến tột đỉnh. Cái tướng này, chúng ta ở trong tình huống này gọi là “Danh Tự Tức Phật”. Hiện tại địa vị của chúng ta, hiện tại chúng ta học Phật, Phật gì vậy? Phật danh tự, tâm của chúng ta không giống như Phật, ngôn ngữ hành vi của chúng ta không giống như Phật, thế nhưng chúng ta ngày ngày đang niệm Phật, ngày ngày đang lạy Phật, ngày ngày đang tụng Kinh, cảnh giới của chúng ta hoàn toàn không có chuyển đổi, hay nói cách khác là hữu danh vô thực, ở trên danh tự mà thôi, vẫn cứ phải luân hồi sáu cõi. Các vị phải nên biết, chúng ta ở trên danh tự thời gian thật dài, vô lượng kiếp đến ngày nay đều ở ngay trên danh tự. Làm sao biết được? Nếu như không phải ở ngay trong danh tự thì bạn đã vãng sanh rồi. Ngày trước lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thường nói, người niệm Phật thì nhiều, người vãng sanh thì ít, một vạn người niệm Phật chân thật vãng sanh cũng chỉ có ba đến năm người. Do nguyên nhân gì? Trong một vạn người niệm Phật này chỉ có ba người đến năm người địa vị được nâng cao, Quán Hành Vị, họ vãng sanh rồi, những người khác không thể vãng sanh là Danh Tự Vị. Cho nên chúng ta phải nghĩ lại xem, làm thế nào làm cho chính mình từ Danh Tự Vị nâng lên Quán Hành Vị thì vấn đề này liền được giải quyết. Đại sư Trí Giả thị hiện cho chúng ta chính là Quán Hành Vị, cho nên khi Ngài vãng sanh, các học trò hỏi Ngài: “Thưa lão sư! Ngài vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc là phẩm vị gì?”.Ngài nói:“Phẩm vị thứ năm”. Phẩm thứ năm là ngũ phẩm Quán Hành Vị mà trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói. Hay nói cách khác,Ngài từ Danh Tự Tức Phật nâng lên đến Quán Hạnh Tức Phật. Các vị phải nên biết, Quán Hạnh Tức Phật chúng ta có thể làm đến được, mỗi một người đều có thể làm đến được, cho nên pháp môn này có thể phổ độ chúng sanh. Lại hướng lên vị thứ bên trên thì chúng ta không làm được. Quán Hạnh Vị ở trong Tịnh Độ gọi là công phu thành khối, lại hướng lên trên đó là nhất tâm bất loạn, vậy thì khó rồi, không dễ dàng. Cho nên chúng ta phải nên biết, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, thấp nhất phải chuẩn bị những điều kiện này. Đại sư Thiên Thai là từ trên cương lĩnh mà nói, trước tiên nắm lấy được cương lĩnh.

Trong năm phẩm, năm cương lĩnh, cương lĩnh thứ nhất là “tùy hỉ”. Chúng ta có rồi, chúng ta nghe được KinhĐại Thừa Vô Lượng Thọ, chân thật sanh tâm hoan hỉ. Đây chính là nói rõ, trong đời quá khứ bạn đã từng nghe Phật nói qua bộ Kinh này. Nếu như bạn không có túc căn này, ngày nay gặp được pháp môn này, tâm hoan hỉ không thể sanh khởi. Bạn không nên cho rằng việc này quá dễ dàng, ta vừa xem vừa thấy thì liền hoan hỉ, làm gì mà khó đến như vậy? Nếu bạn cho rằng dễ dàng như vậy, bạn thử đi hỏi những người học Phật khác xem, họ có chịu tu hay không? Bạn thử hỏi người tham Thiền, người học Mật, học các tông phái khác, bạn nói với họ, họ lắc đầu, họ không tin tưởng. Thậm chí họ còn nói, bổn hội tập này là của cư sĩ biên không đáng tin, phải nên đọc nguyên bản dịch. Bạn nói xem, có phiền phức hay không? Cho nên “tùy hỉ” không phải là việc dễ làm, chứng minh bạn có nền tảng của thiện căn phước đức sâu dày.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 99)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 242


Hôm nayHôm nay : 45166

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1459144

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43703288

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.