Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Thứ bảy - 26/07/2014 19:36

Tịnh Tông Tu Hành Thủ Tắc là hành kinh của chúng ta. Kinh có bốn loại Giáo-Lý-Hành-Quả, đó là tu hành, cũng chính là hành vi chí thiện mà tôi thường nói. Quyển sách nhỏ này để các vị mang theo bên mình, mỗi lúc xem, xem rồi phải làm được, từng điều phải làm cho được.Trong quyển sách nhỏ này, tổng cộng có ba bộ phận. Bộ phận phía trước là tiết lục giáo huấn trong năm kinh của Tịnh Tông. Bộ phận thứ hai có 60 điều, chính là giáo huấn của kinh Vô Lượng Thọ. Bộ phận thứ ba đại khái cũng có sáu mươi mấy điều, tiết lục giáo huấn từ trong Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn kinh đã nói. Những bộ kinh này đều giảng qua ở nơi đây.Bạn có thể làm được mấy điều này thì bạn chính là Bồ Tát chân thật, bạn là người tu hành chân thật, bạn nhất định sẽ được chư Phật hộ niệm long thiên ủng hộ. Bạn phát nguyện vì Phật pháp, vì chúng sanh thì làm bất cứ sự nghiệp gì đều sẽ viên mãn. Có nguyện ắt thành. Chính chúng ta phải chuẩn bị đủ điều kiện này mới được. Chính mình không đầy đủ cái điều kiện này, cầu cảm ứng sẽ không cầu được. Bạn có thể cầu, có cầu ắt có ứng là bản thân bạn chuẩn bị đầy đủ điều kiện tốt. Việc này mọi người nhất định phải nên hiểu. Chính mình không nỗ lực tu hànhthì quyết định không thể có thành tựu. 

Câu thứ hai: “Lợi ích chúng sanh cúng dường”. Chỗ này trong lúc giảng giải chúng ta thường hay nhắc đến, chúng ta tâm tâm niệm niệm lợi ích tất cả chúng sanh, tâm lượng phải lớn, quyết không thể nói lợi ích chúng sanh tôi ưa thích, còn chúng sanh tôi không ưa thích, chúng sanh chán ghét thì tôi không lợi ích cho họ. Cách nghĩ này của bạn sai rồi. Lợi ích chúng sanh không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt tộc loại, một mực bình đẳng lợi ích. Trong tất cả lợi ích thì lợi ích lớn nhất là gì? Ở trên kinh Phật đã nói, giúp đỡ chúng sanh giác ngộ, đó là lợi ích lớn nhất, nên gọi là “phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”. Tại vì sao chúng sanh có khổ? Khổ là do họ mê mà không giác thì họ khổ thôi. Họ có tai, có nạn, có khổ, chúng ta ở trên mặt vật chất giúp cho họ một chút là chỉ có thể cứu nhất thời, không thể cứu cả đời. Cho dù bạn có năng lực giúp đỡ cho họ cả một đời, đến đời sau thì phải làm sao? Bạn còn có thể chăm sóc được cho họ không? Đời sau lại còn đời sau nữa. Phật Bồ Tát lợi ích chúng sanh, đời đời kiếp kiếp mãi mãi lợi ích cho họ, lợi ích chân thật. Bạn thử nghĩ xem, sự việc này chúng ta làm thế nào thực tiễn?

Thực tiễn ở chỗ này chính là giáo dục. Nếu các vị thường hay nghĩ đến, Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời giảng kinh nói pháp,việc này mọi người đều biết, Thế Tôn năm xưa ở đời giảng kinh hơn 300 hội, nói pháp 49 năm, giống như Khổng Lão Phu Tử vậy, cả đời đều làm công tác giáo dục xã hội. Công tác giáo dục này không có nhận bồi dưỡng, là công tác nghĩa vụ, Phật không hề nhận một xu tiền học phí nào của người ta. Tiếp nhận cúng dường chẳng qua là một ngày ăn cơm một bữa, tiếp nhận một bát cơm mà thôi, ba y một bát, không có tâm mong cầu, cả đời giáo học không biết mệt, đó là lợi ích chúng sanh cúng dường. Chúng ta phải học tập.

Vào thời xưa giao thông không thuận tiện, phạm vi đời sống nhân dân rất nhỏ hẹp, đích thực là có người đến già chết mà chưa từng qua lại.Ở ngay trong thôn xóm, thôn xóm cách bên có thể nhìn thấy được, chỉ có mấy dặm đường thôi, nhưng cả đời cũng chưa từng qua đến bên thôn trang đó, đến già chết chưa từng qua lại. Phạm vi đời sống rất nhỏ, giao thông không thuận tiện. Tình hình như vậy mới cần xây đạo tràng, cho nên nơi nơi đều có đạo tràng, đều có pháp sư ở nơi đó giảng kinh nói pháp, giáo hoá chúng sanh. Hiện tại thời đại này thay đổi rồi, khoa học kỹ thuật phát triển, thông tin phát triển, toàn thế giới bất cứ một nơi nào, xảy ra một việc nhỏ nào, chúng ta lập tức liền biết được. Giao thông thuận tiện. Bạn nghĩ xem, vào thời xưa, nếu từ Trung Quốc đi đến nơi đây, đi đến Nam Dương làm gì mà dễ dàng. Có cơ hội cho bạn đến, bạn cũng e ngại, ngồi thuyền phải ngồi đến mấy tháng mới có thể đến được. Hiện tại giao thông thuận tiện, mấy giờ đồng hồ thì đến rồi. Cho nên tôi ở Úc Châu, ở Tuyết Lê, có một số đồng tu gặp mặt tôi ở Tuyết Lê, tôi liền nói với họ, Đài Bắc đến Tuyết Lê ở vào 30 năm trước, đại khái ba bốn chục năm trước, từ Đài Bắc đến Cao Hùng phải ngồi tàu hoả, tàu nhanh là tám giờ, tàu chậm là 12 giờ. Hiện tại từ Tuyết Lê đến Đài Bắc là 8 giờ đồng hồ, địa cầu nhỏ lại, cho nên gọi là thôn địa cầu. Tham quan du lịch dường như biến thành việc cần thiết trong cuộc sống của một người, tuyệt nhiên không phải xa xỉ, mà là biến thành một bộ phận đời sống, đi nghỉ hè. Thế là chúng ta cùng với thế giới bên ngoài tiếp xúc được nhiều hơn, bạn sẽ tiếp xúc với những người chủng tộc khác nhau, người quốc gia khác nhau, người tín ngưỡng khác nhau, người văn hoá khác nhau, người có phương thức đời sống khác nhau, người tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, bạn phải cùng sinh hoạt chung với họ, đây gọi là đa nguyên văn hoá. Cho nên phải có quan niệm lợi ích tất cả chúng sanh, vô số giới hạn thảy đều phải đột phá. Hiện tại địa cầu này biến thành một nhà, cái nhà này có lớn hay không? Không lớn, một gia đình rất nhỏ, so với Phật thì nhỏ hơn rất nhiều. Nhà của Phật thì bao lớn? Tận hư không, khắp pháp giới, Phật là “lấy pháp giới làm nhà, lấy chúng sanh làm chính mình”. Nếu như chúng ta muốn làm Phật, nếu bạn không thể thực tiễn được hai câu nói này, thì bạn không thể làm được Phật. Mọi người niệm Phật đều muốn thành Phật, đều muốn đi đến thế giới Cực Lạc để thành Phật, trước tiên bạn phải có cái quan niệm này, phải thực tiễn cái quan niệm này. Tất cả chúng sanh là chính mình, hư không pháp giới là nhà của ta, thì bạn mới có hy vọng làm được Phật. Cho nên, khởi tâm động niệm của bạn có thể lợi ích tất cả chúng sanh. Khởi tâm động niệm là nguyện vọng, nguyện vọng có thể biến thành sự thật hay không lại là một tầng công phu. Làm thế nào đem nguyện vọng biến thành sự thật, thực tiễn được nó? Bạn phải có hành động.

Lần này tôi có cơ hội tham gia hội nghị tôn giáo thế giới tổ chức hội nghị hòa bình ở Paris. Tôi cũng cảm thấy rất kỳ lạ, vì sao họ lại đến tìm tôi? Tôi hoàn toàn chưa từng qua lại với họ, họ đến tìm tôi, hơn nữa còn rất tôn kính đối với tôi. Hội nghị này một năm tổ chức hai lần, nửa năm một lần. Tham gia hội nghị này có hơn 30 tôn giáo, đều là người lãnh đạo của một số giáo phái.Mỗi một giáo phái đều có phát biểu quan niệm của họ, cách làm của họ, đều có một báo cáo ngắn gọn. Hội nghị hai giờ đồng hồ, họ để cho tôi nói 30 phút, rất là tôn kính đối với tôi. Họ mỗi một người phát biểu đại khái chỉ có 5-6 phút, để cho tôi nói 30 phút, rất là đãi ngộ đối với tôi. Sau khi tôi nghe rồi, vốn dĩ tôi cũng có chuẩn bị, các vị đồng tu đều biết, những thứ đã chuẩn bị đến chỗ đó thì không dùng được, phát cho họ làm tham khảo. Bởi vì tôi nghe lời của mỗi một người họ nói, sau khi nghe rồi tôi kiến nghị với họ. Hội nghị này đã có rất nhiều năm lịch sử. Quan niệm của một số nhà tôn giáo tôi rất là kính phục, có một mục tiêu giống nhau là cầu cả xã hội an định, thế giới hòa bình, tất cả chúng sanh có thể hoà thuận cùng ở với nhau, hợp tác lẫn nhau. Quan niệm này quá tốt, đây là chỗ mà chúng ta tôn kính. Thế nhưng quan niệm này làm thế nào để thực tiễn? Vấn đề này thì nghiêm trọng. Hội nghị đã mở ra nhiều năm, một năm mở ra hai lần vẫn không khởi được tác dụng. Xã hội vẫn là động loạn, thế giới vẫn là không hòa bình, vẫn là có tranh chấp. Mọi người đều không nghĩ ra được biện pháp, cho nên tôi đưa ra ý kiến cho họ. Tôi nói rõ với họ, nhà Phật trên kinh Hoa Nghiêm nói thế giới Hoa Tạng, đó là thế giới của Tỳ Lô Giá Na Phật, đó là một thế giới đa nguyên văn hoá, lớn hơn rất nhiều so với thế giới của chúng ta. Chúng ta xem thấy ở trên kinh Hoa Nghiêm, những quần chúng tham gia đại hội này đã có hơn 200 chủng tộc khác nhau. Chủng tộc đó quá lớn, số người trong mỗi một chủng tộc là vô lượng vô số, thế giới này của chúng ta có tính được vào đâu? Phạm vi quá nhỏ. Thế giới Cực Lạc cũng là như vậy. Tại vì sao người của thế giới Hoa Tạng, người của thế giới Cực Lạc, chủng tộc khác nhau, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều có thể hòa thuận cùng sống? Tại vì sao chúng ta không làm được? Khi tôi vừa nói đến, mọi người đều tập trung chú ý, chuyên tâm để nghe tôi giảng giải. Tôi nói họ có thể làm được là do chỉ có một nhân tố, đó là ngày ngày giảng kinh nói pháp. Bạn xem, trên kinh Hoa Nghiêm, Tỳ Lô Giá Na Phật giảng kinh nói pháp chưa từng gián đoạn bao giờ, thế giới Cực Lạc A Di Đà Phật giảng kinh nói pháp cũng chưa từng gián đoạn qua bao giờ. Cho nên giảng kinh nói pháp, đó là giáo học. Chỉ có giáo học mới có thể đem lý tưởng này thực tiễn. Khi nghe tôi nói rồi họ cũng đồng ý cách nhìn của tôi. Nhất định phải thông qua giáo học. Người xưa Trung Quốc chúng ta thường nói (đây là nói những người đi học), ba ngày không đọc sách thánh hiền thì hoàn toàn khác đi, không giống người. Người đều có phiền não, đều có ác tập khí,ba ngày không đọc sách thánh hiền thì phiền não tập khí của bạn hiển lộ nguyên hình, vậy làm gì là người chứ? Như thế nào mới gọi là người? Tuân thủ năm giới mười thiện mà không có lỗi lầm, vậy mới gọi là người.Năm giới không giữ, mười thiện không giữ thì bạn là súc sanh, là ma quỷ, không phải là người. Hiện tại cái thế gian này, bạn ra bên ngoài xem, yêu ma quỷ quái,không luận đến bất cứ nơi nào, bạn liền xem thấy những bức vẽ, thậm chí vẽ lên trên áo, nội dung trong đó đều là yêu ma quỷ quái, người không phải người, quỷ không phải quỷ. Chúng ta ở bên ngoài xem thấy xe Bus, bên trên xe Bus xem thấy đều là quỷ quái, đến đâu cũng đều thấy.Cho nên đọc sách thánh hiền là quan trọng, giảng kinh nói pháp là quan trọng.

Đạo tràng này của chúng ta, chúng ta ngày ngày đang giảng kinh. Thời gian này tôi bị bệnh nên đã gián đoạn hai ba tuần. Sau khi trở về, cư sĩ Lý Mộc Nguyên nói với tôi, các đồng tu đã thoái tâm, đã tản mạn rồi. Tôi nghe rồi thì rất lo ngại. Nếu như tình hình này, Phật Học Viện của chúng ta quyết định không thể thành lập, lớp bồi dưỡng cũng phải giải tán, đây là hiện tượng rất đáng lo. Các đồng tu vẫn không thể tự lập, vẫn không thể tự đối diện một mình, không thể khắc phục phiền não tập khí của chính mình, vẫn cần phải nhờ chúng tôi đến để phụ đạo. Tại vì sao có thể tản mạn? Tôi biết rõ nguyên nhân, các vị nhiều người đến như vậy, ở nơi đây một tuần lễ, thời gian giảng kinh quá ít, thời gian luân lưu quá ít, hai ba tuần mới luân lưu đến một lần, thậm chí một tháng mới luân lưu đến một lần, làm sao mà không giải đãi chứ? Cho nên sự việc này khó tránh khỏi.

Cả đời tôi không quản người, tôi không hy vọng ràng buộc người, tôi không hy vọng quản lý người,thực tế mà nói, cả đời tôi cũng không có người quản lý tôi, vậy rất là tự tại. Cả đời tôi không có người quản tôi, thì tôi không nên đi quản người. Cả đời tôi sống được rất hạnh phúc, cả đời không quản người, không quản việc, không quản tiền. Mọi người đều biết được tôi là pháp sư “tam bất quản”. Đây chính là tôi hưởng phước, không dễ dàng gì hưởng được. Cho nên sau khi trở về, tôi nhất định đem thời gian nhường lại cho các đồng tu, tôi một tuần lễ giảng một lần, vậy thì hy vọng mỗi ngày giảng kinh hai giờ thì hai đồng tu ra giảng, một người giảng một giờ đồng hồ. Chúng ta viết bản thảo phải viết đủ mười ngàn chữ, mỗi một tuần lễ viết bản thảo 10 ngàn chữ để thực tập trên giảng đài. Vẫn phải theo phương pháp cũ ngày trước, mỗi một bạn học đều phải đưa ra lời phê bình đối với người đó, mỗi một bạn học đều phải nộp, giúp cho người đó cải tiến, giúp cho người đó tiến bộ. Chúng ta học tập như vậy mới thiết thực, thời gian mới không luống qua, chúng ta cũng không có lỗi với thường trụ nơi đây đã quan tâm đối với chúng ta, chăm sóc cho chúng ta, cúng dường cho chúng ta. Khi hết một học kỳ thì các vị đã viết ra tổng cộng có 200 ngàn đến 300 ngàn chữ, liền viết thành một quyển sách. Đó là thành tích học tập của các vị ở nơi đây, bạn phải lấy thành tích mới được. Nếu như tương lai phát triển thành Phật Học Viện, phương pháp dạy học của chúng ta thỉ chung không thay đổi. Các vị ngay trong quá trình học tập ở nơi đây, các vị cũng cảm nhận được cách dạy học này có hiệu quả. Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu. Sau khi Phật Học Viện thành lập, chúng ta có thể mở ra nhiều môn, thế nhưng các đồng tu phải chọn lựa, nhất định phải chọn một môn để chuyên công. Các đồng tu tu học môn khác chúng ta có thể nghe, chỉ là nghe để cho họ lời phê bình, giúp cho họ cải chính, còn chính mình chuyên công khoá trình của chính mình. Vào mỗi một học kỳ phải hoàn thành một bộ trước tác. Cho nên chúng ta ở nơi đây không cần phải thi cử, bạn đem trước tác của bạn ra, đó chính là bài thi, cũng giống như luận văn vậy.

Có cái nguyện lợi ích chúng sanh thì phải thực tiễn. Cái thứ nhất là “nhiếp thọ chúng sanh”. Phải hiểu được cái gì gọi là nhiếp thọ chúng sanh? Dùng lời hiện đại mà nói, nhiếp thọ chúng sanh chính là cùng với tất cả chúng sanh có duyên. Không chỉ là có duyên, mà có duyên phận rất sâu, có duyên phận rất mật thiết, có thể khiến tất cả chúng sanh sanh tâm tôn kính đối với bạn, tâm thương yêu, tâm học tập với bạn, thì giáo hoá của bạn mới có thể nhận được hiệu quả.Nhiếp thọ chúng sanh phải nương vào cái gì? Không phải nương vào học vấn. Học vấn tốt, không thấy được người ta bội phục từ trong nội tâm đối với bạn. Cho nên nhiếp thọ chúng sanh là đức hạnh, bạn có phẩm đức cao thượng, bạn có hành nghi thương yêu chúng sanh, lợi ích chúng sanh, bạn mới có thể nhận được sự ủng hộ của tất cả chúng sanh,tất cả chúng sanh mới nồng nhiệt đối với bạn.

Các vị ở nơi đây phải nên thấy được, chúng ta thăm viếng các tôn giáo khác, chúng ta đến thăm hỏi, tuy nhiên đây mới là mở đầu. Giao thừa năm rồi, buổi dạ tiệc ấm áp của chúng ta, chúng ta mời thỉnh tất cả đoàn thể tôn giáo Singapore đều đến tham dự, chúng ta đại đoàn viên, chúng ta cùng nhau qua tết âm lịch của Trung Quốc, đây là nhiếp thọ chúng sanh. Có người đến hỏi tôi, họ nói:“Pháp sư! Vì sao Ngài phải làm như vậy?”. Tôi chỉ trả lời họ một câu, Phật dạy tôi cách làm như vậy, Phật dạy tôi “nhiếp thọ chúng sanh cúng dường”. Đây chính là thực tiễn nhiếp thọ chúng sanh cúng dường, thực tiễn đa nguyên văn hóa, không phải chỉ nói ở trên miệng mà thôi, mà chúng ta phải làm được. Ngày mùng 9 chúng ta đi thăm viếng Ấn Độ giáo, tiếp theo là KiTô giáo, Thiên Chúa giáo thì đã liên hệ.Mỗi một tôn giáo đều phải đi thăm viếng, bình đẳng. Ngày lễ của các tôn giáo khác, chúng ta cũng hoan hỉ tham gia. Ngày lễ của chúng ta, chúng ta rộng mời khách, chúng ta cũng mời họ đến tham gia. Phải thực tiễn.Đây đều là thuộc về nhiếp thọ chúng sanh.

Tiếp theo Bồ Tát lại nói với chúng ta:“Đại chúng sanh khổ cúng dường”.Điều này quan trọng. Thực tế từ trên lý mà nói, chúng sanh khổ không có người nào có thể thay. Chúng ta rất khổ, Phật rất từ bi, Phật có thể thay chúng ta chịu khổ hay không? Không thể! Vì sao vậy? Bạn chịu khổ hay hưởng phước là nghiệp báo của bạn, bạn có trồng cái nhân này thì bạn nhất định phải cảm thụ cái quả báo này, không ai có thể thay thế. Cho nên “đại chúng sanh khổ” chỉ là một nguyện vọng của chúng ta mà thôi, chúng ta bằng lòng chịu khổ thay cho chúng sanh. Trên thực tế, nếu như chân thật có thể thay thì định luật nhân quả chẳng phải đã bị lật đổ rồi hay sao? Phật cũng không thể trái với định luật nhân quả. Vậy thì Phật Bồ Tát làm thế nào thay thế chúng sanh chịu khổ? Chỉ có một phương pháp, đó là giảm thấp hưởng thụ của chính mình để giúp đỡ chúng sanh nhiều, cho nên ở trên đời sống vật chất của chính mình nơi nơi tiết kiệm. Một ngày chúng ta có thể tiết kiệm một đồng, hai đồng để dành lại, một đồng hai đồng này liền có thể giúp người khác. Thật có cái tâm này, chân thật có hành vi này, phải làm cho được. Cho nên có một số đồng tu thường hay muốn mời tôi ăn cơm, mời ra ngoài ăn cơm rất lãng phí thời gian, một buổi cơm mất hết mấy giờ đồng hồ, thật lãng phí thời gian,thế nhưng người ta thật tình hảo ý. Hiện tại tôi nghĩ thông rồi, khai ngộ rồi, bất cứ người nào mời tôi cũng đều đáp ứng, tôi đều hoan nghênh, đến chỗ nào để mời khách vậy? Lầu hai Cư Sĩ Lâm. Các vị đem tiền mời khách quyên tặng cho Thôn Di Đà, tôi sẽ cùng ăn cơm với các vị. Vậy thì tốt, vậy thì không lãng phí thời gian, cũng không lãng phí tiền của. Thức ăn của Cư Sĩ Lâm làm được ngon hơn so với tiệm cơm chay thông thường hiện tại, cho nên Cư Sĩ Lâm cải tiến thêm thì nhiều quán chay phải đóng cửa. Mọi người mời khách đều đến Cư Sĩ Lâm, không những mời tôi, tôi đề xướng, tôi hy vọng tất cả những người mời khách thảy đều đến Cư Sĩ Lâm để mời khách, đem tiền của bạn quyên cho thôn Di Đà, làm vô lượng công đức. Vừa làm được công đức, lại mời được khách, lại ăn được thức ăn ngon đến như vậy, bạn nói xem, tự tại dường nào! Đây là nhất cử tam tiện, cho nên khuyến khích mọi người mời khách đến Cư Sĩ Lâm. Đây chính là thuộc về thay chúng sanh khổ cúng dường.

Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày tận lượng tiết kiệm, không được lãng phí, phải tích phước. Tôi ở ngay trong cuộc sống này, ngày trước xem thấy hai vị lão sư, một vị là vị hiệu trưởng già ở vào thời kỳ kháng chiến, tiên sinh Châu Bang Đạo, một vị nữa là lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam ở Liên Xã Đài Trung. Tôi theo lão cư sĩ Lý mười năm.Mỗi tháng sinh hoạt phí của thầy là 60 đồng tiền Đài Loan, nếu tính theo Mỹ kim là hai đồng phí dụng cho một tháng.Mỗi ngày thầy ăn một bữa cơm, hơn nữa ăn rất ít. Tôi xem thấy lão cư sĩ Ngài như thế, tôi học theo Ngài, tôi cũng mỗi ngày ăn một bữa. Thế nhưng một bữa cơm của tôi ăn được nhiều hơn so với thầy, giống y như thầy thì không chịu được. Một bữa cơm của thầy là hai cái bánh bao bột, bánh bao nhỏ thì đủ rồi, tôi phải ăn ba cái. Cho nên thầy một ngày hai đồng phí dụng cho đời sống thì đủ, vào lúc đó tôi ở Đài Trung, một ngày phải ba đồng phí dụng đời sống. Tôi học theo thầy, tôi học được đến tháng thứ tám, tôi mới nói với thầy.Thầy liền hỏi tôi:“Vậy ông cảm thấy tinh thần thể lực có gì khác nhau không?”. Tôi nói không có cảm giác gì, bình thường.Thầy vỗ bàn một cái, nói:“Tốt, ông cứ như vậy mà làm, cả đời không mong cầu người”. Ngạn ngữ chúng ta thường nói: “nhân đáo vô cầu phẩm tự cao”. Phí dụng đời sống của chúng ta rất ít, chút ít thì đủ rồi, thì không phải cầu người. Cầu người là việc rất khổ, nhìn mặt của người rất khó nhìn, cho nên cả đời tôi, đói chết tôi cũng không cầu người. Tôi có được cái khí chất này. Cho nên đời sống nhất định phải tiết kiệm, nhất định phải biết tích phước, nhất định không nên lãng phí.

Ngày nay các vị thấy tôi dường như có chút phước báo, rất nhiều người đến cúng dường. Tôi không có cầu người cúng dường, tự động đưa đến thì cũng không cách nào từ chối, thế nhưng đời sống của tôi vẫn là rất ít. Các vị thấy tôi ăn rất ít, cho nên đồ tặng đến thì mọi người cùng hưởng. Hôm nay còn có người từ Đài Bắc nấu sẵn hai nồi lớn thức ăn mang đến, thật không dễ dàng. Tôi thấy rồi tôi rất thích, tôi liền nói với thầy Ngộ Nhẫn mang đến nhà ăn lầu hai. Các vị niệm Phật buổi tối hôm nay, buổi tối bụng đói rồi thì có thể dùng. Người ta cúng dường tôi, tôi cúng dường mọi người. Cúng dường mọi người thì có phước báo. Nhà Phật thường nói: “Đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng để trả”. Người ta cúng dường tôi, tôi đều cúng dường cho các vị, nếu tôi không liễu đạo thì các vị mọi người thay tôi trả, cho nên lập tức liền chuyển tặng cho người khác. Các vị cúng dường tiền cho tôi, ngay đến xem tôi cũng không xem, toàn bộ đem đi tặng cho thôn Di Đà. Chứng nhận của thôn Di Đà cho tôi đến hiện tại có thể đem đóng thành một quyển sách, một đống to. Vì vậy cần phải biết, phước báo chuyển tặng cho tất cả chúng sanh thì cái phước báo này là không có cùng tận, càng tích lũy càng nhiều, càng nhiều càng bố thí, cái phước này sẽ hưởng không cùng tận. Thế nhưng chính mình phải khắc khổ, quyết định không được lãng phí, dư ra thì nhất định cúng dường người thiếu kém, đây chính là “thay chúng sanh khổ cúng dường”.

 Lần trước tại một yến hội, có một vị cư sĩ hỏi tôi:“Pháp sư, Ngài ở nơi đâu vậy? Đạo tràng của chính Ngài ở đâu vậy?”. Chính tôi không có đạo tràng, chính tôi cả đời không có chỗ ở của chính mình, tôi ở nơi đạo tràng của người khác. Người xuất gia rồi thì chính mình không có nhà. Nếu như vẫn có một cái nhà thì chẳng phải trở lại rồi sao? Bạn xuất gia rồi, bây giờ lại trở lại nhà. Cho nên lần này ở Úc Châu, ở Úc Châu có cư sĩ La rất phát tâm, ông có quan hệ rất tốt với chính phủ liên bang Úc Châu. Ông đến hỏi tôi là đạo tràng Tịnh Tông Học Hội của chúng ta cần thiết những vị pháp sư nào thường trụ ở Úc Châu thì ông có thể làm giúp chúng ta cư ngụ lâu dài, thậm chí nhập quốc tịch. Tôi nói với ông ấy:“Ông không nên hại người, ông không nên tạo nghiệp”. Ông nghe rồi ngẩn người ra, ông hỏi vì sao vậy? Nếu như lo cho pháp sư thủ tục cư ngụ dài lâu ở Úc Châu, vị pháp sư này đạo tâm liền sẽ không còn, tham-sân-si-mạn, lòng tư riêng của họ liền khởi lên, đạo tâm liền sẽ không còn. Cho nên tôi nói, ông nên làm việc tốt, giúp tôi làm thế nào? Cư ngụ một năm, chỉ cho phép họ ở một năm.Một năm ở nơi đây họ tu hành rất tốt thì năm tới ta lại làm cho họ một năm nữa, luôn luôn làm được tốt thì mỗi năm ta đều làm cho họ. Nếu họ không đúng pháp thì ta không làm cho họ, hết một năm thì phải mau đi thôi,vậythì họ sẽ có đạo tâm.Ở nơi đây tôi cũng nói với cư sĩ Lý Mộc Nguyên như vậy, chứng nhận công tác của các vị một năm. Tại vì sao không làm nhiều cho các vị? Khiến cho bạn có đạo tâm. Nếu khi làm nhiều hơn, bạn cảm thấy nơi đây có thể ở dài lâu, bạn liền nghĩ tưởng xằng bậy, bạn liền đến khắp nơi phan duyên, bạn liền sẽ có tâm riêng tư, tương lai bạn sẽ đoạ vào địa ngục, đó chẳng phải là hại chết bạn hay sao? Cho nên hộ pháp phải hiểu được cái đạo lý này. Bạn tuy là đã xuất gia, phấn đấu không ngừng, thật giống như băng kết, như vào đầm sâu, tâm luôn ở đạo. Chỉ cần bạn có đạo thì chư Phật hộ niệm, long thần ủng hộ, người cúng dường bạn quá nhiều, bạn còn lo gì chứ? Bạn không có đạo, bạn tạo nghiệp, bạn bại hoại Phật môn, tương lai bạn nhất định đoạ lạc. Cho nên rất nhiều người hộ pháp mà không rõ đạo lý, đem pháp sư rất tốt hộ trì họ thẳng đến địa ngục, chính mình còn cho rằng có công đức, tôi bỏ ra bao nhiêu tiền mua đạo tràng cho pháp sư, vị pháp sư đó có quyền sở hữu. Bạn xem, vị pháp sư hảo tâm xuất gia, hiện tại chúng ta lại cho họ một cái nhà, lại đem họ để vào trong đó, bạn còn cho rằng bạn có công đức, công đức của bạn ở chỗ nào? Bạn tạo ra là tội nghiệp, không phải là công đức. Lời của tôi nói không dễ nghe, thế nhưng thật có điều tốt đối với mọi người. Cho nên đồng tu xuất gia, bạn không nên cho rằng tôi đang chướng ngại bạn. Tôi đang thành tựu bạn, tôi quyết không chướng ngại bạn. Các vị chân thật tu hành làm đạo, nếu như không có nơi ở, tôi sẽ cúng dường bạn. Nếu như bạn không chân thật làm đạo, bại hoại Phật môn, đó là tội sẽ có báo ứng. Cho nên chính mình cần phải khắc khổ chịu khó, đối với nhân lực, vật lực, tài lực phải biết thương tiếc, quyết không lãng phí vật phẩm công cộng. Bạn có thể tiếc phước chính là bồi phước, bạn có thể tích phước chính là bồi phước, cái đạo lý này nhất định phải hiểu. Đây đều là thuộc về thay chúng sanh chịu khổ.

Tiếp theo Bồ Tát lại nói với chúng ta:Cần tu thiện căn cúng dường”. Cái gì là thiện căn? Việc này mọi người đều biết được, nghe nhiều rồi. Không tham, không sân, không si là ba thiện căn của thế gian, đây là Phật nói với chúng ta. Đối với người, với vật, với việc không khởi lòng tham, thuận theo ý riêng mình không khởi lòng tham, trái với ý của chính mình không khởi lòng sân, tâm của bạn vĩnh viễn thanh tịnh, vĩnh viễn là bình lặng, vậy thì tự tại. Không si, không mê, vĩnh viễn là tỉnh táo, vĩnh viễn là giác ngộ. Tất cả thiện pháp của thế gian đều là từ trong ba điều kiện này mà sanh ra, cho nên gọi nó là ba thiện căn. Thiện căn của Bồ Tát là từ ba thiện căn này lại nâng cao lên một tầng, đó là tinh tấn. Tinh tấn là thiện căn duy nhất của Bồ Tát. Bồ Tát sẽ thoái chuyển do nguyên nhân gì? Giải đãi phóng dật thì Bồ Tát liền thoái chuyển. Chúng ta xem thấy ở trên kinh, đến lúc nào mới không bị thoái chuyển? Bát địa mới không thoái chuyển, Thất địa về trước đều là tiến thoái không ngừng, chỉ cần giải đãi phóng dật lập tức liền thoái chuyển. Vĩnh viễn giữlấy tinh tấn. Trong sáu nguyên tắc tu hành của Bồ Tát, bạn xem có Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn. Tinh tấn, tinh là thuần mà không tạp, tấn là tấn bộ. Có thể thấy được, hai chữ tinh tấn này liền nói rõ “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đó gọi là tinh tấn. Cần phải tu, quyết định không thể nào giải đãi, phải chăm chỉ nỗ lực khắc phục phiền não của chính mình, khắc phục tập khí của chính mình. “Khắc niệm tác thánh”, đây là thánh nhân Trung Quốc chúng ta nói. Bạn có thể khắc phục vọng niệm của bạn thì bạn chính là thánh nhân. Chữ Thánh này là ý nghĩa gì vậy? Nếu dùng lời hiện tại mà nói, thánh nhân chính là người sáng suốt, đối với tất cả sự lý của thế gian, tất cả nhân quả đều thông đạt tường tận thì con người này gọi là thánh nhân. Nếu bạn không khắc phục vọng niệm của chính bạn thì làm sao được!

Vậy thì hiện tại chúng ta dùng phương pháp gì khắc phục vọng niệm của chúng ta? Nhà Phật giảng phương pháp rất nhiều, nên gọi là tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Pháp là phương pháp, môn là lối đi, phương pháp gì vậy? Phương pháp khắc phục vọng niệm. Phương pháp khắc phục vọng niệm mà nhà Phật nói cụ thể chính là phương pháp khắc phục vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Phương pháp khắc phục vọng tưởng, phân biệt, chấp trước rất nhiều,ngày nay chúng ta chọn lấy hai thứ. Một thứ là nghiên giáo, thâm nhập nghiên cứu kinh giáo, mỗi tâm mỗi niệm nghĩ đến đạo lý trong kinh điển thì bạn sẽ không khởi vọng tưởng. Ngoài ra một phương pháp là niệm Phật, mỗi niệm tương ưng với A Di Đà Phật. Người niệm Phật niệm lâu rồi, vì sao có thể giải đãi? Không hiểu được đạo lý niệm Phật thì niệm lâu rồi sẽ giải đãi, cho nên không thể niệm được. Niệm Phật là hành môn, hành nhất định phải nương giải. Bạn xem, đại sư Thanh Lương giảng kinh Hoa Nghiêm cho chúng ta, Ngài đem kinh phân làm bốn phần, trước là tín giải, sau đó mới có hành chứng. Hành phải nương giải, phải nương tín giải. Không có tín giải làm nền tảng thì cái hành đó không đáng tin, không thể lâu dài. Tín giải thấu triệt rồi thì hành mới có thể được dài lâu, mới có thể không thay đổi.

Nếu nói Tịnh tông không cần phải tín giải, hành thì hành rồi. Lời nói này nói ra có vấn đề. Tin của Tịnh tông không phải không cần tín giải, mà là tín giải cùng hành có thể đồng thời. Các pháp môn khác nhất định là trước có tín giải, sau đó có hành chứng, Tịnh tông là tín-giải-hành-chứng hoàn toàn đồng thời. Do đó niệm Phật không thể không nghe kinh. Không nghe kinh bạn niệm Phật, không phải một mặt niệm Phật, một mặt nghĩ tưởng xằng bậy, mà chính là một mặt niệm Phật, một mặt ngủ gật. Có một số người công phu không tệ, đi mà cũng có thể ngủ gật, bạn thấy họ nhiễu Phật, nhiễu Phật mà cũng ngủ gật. Nhiễu Phật mà đang ngủ gật thì khi chỉ tịnh, vừa ngồi xuống thì ngáy lên. Việc này chúng ta thường thấy ngay trong niệm Phật đường. Do nguyên nhân gì? Thiếu kém tín giải. Cho nên ngày nay chúng ta vì để bổ túc cái không đủ này nên mỗi ngày giảng kinh.Mỗi ngày hai giờ đồng hồ giảng kinh rất quan trọng. Giảng đến cần tu thiện căn, các vị có muốn tu thiện căn hay không? Đều muốn. Vậy tôi nói với bạn, nghe tôi giảng kinh không quan trọng, nghe các vị thực tập giảng kinh là quan trọng, cái đạo lý này các vị hiểu không? Pháp sư trẻ giống như một mầm non vậy, cần phải tưới tiêu, cần phải vun bồi. Tôi là một cây già rồi, không tưới nước cũng không hề gì, cũng không thể chết, cái mầm non này thì cần phải chăm sóc kỹ lưỡng. Làm thế nào chăm sóc? Các vị ngày ngày đến nghe kinh, họ ngồi giảng xem thấy có rất nhiều người nghe thì họ sẽ rất thú vị giảng kinh, tinh thần của họ liền được nâng cao. Vừa xem thấy bên dưới không có mấy ngườithì họ lắc đầu thở dài, chắc là do ta giảng không được hay nên người ta bỏ đi hết, lòng tự tin sẽ không còn, cho nên họ sẽ giảng không được tốt. Không tốt thì càng phải đến nghe, cho họ thêm sức mạnh, đến ủng hộ cho họ. Họ vừa thấy thì nghĩ mình giảng vẫn không tệ, vẫn còn nhiều người đến như vậy, đại khái mình vẫn còn được. Như vậy lòng tin mới có thể sanh khởi, vậy mới là giúp đỡ họ. Cho nên các vị đến nghe kinh, nghe họ giảng kinh chính là tưới tiêu, chính là vun bồi, vô cùng quan trọng.

Năm xưa khi chúng tôi học giảng kinh, lão sư Lý đem những thính chúng đó của ông, tìm một hai trăm người đến, dặn bảo họ nhất định phải lắng nghe người sơ học giảng kinh. Lão sư chính mình thường hay tuần tra ở phía sau, xem coi những người nào không đến thì nói với họ:“Tôi bảo anh đến nghe họ giảng, vì sao anh lại không đến?”. Cho nên chúng tôi giảng kinh luôn có mấy chục người, cũng sắp gần hơn 100 người, giảng đường không lớn cũng ngồi gần đầy, chúng tôi lên giảng đài tín tâm liền đầy đủ. Cho nên người sơ học cần được khích lệ, cần phải giúp đỡ, việc này quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Các vị đến nghe họ giảng kinh cũng giống như trồng cây vậy. Chúng ta đang trồng cây, tương lai mới có kết trái, mới có thu hoạch. Bạn không trồng cây, muốn ăn quả mộng, thì làm gì có đạo lý này? Không có đạo lý này. Nếu bạn muốn nghe pháp sư giảng kinh giảng được hay, có thọ dụng, bạn không vun bồi pháp sư thì bạn làm sao nghe được pháp sư giảng kinh cho bạn chứ? Đây là có nhân ắt có quả. Cho nên nghe tôi giảng kinh không có công đức, nghe các pháp sư trẻ tập giảng kinh thì công đức lớn, mọi người nhất định phải hiểu được cái đạo lý này. Các vị muốn tích lũy công đức, muốn cần tu thiện căn, thì các vị phải cố gắng đến nghe kinh, nỗ lực đến nghe kinh. Không những nghe kinh mà còn phải phê bình, nghe đến chỗ nào không hiểu thì nói với họ là ngay chỗ này tôi không hiểu, họ liền sẽ cải tiến. Nghe đến chỗ nào có nghi hoặc cũng nói với họ là khi tôi nghe đến chỗ này, tôi có nghi hoặc. Hoặc giả là họ giảng sai, hoặc giả họ giảng không được tường tận, giúp cho họ cải tiến. Cho nên học trò ở trên giảng đài, thính chúng bên dưới là lão sư, là giám học, là hộ pháp chân thật, có như vậy chúng ta hộ pháp cùng hoằng pháp có thể phối hợp. Giải-Hành tương chất thì đạo tràng mới có thể thành tựu, đạo tràng mới có thể hưng vượng, đạo phong mới có thể xây dựng, người học có lòng tin, người hộ trì có thu hoạch. Ta hộ trì một vị pháp sư, luôn là muốn giúp họ thành tựu, cái tâm huyết khổ cực hộ trì này không đến nỗi uổngphí, chân thật có thu hoạch. Tương lai họ hoằng pháp lợi sanh chính là bạn chính mình hoằng pháp lợi sanh, thành tựu của họ chính là thành tựu của bạn, tại sao không làm công đức này? Tại sao không làm việc tốt này?

Hôm nay giảng với các vị hai giờ đồng hồ, câu này vẫn chưa giảng xong. Tôi vốn dĩ dự định hai giờ đồng hồ giảng xong hai câu này, một câu này cũng giảng chưa xong. Đây là giảng “cúng dường hằng sa thánh”, câu này vẫn chưa giảng xong. Cho nên biết được, trên kinh này ý nghĩa của mỗi câu mỗi chữ giảng không hết.

Tốt rồi! Thời gian hôm nay đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 80)

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 189


Hôm nayHôm nay : 37626

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 986838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43230982

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.