Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 216)

Thứ tư - 18/11/2015 10:57

****************

Tương lai có thể có đầy đủ một phần tài sản văn hóa này, chúng ta chắc chắn sẽ không chiếm nó thành của riêng, cho nên vừa rồi tôi nói rồi, không có bản quyền. Chúng ta in ra số lượng lớn, phân cho khắp thế giới. Hễ là trường học có nghiên cứu Hán học, chúng ta đều tặng cho họ làm giáo trình, rất là có ý nghĩa. Đây là một việc làm rất tốt ngay trước mắt, chúng ta phải tích cực mà làm. Vì sao vậy? Những học giả chân thật thông đạt Bách Gia Chư Tử này đại khái đều là tuổi tác rất cao, có thể đều là giáo thọ già về hưu, cho nên tôi nghĩ nếu như chúng ta trong năm năm này không làm, sau năm năm nữa những người này hơn phân nửa có thể đều không còn, chúng ta muốn làm đều không còn kịp, cho nên sự việc này phải tích cực mà làm. Hy vọng đồng tu chúng ta đều có thể có cùng đồng một ý niệm như vậy, mọi người nhiệt tâm cùng nhau gánh vác việc này. Đây là nối huệ mạng Phật, là đại sự nghiệp, đại nhân duyên hoằng pháp lợi sanh, chúng ta gặp được cũng là hy hữu khó gặp. Sau khi gặp được thì nhất định phải chăm chỉ nỗ lực mà làm, đem nó làm đến tận thiện tận mỹ.

Tôi nghĩ, đoạn này chúng ta giới thiệu đến chỗ này, trên đại thể thì có thể được rồi. Bây giờ chúng ta xem tiếp Kinh văn.

**************

Đây là "hiện sanh thành Phật". Ở phía trước đại khoa này là "nhị lợi hành", giảng là "quỹ phạm cụ túc", "quán pháp thường tịch", đoạn này sau tự thành tựu mới có thể giúp đỡ người khác. Đoạn này là "hiện sanh thành tựu". Chúng ta chọn lấy khoa nhỏ, chúng ta dùng một câu nói trên Kinh Kim Cang là “vô trụ sanh tâm". Đoạn thứ nhất, đây là "nhất thiết vô trước".

Kinh văn: "Sở hữu quốc thành, tụ lạc, quyến thuộc, trân bảo, đô vô sở trước".

Đoạn lời nói này hy vọng mọi người không nên hiểu sai ý nghĩa. Cái "vô trước" này có phải đều là không cần hết? Nếu bạn nghe rồi đều không cần hết, vậy thì bạn nghe sai rồi. Cho nên trên kệ khai Kinh nói: "Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa", câu này nói được rất hay. Cái gì gọi là "đô vô sở trước"? Các vị nhất định phải hiểu được, "trước" chính là "chấp trước". Chấp trước chính là không chịu buông xả.

"Quốc thành…", câu này chỉ là nêu lên một vài thí dụ. "Quốc thành" là gì? Đây là nói địa vị của bạn, quyền thế của bạn, bạn là một quốc vương, bạn là một thành chủ, bạn có được địa vị này, có được quyền lực này là phải vì quốc gia này, vì nhân dân thành phố này mà phục vụ. Nếu như có người làm được tốt hơn so với bạn, bạn đem vị trí này nhường cho họ, đây gọi là "vô sở trước". Bạn phải đem vị trí này nhường cho họ, bạn phải nghĩ tưởng, người tiếp lấy chức vị này nhất định có năng lực làm được rất tốt, làm được còn tốt hơn so với bạn, đây gọi là gánh trách nhiệm, tuyệt đối không phải tham luyến quyền thế địa vị. Ý nghĩa ngay chỗ này. Nếu như bạn nghe lời nói này rồi, Phật dạy tôi không dính mắc, tốt, tôi lập tức từ chức, tùy tiện tìm một người nào đó không hề có năng lực, làm việc cũng rất kém, vậy bạn làm sao có thể đối mặt với đại chúng xã hội? Không có người nào có thể làm được tốt hơn so với bạn, thì bạn vẫn là phải trung thực cố gắng mà làm. "Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu kỷ". Khi chính mình đang làm việc, một việc lớn quan trọng nhất là bồi dưỡng người kế thừa, tuyển chọn người kế thừa, đây chính là "đô vô sở trước". Vì sao vậy? Chuẩn bị chuyển giao, quyết không phải tham luyến.

"Thành trấn tụ lạc" chính là hiện tại gọi là chức vị quyền thế về mặt hành chánh. "Quốc" là người lãnh đạo quốc gia, "thành" là người lãnh đạo của thành phố, "tụ lạc" là người lãnh đạo thôn xóm thị trấn. Phải hiểu được đạo lý này.

Phía sau lại nêu lên hai thí dụ. "Quyến thuộc", đây là hiện tại chúng ta gọi là "nhân sự", giúp đỡ những người này đều là quyến thuộc. Trong "quyến thuộc" hàm nghĩa rất rộng. Ở trong cửa Phật, bốn chúng đồng tu chúng ta cùng đồng sinh hoạt với nhau, gọi là "pháp quyến thuộc", hiện tại gọi là "nhân sự".

"Trân bảo" là thuộc về vật chất, đều là người thông thường chấp trước, đều tham ái, không dễ gì buông xả. Ở chỗ này Phật nói với chúng ta, những thứ này thảy đều không nên chấp trước. Trước tiên, đây chính là nói "nhìn thấu, buông xả". Bạn phải chân thật hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, có thể thọ dụng, không thể chấp trước, mà còn thường hay hoan hỉ buông xả. Có những tiền tài, công danh, địa vị này là phước báo. Phước báo là phước đức bạn nhiều kiếp đã tu tích mà chiêu cảm. Nếu như trong đời quá khứ bạn không có tu, chắc chắn bạn không thể có được.

Phật dạy cho chúng ta, bạn muốn được tiền tài, được tiền tài là quả báo, dùng phương pháp gì mới có thể được tiền tài? Tu tài bố thí. Cho nên các vị phải bình lặng mà quán sát, sau khi học Phật pháp rồi, ở ngay trong cuộc sống thường ngày tỉ mỉ quán sát những nhân sự chung quanh bạn, những người được tiền tài đó, người được thông minh, người được trường thọ, bạn tỉ mỉ mà quán sát, họ do nguyên nhân gì mà có được? Có tương ưng với Phật nói hay không?

Tu pháp bố thí được thông minh trí tuệ, tu vô úy bố thí được khỏe mạnh sống lâu. Một điều trong vô úy bố thí là ăn chay. Các vị phải nên biết, ăn chay là bố thí vô úy, không hại tất cả chúng sanh, không ăn thịt tất cả chúng sanh, quả báo là khỏe mạnh sống lâu. Không những không ăn thịt tất cả chúng sanh, có thể yêu thương tất cả chúng sanh, quyết không tổn hại tất cả chúng sanh, dưỡng cái tâm từ bi của chính mình. Đối với những động vật nhỏ bạn còn thương yêu chúng, không nhẫn tâm tổn hại, bạn làm sao có thể tổn hại một người? Đối với động vật, thực vật, bạn đều không có ý niệm đi chiếm chút tiện nghi, thì bạn làm sao đi chiếm tiện nghi của người?

Ở trên Kinh Phật nói, không sát sanh được trường thọ, không trộm cắp được giàu có. "Tâm trộm" là gì? Ý niệm muốn chiếm tiện nghi của người khác là tâm trộm. Việc này tổn phước. Ngày nay chúng ta xem thấy trong xã hội có rất nhiều người được công danh phú quý, thủ pháp của họ dùng không bình thường. Tuyệt đối không thể nói thủ đoạn không bình thường có thể đạt được công danh phú quý, vậy thì bạn hoàn toàn hiểu sai rồi. Họ có được là ngay trong đời quá khứ tu tích, bởi vì họ hiện tại dùng thủ đoạn không bình thường, phước đức của họ đã bị tổn giảm, đây gọi là bị tổn phước. Nếu như họ dùng thủ đoạn bình thường, phước báo của họ sẽ càng lớn. Tuyệt đối không phải là thủ đoạn phi pháp có thể được giàu sang, có thể được thông minh trường thọ. Những sự việc này trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” nói được rất nhiều, nói được rất tường tận, hy vọng mọi người chân thật dụng tâm mà đọc, thường hay đọc. Mỗi một lần đọc nhắc nhở chính mình một lần, sau đó biết được ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta phải nên dùng tâm thái gì để đối nhân xử thế tiếp vật, tự cầu đa phước. Chắc chắn không nên tổn hại người khác, càng không nên tổn hại xã hội.

Ở ngay trong Phật pháp, bình thường chúng ta rất thường thấy chính là dùng phương pháp gì để trốn thuế, hy vọng nộp thuế ít một chút, kiếm được nhiều tiền một chút. Cái tâm này là gì? Là tâm trộm. Bạn có tin hay không? Tâm trộm là bị tổn phước. Nộp thuế là quốc dân phải dốc hết nghĩa vụ. Thế nhưng hiện tại là loạn thế, thì chúng ta phải nên nghĩ tưởng xem, nếu như chính phủ này rất hiền minh, đích thực vì nhân dân làm rất nhiều việc tốt, thì việc nộp thuế này chúng ta phải nên rất thoải mái, rất vui vẻ. Giống như chính phủ của Singapore, chúng ta không nên trốn thuế. Vì sao vậy? Chính phủ này chân thật vì nhân dân phục vụ. Bạn thấy công trình công cộng làm được tốt đến như vậy. Những thiết kế này phải cần tiền. Tiền từ đâu mà ra? Thu thuế. Nếu như cái khu vực này chính trị không rõ ràng, tham ô rất nghiêm trọng, thu thuế đều rơi vào trong hầu bao của những người này, cá nhân họ hưởng thụ riêng, việc trộm một ít thuế có lẽ về tình có thể tha thứ. Trốn một ít thuế khiến cho bạn kiếm thêm được một ít tiền, hưởng thụ thêm nhiều một chút, vậy thì sai lầm. Cái tâm lý này thật không bình thường. Ít nộp một chút thuế thì làm sao? Làm nhiều một chút công đức, thay chính phủ tạo phước, vậy thì đúng, đây là việc tốt, bạn là phát tâm Bồ Tát.

Ngày trước, Tổ sư đời thứ sáu của Tịnh Độ tông chúng ta là Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ, Ngài chính là trộm tiền thuế của quốc gia. Ngài vào lúc đó chức vị là nhân viên thu thuế, quản lý tài chánh. Ngài trộm công khoản của quốc gia đem đi phóng sanh, thay quốc gia tu phước. Đây là việc làm tốt, đây là Bồ Tát phát tâm, không phải phàm phu. Cho nên quả báo của Ngài cũng rất thù thắng, không những không phạm tội, quốc vương còn hộ pháp cho Ngài. Cho nên, hoàn toàn xem chúng ta dùng là cái tâm gì.

Phật dạy chúng ta bố thí, ý nghĩa của bố thí ở chỗ nào? Chính phủ này vì nhân dân phục vụ, chúng ta đem tiền giao cho họ cũng là bố thí, cũng là làm việc tốt. Bạn nghĩ thông rồi, nghĩ tường tận rồi, bạn liền rất vui mừng, tâm an lý đắc. Đạo lý làm rõ ràng, làm tường tận rồi, tâm liền an, không luận làm bất cứ việc gì đều hoan hỉ.

Cho nên, đoạn phía sau này dạy cho chúng ta: "Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, lục độ chi hạnh, giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng chân chánh chi đạo".

********************

Kinh văn: "Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, lục độ chi hạnh. Giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo".

 

Văn tự trong đây tuy là không nhiều, nhưng nghĩa lý này rất sâu rất rộng.

Câu đầu tiên liền dạy chúng ta "bố thí". Thực tế mà nói, sáu điều trong đây đã nói gọi là "Bồ Tát lục độ", cũng chính là sáu cương lĩnh của Bồ Tát hạnh. Bạn có thể tuân thủ sáu cương lĩnh này mà làm, thì bạn gọi là "hành Bồ Tát đạo".

Điều thứ nhất là "bố thí". Bố thí chính là buông xả, bố thí chính là "đô vô sở trước". Cái gì cũng đều có thể thí, quốc thành cũng có thể bố thí, tụ lạc cũng có thể bố thí, quyến thuộc cũng có thể bố thí, trân bảo cũng có thể bố thí, không có thứ nào không thể bố thí. Chúng sanh có cần đến, chúng ta liền giúp đỡ họ.

Thế nhưng trong bố thí, quan trọng nhất là "pháp bố thí". Thông thường ở trong Giáo hạ đem "bố thí" phân làm ba loại lớn là tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí. Các vị đã đọc qua Kinh Đại thừa rất nhiều, thường đọc nhất là "Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm". Trên Kinh rõ ràng nói với chúng ta, bố thí bảy báu bằng đại thiên thế giới không sánh bằng bố thí pháp. Trong “Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật”, cái giảo lượng đó cũng nói được rất tốt, không sánh bằng bố thí bốn câu kệ. Vì sao vậy? Bốn câu kệ chân thật có thể giúp người giác ngộ. Một người giác ngộ rồi, một người quay đầu rồi, họ được công đức lợi ích chân thật. Họ kém khuyết tiền của, bạn giúp đỡ họ, họ được lợi ích là tạm thời. Được là cái gì? Lợi ích một đời. Nếu như người khai ngộ, giác ngộ rồi, đó là lợi ích đời đời kiếp kiếp. Cho nên chúng ta phải nên biết, giúp đỡ người khác lợi ích thù thắng chân thật nhất là pháp bố thí. Thế là chúng ta liền tường tận, ba loại bố thí là lấy pháp bố thí làm chủ, tài thí, vô úy thí là bổ trợ, như vậy thì chánh trợ song tu, sự việc này bạn liền sẽ làm được viên mãn, làm được rất thành công. Tài bố thí vẫn là vì pháp bố thí, vô úy bố thí cũng là vì pháp bố thí, lấy pháp làm chủ.

"Pháp" là gì? Giáo học. Chúng ta nêu lên một thí dụ, chúng ta xây một cái đạo tràng, xây cái đạo tràng này phải dùng tiền; người ra tiền, ra sức thuộc về tài bố thí. Sau khi đạo tràng xây xong, tiếp theo có những việc phải hộ trì, hộ trì là thuộc về vô úy bố thí. Tác dụng của đạo tràng ở chỗ nào? Tác dụng là ở giáo học, cung cấp cho mọi người ở bên đây làm công tác nghiên cứu, làm công tác giáo học, làm công tác tuyên dương, làm công tác tu trì, đây đều là thuộc về pháp bố thí. Lấy cái này làm chủ. Nếu như không có giáo học, không có hoằng pháp lợi sanh, tài bố thí cùng vô úy bố thí đều không có chỗ thực tiễn, đều trống không. Từ trong thí dụ này các vị tỉ mỉ mà tư duy, liền hiểu được bố thí phải nên làm như thế nào, làm thế nào mới có thể đem nó làm được viên mãn. Trong đây nhất định phải quán sát, nó ảnh hưởng đối với không gian, ảnh hưởng thời gian, không gian ảnh hưởng được càng lớn thì công đức liền càng lớn, thời gian ảnh hưởng được càng dài thì công đức càng lâu xa. Chúng ta phải từ những chỗ này mà quán sát thì chúng ta mới biết được sự việc phải nên làm thế nào, làm thế nào mới chân thật là như lý như pháp, mới làm đến tận thiện tận mỹ.

Chúng ta ở Singapore liên hiệp chín tôn giáo lớn của Singapore. Ngày chủ nhật mỗi tuần, giảng đường này của chúng ta mời thầy truyền giáo của các tôn giáo vì chúng ta giảng đạo. Sự việc xem ra dường như là một việc nhỏ, nhưng ý nghĩa rất sâu xa, ảnh hưởng rất lớn. Hôm qua tôi trở lại, có một đồng tu tặng cho tôi một phần tư liệu của Đài Loan, họ cũng muốn liên hiệp đoàn kết các tôn giáo. Trên đó viết được rất rõ ràng, là chúng ta ở nơi đây làm trước, họ ở bên đó lập tức liền có ảnh hưởng, cho nên rất nhiều quốc gia khu vực ở trên thế gian này đều sẽ có chút ảnh hưởng. Đây là việc tốt, một mở đầu tốt. Sự việc này có thể làm được tốt hay không, hoàn toàn xem dụng tâm. Nếu như vẫn có tư tâm trong đó, vẫn còn danh lợi ở bên trong, thì việc này rất khó làm đến được viên mãn, rất khó làm được tốt. Nếu như không có tư tâm, không có danh lợi, việc này sẽ làm được rất viên mãn, làm được rất thành công, đích thực mang đến xã hội an định, thế giới hòa bình, nhân dân hạnh phúc.

Chúng ta làm thế nào đem những giáo huấn của "Kinh Vô Lượng Thọ" này, đem cảnh giới của "Kinh Hoa Nghiêm" chân thật có thể thực tiễn ở ngay trong đời sống của chính chúng ta. Việc này phải nhờ vào chính chúng ta chăm chỉ nỗ lực mà đi làm. Người khác không làm thì chúng ta làm. Chúng ta là đang làm đại công vô tư, nhất định sẽ có người hưởng ứng, nhất định sẽ có người hiệp trợ. Nếu bạn không tìm được người, người đều tự tư tự lợi, vậy thì bạn yên tâm, Phật Bồ Tát sẽ hóa thân đến để giúp đỡ bạn. "Đức bất cô, tất hữu lân". Chỉ sợ bạn chính mình dụng tâm không chánh, vậy thì không có cảm ứng, chiêu đến là yêu ma quỷ quái, tương lai bạn làm sẽ có rất nhiều phiền não. Đó là gì vậy? Do tâm của bạn không chánh.

Tâm thuật chánh đại quang minh tự nhiên có Phật Bồ Tát đến hiệp trợ, cho dù có ma chướng cũng không ngại việc, thời gian lâu rồi ma chướng đó cũng hoan hỉ, ma cũng quay đầu để làm hộ pháp. Đây chính là người xưa đã nói: "Tà không thể thắng chánh". Tâm chánh, hạnh chánh, yêu ma quỷ quái đều sẽ bị cảm hóa. Nếu bạn không thể cảm động họ là do đức hạnh của bạn chưa đủ, bạn có kém khuyết. Chân thật có đức hạnh, không thể nào không cảm động lòng người. Cho nên chúng ta phải học bố thí, phải có thể xả.

Xả chắc chắn không nên lo lắng, tôi xả hết rồi thì làm sao? Chỉ cần bạn có ý niệm này, tự tư tự lợi của bạn chưa quên hết. Chưa quên hết, bạn xả vẫn là có phước, bạn bố thí là nhân, bạn vẫn là được tiền tài, nhưng tiền tài có được không nhiều. Nếu như bạn đem "ngã" quên đi, bạn xả có được tài phú là vô lượng vô biên, không có bờ mé. Cho nên tâm địa phải thanh tịnh, một chút phân biệt chấp trước đều không có, xem thấy việc phải nên làm lập tức liền phải làm, quyết định không có hoài nghi, cũng không cần có một cái tâm cầu cảm ứng. Có cái tâm này thì liền có chướng ngại, cái tâm này chính là lỗi lầm, tâm của bạn không thanh tịnh. Người xưa đã nói: "Chỉ hỏi cày cấy, không hỏi thu hoạch". Chỉ cần sự việc này ta làm được tốt, hợp tình, hợp lý, hợp pháp, đích thực là lợi ích xã hội, lợi ích chúng sanh, không chút lo lắng mà làm.

Thứ hai là "trì giới". "Trì giới" ở chỗ này chính là bạn tu bố thí nhất định phải như pháp. Cảnh giới trong đây cũng rất là rộng lớn, nhất là chúng ta sinh hoạt trong xã hội hiện đại, mỗi một khu vực văn hóa không như nhau, quốc tình không như nhau, tình hình xã hội không như nhau, phong tục tập quán không như nhau, bạn nhất định phải hiểu được, phải tường tận. Chúng ta qua lại với người, bố thí tặng lễ thì phải tặng những thứ gì mới thích hợp, tặng được người ta hoan hỉ. Nếu như bạn tặng đồ vật mà người ta chán ghét, hoặc giả người ta húy kỵ, hảo ý của bạn trái lại kết oán cừu, đó là đặc biệt sai lầm. Việc này không thể không tiên đoán mà nghĩ trước. Bố thí, thực tế mà nói không ở nhiều ít, phải chú trọng ở thật dụng, họ có thể dùng được, là họ cần phải dùng vào ngay trong cuộc sống thường ngày, đây là người người đều rất hoan hỉ. Việc này không ngoài chúng ta liền nghĩ đến tặng thức ăn, tặng y phục mặc. Không sai. Ăn thì họ ăn cái gì? Chúng ta cần phải hiểu, không phải chúng ta ưa thích thì người khác ưa thích. Chúng ta ưa thích ăn chay, người ta không ưa thích ăn chay, ở những chỗ này bạn không thể không khảo lượng đến, không thể không quán sát, không thể không tham vấn qua nhiều. Có thể thấy được điều "trì giới" này cũng là việc không dễ dàng, cho nên vạn nhất không nên xem thấy trì giới, bạn liền nghĩ đến năm giới mười giới, vậy thì bạn đã nghĩ sai rồi. "Trì giới" trong lục độ Bồ Tát chính là chúng ta gọi là "như lý như pháp", hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Trì giới là cái ý này. Chân thật thông đạt thế sự tình người, họ cần đến là những thứ gì, hơn nữa vẫn không mất thời tiết nhân duyên. Bố thí của bạn, người tiếp nhận bố thí tâm sanh hoan hỉ, tâm sanh cảm kích. Có thể thấy được hàm nghĩa trong đây rất sâu rất rộng.

Thứ ba là "nhẫn nhục". "Nhẫn nhục" ở đây chính là tâm nhẫn nại. Nếu bạn có tâm nhẫn nại chờ đợi… Chúng ta lần trước từ Hong Kong trở về, ngồi chiếc phi cơ Thái Lan. Phi cơ này có khuyết điểm, nói là chín giờ hơn sẽ bay, kết quả phi cơ đại khái có trở ngại, đang sửa chữa, hỏi họ lúc nào thì sửa chữa xong, họ đều không biết được. Thầy Ngộ Nhẫn cùng đi với tôi liền nói với tôi: “Người ta từng người lần lượt đều vội đổi đi chuyến bay khác, chúng ta có cần đổi đi chuyến khác không?”. Tôi liền nói với thầy: “Chúng ta ở đây tu nhẫn nhục Ba La Mật, tôi bằng lòng ngồi ở đây một tuần lễ, chúng ta từ từ đợi”. Kết quả không có đợi đến một tuần, mười một giờ rưỡi thì chuyến bay này liền cất cánh, bay được rất tốt. Bởi vì rất nhiều người đều chuyển sang phi cơ khác, chúng ta mỗi người có thể ngồi đến năm sáu ghế.

Bất cứ việc gì đều phải học nhẫn nại, hà tất phải vội vàng? Trong thế pháp thường nói: "Dục tốc thì bất đạt". Thời tiết nhân duyên chưa chín muồi thì hoàn thiện chính mình, chờ đợi thời tiết nhân duyên, tâm chúng ta liền an. Độ chúng sanh, có một số người rất là vội vàng, giận không thể lập tức độ hết chúng sanh. Cái tâm đó của họ còn từ bi hơn so với Phật, có lợi ích gì? Chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi, biết được chúng sanh thời tiết nhân duyên chưa chín muồi, không thể độ, các Ngài đều có lòng nhẫn nại ở bên cạnh chờ đợi, đang quán sát, chúng ta vội vàng làm gì? Cho nên duyên chưa chín muồi để giúp người khác, thì phải nên biết làm thế nào giúp cho chính mình, đem trí tuệ của chính mình, đem đức năng của chính mình hướng nâng lên trên cao. Đến khi có cơ hội rồi, ta sẽ làm được tốt hơn, sẽ làm được càng viên mãn, như vậy mới là đúng. Cho nên, chúng ta không một giây một phút nào trống qua.

Nhà Nho đã nói: "Tấn tắc kiêm thiên hạ, thoái tắc độc thiện kỳ thân". Không luận là tấn hay thoái đều đang tinh tấn, đều không giải đãi. Thoái là gì? Độc thiện là gì? Hoàn thiện chính mình. Có cơ hội giúp đỡ người khác, chắc chắn không có thoái chuyển. Cho nên, không luận làm bất cứ việc gì cũng phải có lòng nhẫn nại, không có lòng nhẫn nại thì không thể thành tựu việc gì. Nhẫn nại là thiền định tiền phương tiện của Bát Nhã, dùng lời hiện tại mà nói chính là "dự bị công phu". Tâm nhẫn nại của bạn đều chưa có, bạn làm sao có thể được định? Không có định, bạn làm sao có thể khai trí tuệ? Cái này phải tu.

Ngay trong đồng tu chúng ta, có một vị "Ngộ Khiêm". Có lẽ các vị rất nhiều người đều quen biết cô ấy. Nhắc đến cái tên này, mọi người đều cảm thấy cô ấy không có gì. Cô ấy đã ở chung với các vị, ngày trước ở Thư Viện Hoa Tạng, ở đạo tràng Đạt La Tư Hoa Kỳ, ở đạo tràng Thánh Hà Tây, ở chỗ này, ở Úc châu đều không có người nào ưa thích cô ấy. Hai năm này chúng ta mua một nơi ở Toowoomba, tôi bảo cô ấy lên ở trên núi. Cô ấy một mình ở trên núi, một năm này xem là dụng công. Khi ở trên núi, tôi nói với cô ấy, cô là người phước báo lớn bậc nhất trên toàn thế giới, có một hoàn cảnh tốt đến như vậy để cho cô bế quan, cô không phải là người phước báo bậc nhất trên toàn thế giới hay sao? Cô có thể thành tựu hay không hoàn toàn ở chính cô. Lên núi, tôi bảo cô ấy đổi cái tên khác. Cô ấy, cái chữ "Thiên" vốn dĩ là nhất thiên, nhị thiên, cái chữ "Thiên" đó giống như một bảo kiếm vậy, rất lợi hại, rất hay đâm người, cho nên không có người nào ưa thích cô. Đổi lại cái tên, Khiêm của khiêm hư, khiêm hư nhẫn nhượng, chữ khiêm này hay, học khiêm hư. Cô ấy hoan hỉ, cô ấy quả nhiên học.

Trong một năm, cô ấy mỗi ngày nghe Kinh 7 giờ đồng hồ, băng ghi hình giảng Kinh của chúng ta nơi đây, mỗi ngày nghe Kinh 7 giờ đồng hồ, mỗi ngày lạy Phật ba trăm lạy. Đây là định khóa của cô. Sau đó công việc của cô, số lượng công việc rất lớn, đích thực đây là ngày trước Quán Trưởng Hàn rất tán thán đối với cô, một mình cô ấy vượt qua được năm người, khi làm việc đích thực rất nhanh. Khi làm việc thì học "Kinh Vô Lượng Thọ". Mỗi ngày phải học thuộc bao nhiêu, cái biến số này không nhất định. Cho nên, thời gian của cô ấy không có trống qua. Hiện tại các vị đến thăm cô ấy, diện mạo hoàn toàn thay đổi, âm thanh thay đổi, người rất khiêm nhã, hoàn toàn không giống như trước đây. Chỉ một năm. Tôi nói tiếp tục nỗ lực ba năm thì cô là Thánh nhân rồi, chuyển phàm thành Thánh.

Cho nên, vấn đề là bạn chính mình có chịu làm hay không. Tôi đem phương pháp dạy cho bạn, bạn không chịu làm, vậy thì cũng không có cách nào. Bạn chịu làm, con người có thể chuyển biến. Chính mình phải có lòng tin. Cô ấy ngày ngày phản tỉnh, ngày ngày cải lỗi, hiện tại biết được vì sao ngày trước mỗi một nơi đều ở không tốt, mỗi một người đều chán ghét cô, cô nhận ra được. Động tác của cô nhanh hơn người khác, người khác theo không kịp thì xem thường người ta. Sai rồi!. Cho nên hiện tại cô ở chung với người, những tâm bệnh ngày trước đều không có. Đây là tấm gương tốt cho người tu hành chúng ta.

Tu nhẫn nhục quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Người mỗi ngày không nên xem thấy lỗi lầm của người khác, phải kiểm điểm lỗi lầm của chính mình. Thế nhưng người có một tâm bệnh rất lớn, họ không tìm ra lỗi lầm của chính mình, chuyên xem thấy lỗi lầm của người khác. Có biện pháp gì tìm ra lỗi lầm của chính mình hay không? Lấy người khác làm tấm gương soi chính mình, xem thấy lỗi lầm của người khác, không nên đem lỗi lầm của người khác để vào trong tâm mình, mà lập tức quay đầu lại nghĩ, ta có lỗi lầm của họ hay không? Dùng phương pháp này, bạn mới tìm được lỗi lầm của chính mình. Sau khi tìm được thì phải phản tỉnh, liền phải cải đổi. Một ngày có thể cải đổi một tâm bệnh, ngày ngày sửa, ba năm bạn chính là Thánh Hiền, bạn không phải là người phàm.

Người phàm muốn làm Thánh nhân không phải là việc khó, khó là khó ở bạn có thể nỗ lực cải đổi hay không, then chốt ở ngay chỗ này. Quả nhiên có thể nỗ lực cải đổi, trên "Kinh Hoa Nghiêm" là nói phàm phu thành Phật, một đời liền có thể làm được. Thiện Tài Đồng Tử 53 tham, không hề ở thứ hai, ngay trong một đời viên mãn thành tựu, thành là Phật của Viên giáo. Do đây có thể biết, thành Phật làm gì cần phải đến ba đại A Tăng Kỳ kiếp. Tại sao người ta một đời có thể thành tựu? Ngày ngày cải lỗi. Cần phải ba đại A Tăng Kỳ kiếp là do họ không thể cải lỗi, trên đạo Bồ Đề tiến tiến thoái thoái, tiến được ít thoái thì nhiều, cho nên mới cần phải thời gian dài đến như vậy. Cô Ngộ Khiêm có một sở trường, cô có lòng tin với chính mình, cái điểm này rất khó được. "Tín vi đạo nguyên công đức mẫu", cô có lòng tự tin cô có thể thành tựu. Chúng ta tương lai có thành tựu hay không, then chốt chính ngay chỗ này. Người có lòng tự tin, lại có thể tin Phật, đối với giáo huấn của Phật tin sâu không nghi, con người này làm sao mà không thành tựu? Đương nhiên sẽ thành tựu.

"Tinh tấn" là cầu tiến bộ. "Tiến" là tiến bộ, thế nhưng bên trên tiến bộ thêm một chữ "tinh", bạn nghĩ xem, đây là ý gì? "Tinh" là thuần mà không tạp, chúng ta thường nói "một môn thâm nhập", cho nên không được xen tạp.

Tôi ngay một đời này có thể có chút thành tựu nhỏ là nhờ sự nhắc nhở nghiêm khắc của lão sư. Năm xưa tôi ở Đài Trung theo lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, cái chữ "tinh" này làm được. Cái chúng ta nghe, cái chúng ta thấy là Lý lão sư, chỉ một vị lão sư, một hình tượng, chắc chắn không cho phép chúng ta nghe người khác giảng Kinh nói pháp. Việc này tôi nói qua rất nhiều lần, tôi làm được rồi. Những sách vở mà chúng ta xem, cho dù là sách gì, nhất định phải được lão sư đồng ý. Muốn xem sách gì, nhất định phải báo với lão sư. Lão sư không đồng ý, chắc chắn không dám xem. Bạn không nghe lời thì không còn cách nào, vậy thì bạn không phải tinh tấn, bạn là tạp tấn, là loạn tấn, vậy không thể có tiến bộ.

Lão sư dạy bảo chúng ta mục đích của thầy ở chỗ nào? Mục đích là giúp chúng ta khai ngộ, thầy không phải có mục đích gì khác. Tuyệt đối không phải giúp bạn tràn đầy phong phú thường thức. Thầy không giống như giáo học thế gian. Mục đích giáo học thế gian là tràn đầy thường thức, bạn biết được càng nhiều càng tốt. Phật pháp không phải như vậy, giáo học của Phật pháp là giúp bạn khai ngộ, giúp đỡ bạn được định, cho nên hoàn toàn không giống với giáo học thế gian. Bạn chân thật được định, chân thật khai ngộ, cái này giáo học Phật pháp mới xem là lấy ra được thành tích. Thế nhưng, then chốt chính là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn. Bố thí là buông xả, trì giới là thủ pháp, bạn phải có lòng nhẫn nại.

Lòng nhẫn nại rất quan trọng, là đối với những giáo huấn của lão sư có lòng nhẫn nại. Bạn thật tuân thủ, cảm ứng rất nhanh, không thể nghĩ bàn. Bạn không tuân thủ, bạn có hoài nghi, có lo lắng, có nghi hoặc, vậy vấn đề này khó rồi. Thế nhưng lão sư thực tế cũng rất cao minh, nếu như họ phát hiện bạn có nghi, có do dự, họ liền rời xa bạn. Hay nói cách khác, họ biết mục đích của bạn không phải đang cầu khai ngộ, bạn đang cầu thường thức thông thường, vậy bạn thứ gì cũng đều có thể xem, bạn thứ gì cũng đều có thể nghe, họ không dạy bạn. Bạn chân thật muốn tu khai ngộ, muốn vào cảnh giới Phật, thì không đi theo đường cũ không được, đi đường mới thì không cách nào. Đường cũ là chư Phật đã đi, Tổ tổ nối nhau. Các Ngài đi con đường này, không có con đường thứ hai có thể đi, cho nên nhất định phải hiểu được tinh tấn, quyết định không thể tạp.

Hai ngày trước, tôi nghe nói có người ở Chùa Cực Lạc - Tân Thành muốn đến tìm tôi. Họ bên đó muốn thành lập "Học Viện Lăng Nghiêm", chuyên công môn "Kinh Lăng Nghiêm". Tốt, đây là việc tốt. Đây cũng là lần trước tôi nhắc đến, bởi vì vị trụ trì ban đầu đạo tràng đó là Pháp sư Viên Anh, sau đó là Pháp sư Bạch Thánh, những pháp sư này đều là giảng "Kinh Lăng Nghiêm". Tôi nói: “Đây đều là Tổ sư của đạo tràng các vị, các vị phải nên hoằng dương "Lăng Nghiêm"”. Tôi ngày trước học tập cũng là chuyên học "Lăng Nghiêm", chuyên công "Lăng Nghiêm". "Kinh Lăng Nghiêm" tôi nhớ dường như đã giảng sáu - bảy lần. Tốt, thật là thú vị. Thế nhưng rất khó, nếu không có nền tảng tương đối, không phải là việc dễ dàng.

Cho nên, các vị đồng tu nhất định phải ghi nhớ, phải "tinh tấn", một mục tiêu, một phương hướng. Các Kinh luận khác có nên tu hay không? Có thể, nhưng không phải vào lúc này, sau khi khai ngộ thì tu. Khi chưa khai ngộ, bạn hiện tại đều lướt qua, đem thời gian bạn khai ngộ kéo dài. Vốn dĩ bạn năm năm thì khai ngộ, hiện tại bạn phải mười năm. Đạo lý này phải hiểu. Cho nên ngạn ngữ thường nói: "Không nghe lời người xưa, thiệt thòi ở trước mắt", không sai chút nào. Tôi thì thật thà hơn các vị, cho nên tôi bị thiệt thòi ít, tôi nghe lời lão sư dạy bảo. Cho nên, kinh nghiệm này của đại đức xưa đích thực đáng được chúng ta học tập, đáng được chúng ta làm tham khảo.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.

A Di Đà Phật…..

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 216)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 262


Hôm nayHôm nay : 38508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1452486

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43696630

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.