Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Thứ bảy - 07/11/2015 18:10

****************

Phán khoa "Quán pháp thường tịch". Đoạn này cũng chỉ có tám chữ.

Kinh văn: "Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch".

Hai câu phía trước trong "nhị lợi hành", đoạn thứ nhất là "trang nghiêm chúng hạnh, quỹ phạm cụ túc", đây là từ trên sự mà nói. Sự là hình tướng, rất là quan trọng. Nếu như chỉ có sự mà không có lý, tu hai câu này là phước báo hữu lậu tam giới. Nếu như đạt lý, tương ưng với lý, thì phước đức thế gian liền biến thành công đức của xuất thế gian, quả báo này liền không thể nghĩ bàn. Lý chính là ngày nay chúng ta đọc hai câu này: "Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch".

Tiếp theo sau, đoạn Kinh văn thứ ba.

Kinh văn: "Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá. Thiện hộ thân nghiệp, bất thất oai nghi. Thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm".

Trong khoa này, có thể nói Thế Tôn Ngài đem tổng cương lĩnh 49 năm cả đời thuyết giáo, ở ngay chỗ này chúng ta tuyên bố ra, cho nên mười câu Kinh văn này rất là quan trọng, nhất định phải ghi nhớ rất kỹ, mỗi giờ mỗi phút gặp được cảnh giới đều có thể đề khởi lên được.

Hai câu phía trước chính là tổng đề mục hiện tại chúng ta dùng giảng Kinh: "Học vi nhân sư, hành vi thế phạm". “Quỹ phạm” chính là mô phạm, quan trọng hơn bất cứ thứ gì đối với xã hội hiện đại. Thế xuất thế gian đại Thánh đại Hiền không ai không chú trọng cơ hội giáo dục, cơ hội giáo dục mỗi lúc mỗi nơi không hề gián đoạn, hiện rõ ra tâm Bồ Tát lợi ích chúng sanh, nguyện vọng lợi ích chúng sanh, đích thực rõ ràng như trong "Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm" đã nói: "Không có mệt mỏi". "Quỹ phạm" chính là đời sống bình đẳng, pháp tắc đối nhân xử thế tiếp vật, cái pháp tắc này không thể thay đổi, không thể khiếm khuyết, cho nên gọi "cụ túc". Cái pháp tắc này là siêu việt thời gian, siêu việt không gian. Nếu như trái với pháp tắc này, tai nạn liền hiện tiền. Người xưa Trung Quốc hiểu được, người hiện đại xem thường. Chúng ta tỉ mỉ quán sát phản tỉnh, giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, Hán Võ Đế đem chế định quỹ phạm giáo dục, hơn hai ngàn năm, mãi đến triều nhà Thanh, ngay trong khoảng thời gian đó thay triều đổi ngôi rất nhiều lần, điển chương văn vật chế độ cũng đều có cải cách, người Mông Cổ vào làm chủ Trung Quốc, Mãn Thanh vào làm chủ Trung Quốc, chế độ thì thay đổi tương đối lớn, thế nhưng quỹ phạm giáo dục của cổ Thánh tiên Hiền trước sau không hề thay đổi. Chúng ta tưởng tượng đây là đạo lý gì? Vì sao Hán Võ Đế chế định chánh sách giáo dục có thể kéo dài hơn hai ngàn năm, mỗi một triều đại đều tuân thủ, đều không dám thay đổi? Việc này rất đáng được chúng ta suy xét, rất đáng được chúng ta phản tỉnh. Đến khoảng năm dân quốc mới hoàn toàn đem nó phế bỏ, cho rằng cái thứ này của chúng ta quá già rồi, quá xưa cũ mục nát, là công cụ thời chuyên chế đế vương thống trị nhân dân, hiện tại thời đại thay đổi, chế độ chuyên chế bị lật đổ, hiện tại là dân chủ tự do mở rộng, toàn bộ tây hóa, người tây dương đều là tốt, lão tổ tông Trung Quốc lưu truyền lại không có thứ nào là thứ tốt, cho nên "đả đảo Khổng gia điếm", xem văn hóa cổ xưa của chúng ta là rác rưởi, mang nó bỏ đi. Dân quốc đến hiện tại cũng có tám chín chục năm rồi, tám chín chục năm này người Trung Quốc trải qua đời sống thế nào? Nếu như đem điển tích cổ xưa tỉ mỉ mà đọc qua, chúng ta ngày nay trải qua đời sống không bằng đời xưa.

Cổ đại giáo dục luân lý đạo đức, quỹ phạm tư tưởng hành vi của người, việc này rốt cuộc là thiện hay là bất thiện? Rất đáng được người hiện đại chúng ta khảo nghiệm mới lại. Nếu như mọi người chúng ta đều cho rằng người thời xưa sai, nghĩ sai, nói sai, cũng làm sai rồi, thế nhưng vào thập niên 70, thời đại năm 1970, người Trung Quốc chúng ta ngưỡng mộ người nước ngoài, hiện tại người nước ngoài - tiến sĩ Thang Ân Tỷ (Arnold Joseph Toynbee) nước Anh nói: "Nếu muốn giải quyết vấn đề xã hội thế giới của thế kỷ 21, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh của Trung Quốc và Phật pháp Đại thừa". Người Trung Quốc chúng ta không cần, hiện tại người nước Anh nhặt được xem thành bảo bối. Ba năm trước, đại học, trung học, tiểu học của nước Anh đều lấy học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại Thừa để vào trong sách của trường học, họ chăm chỉ học tập. Tiếp theo, Úc châu tiếp bước. Úc châu vào hai năm trước, sách giáo khoa trong trường học cũng chọn dùng Kinh Phật. Chúng ta chính mình hiện tại vẫn chưa giác ngộ, cũng có số ít người ở Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Malaysia, tôi đều xem thấy đề xướng trẻ nhỏ đọc Kinh. Số ít này là người giác ngộ, biết được nếu không tìm lại quỹ phạm của cổ Thánh tiên Hiền mà mong muốn xã hội an định, thế giới hòa bình, nhân dân hạnh phúc thì vô cùng khó khăn. Nền tảng của an định hòa bình hạnh phúc đích thực vẫn là quỹ phạm của người xưa, chúng ta nghĩ xem đúng hay không? Người hiện tại đối với thứ của người khác luôn là không phục, luôn là muốn phản kháng.

Chúng ta tại vì sao phải học với Khổng Lão Phu Tử? Người thông thường không gọi là Khổng Lão Phu Tử, mà gọi là Khổng Lão Nhị. Tại vì sao phải học với Khổng Lão Nhị? Tại vì sao phải học với Thích Ca Mâu Ni Phật? Cái ý này nói là tại vì sao không học với tôi? Quan niệm này là sai lầm. Khổng Lão Phu Tử đã nói, không có câu nào là của chính mình, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói cũng không phải là của chính Ngài. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Phu Tử Ngài đã nói rất rõ ràng, ông cả đời dạy học là "thuật nhi bất tác", cũng chính là nói, những gì ông đã nói đều là giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, chính mình không có thêm vào một chút ý kiến nào trong đó. Vậy chúng ta muốn phản đối Khổng Phu Tử? Không có chỗ nào phản đối được Ngài, vì không phải của Ngài. Thích Ca Mâu Ni Phật giảng Kinh nói pháp 49 năm cũng không phải là của chính Ngài. Chúng ta xem thấy trong "Sớ Sao" của Đại Sư Thanh Lương, Ngài nói với chúng ta, Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời đã nói đều là của cổ Phật đã nói, không phải là của chính Ngài. Ngài cũng giống như Khổng  Lão Phu Tử vậy, cũng là thuật nhi bất tác. Chân thật cừ khôi. Cổ Thánh tiên Hiền dạy chúng ta chính mình không có sáng tác, đều là tổ thuật của người xưa.

Vậy đồ của người xưa từ đâu mà có? Cũng không phải từ chính mình có, quyết không phải là từ tư tưởng của chính mình, phân biệt của chính mình. Việc này ở trên Kinh Phật nói với chúng ta rất rõ ràng, phàm hễ là thứ trong tư tưởng của chính mình, thứ ở trong phân biệt thì đều là sai lầm, đều là có vấn đề. Thứ của chư Phật Bồ Tát không phải từ trong tư tưởng mà ra, mà là từ trong tâm tánh mà ra. Tư tưởng mỗi một người không như nhau, anh có tư tưởng của anh, tôi có tư tưởng của tôi, anh ấy có tư tưởng của anh ấy, không như nhau. Từ tâm tánh thì hoàn toàn như nhau, không hề khác nhau. Giống như Phu Tử đã nói: "Tánh tương cận, tập tương viễn". Ở trên Kinh Phật nói được rất rõ ràng, "tánh" mọi người như nhau, không chỉ như nhau mà là cùng một tánh. Trong nhà Phật, đối với chúng sanh hữu tình gọi là "Phật tánh". Tất cả chúng sanh đều có "Phật tánh", ngày nay chúng ta gọi là động vật, muỗi kiến đều như nhau. Phật tánh của chúng sanh cùng Phật tánh của Như Lai là một tánh, tuyệt đối không phải hai tánh. Do đây có thể biết, giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, không luận là Thánh nhân thế gian hay Thánh nhân xuất thế gian, giáo huấn của các Ngài đều là tánh đức trong tự tánh, không phải tư tưởng của một người nào, không phải một người nào cho rằng phải nên làm như vậy. Bởi vì nó là tánh đức, tánh đức vĩnh hằng bất biến. Nếu như bạn muốn biến, muốn thay đổi thì tai nạn liền đến. Đồng tu học Phật, đối với Kinh tạng nếu có trình độ lướt qua tương đối thì lời nói này bạn hiểu, bạn có thể thể hội, bạn có thể tường tận.

Do đây có thể biết, cổ Thánh tiên Hiền dạy bảo chúng ta, Thánh nhân thế xuất thế gian dạy chúng ta nguyên lý nguyên tắc hoàn toàn giống nhau, không hề khác biệt. Giống như Tam phước, điều thứ nhất trong "Quán Kinh" đã nói: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp". Các vị thử nghĩ xem, Khổng Lão Phu Tử có phải là dạy thứ này không? Mạnh Phu Tử có phải là dạy thứ này không? Chư Phật Bồ Tát có phải là dạy thứ này không? Hiện tại, giảng đường này chúng ta mỗi một lần chủ nhật, chín tôn giáo Singapore đều đến nơi đây giảng đạo, các vị nghe qua những gì họ nói có phải cũng là dạy những thứ này? Không có ngoại lệ. Hiếu thân tôn sư, từ tâm bất sát, thập thiện nghiệp đạo là tánh đức, không phải tư tưởng của người nào, không phải chủ ý của người nào. Tự tánh vốn dĩ đầy đủ, tự tánh vốn dĩ như vậy, cho nên ở trong Phật pháp gọi là thành Phật. Thành Phật chính là hồi phục tánh đức mà thôi. Cho nên trên "Kinh Lăng Nghiêm" mới nói: "Viên mãn Bồ Đề, quy vô sở đắc". Bạn cho rằng thành Phật thật có sở đắc? Không có đắc gì, chẳng qua là đem tánh đức viên mãn hồi phục lại mà thôi, quyết định không có một pháp nào mới được có từ bên ngoài. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này thì đối với tu học của Phật pháp chúng ta mới chịu thật làm. Vì sao vậy? Đích thực là hướng vào trong tự tánh mà cầu, không phải hướng ngoài tâm cầu pháp, cho nên Phật pháp gọi là "nội học", đạo lý chính ngay chỗ này.

Tổng kết của hai câu nói này chính là ở mọi lúc vào mọi nơi, nếu chúng ta muốn giống như chư Phật Như Lai, vì tất cả chúng sanh làm tấm gương tốt, khởi tâm động niệm là tấm gương tốt của chúng sanh, lời nói việc làm cũng là tấm gương tốt của tất cả chúng sanh. Nếu như chỉ có trên hình thức làm ra tấm gương rất tốt, tâm không nhập lý, vừa rồi mới nói, đều là thuộc về phước báo của thế gian, danh từ trong Phật Kinh gọi là "phước báo hữu lậu tam giới". Do đây có thể biết, "nhập lý", khế nhập tánh lý là nâng cao lên một cấp, đây chính là tiếp theo hai câu nói này: "Quán pháp như hóa".

"Quán" là tác dụng của trí tuệ, dùng trí tuệ chân thật quán sát tất cả pháp thế xuất thế gian (chúng ta thông thường đem nó quy nạp thành tất cả người, tất cả việc, tất cả vật, tất cả hiện tượng), không thể dùng vọng tưởng. Dùng vọng tưởng là sai rồi. Phàm phu nói dùng tâm, đó là tâm vọng tưởng, đó là tâm sanh diệt. "Tâm sanh diệt" là gì? Ý niệm. Ý niệm trước diệt, ý niệm sau lại sanh, cái tâm này gọi là tâm sanh diệt. Tâm sanh diệt là vọng tâm, không phải là chân tâm. Trong tâm sanh diệt không có trí tuệ, mà chỉ có hư tình giả ý, cho nên họ nghĩ cái gì, suy nghĩ cái gì toàn là giả, không nên cho là thật. Nếu bạn cho là thật thì bạn thiệt thòi, thì bạn bị lỗ. Họ nói họ rất ưa thích bạn, bạn nghe rồi gật gật đầu, giả thôi không phải là thật, qua một lát thì tâm của họ liền thay đổi. Nếu bạn nghe họ nói chán ghét bạn, hận bạn, bạn cũng đừng tức giận, cũng là giả, qua một lát thì họ liền quên hết, biến chuyển vô thường. Cái tâm này không đáng tin, chủ ý nghĩ trong cái tâm này, vậy làm sao được. Tánh đức là vĩnh hằng không thay đổi, mới có thể tin được.

Phật Bồ Tát là người chứng được tánh đức. Ngôn ngữ của các Ngài, tạo tác của các Ngài không phải từ trong tư tưởng của các Ngài hiển hiện ra, mà là từ trong tánh đức tự nhiên lưu lộ ra, vĩnh hằng không thay đổi, vậy mới có thể được gọi là quỹ phạm. Chúng ta tỉ mỉ quán sát tất cả người sự vật, những hiện tượng này có phải là thật hay không? Đều không phải là thật. Trên Kinh văn dùng một chữ "pháp", chúng ta đem nó nói thành bốn sự việc, các vị dễ hiểu một chút.

"Hóa" là huyễn hóa, chính là trên "Kinh Kim Cang" nói mộng huyễn bào ảnh", nó không phải là thật. Trên "Kinh Kim Cang" nói rất hay: "Tất cả hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh". Pháp hữu vi là gì? Bồ Tát Thiên Thân trong "Bách Pháp Minh Môn Luận" đem tất cả pháp thế xuất thế gian quy nạp thành một trăm pháp, gọi là "Bách Pháp". Trong một trăm pháp này lại phân thành năm loại lớn.

Loại thứ nhất là "Tâm Pháp". Đây là tâm của phàm phu sáu cõi, nói ra tám cái, trong Phật pháp chúng ta gọi là tám thức, "tám thức tâm vương", tâm nói ra tám cái.

Tiếp theo nói "Tâm sở pháp". Tâm sở pháp có 51 loại. "Tâm sở" là gì? Là tác dụng của tâm, chính là tám thức khởi tác dụng. Nó có những tác dụng nào? Tâm tâm sở.

Còn có một "Bất tương ưng hành pháp". Đây cũng là thuộc về tâm lý, người hiện tại chúng ta gọi là "khái niệm trừu tượng". Bất tương ưng hành pháp này là khái niệm trừu tượng, nó không phải tâm pháp, nó cũng không phải tâm sở pháp, nó cũng không phải sắc pháp, thế nhưng nó là từ trong tâm, tâm sở, sắc pháp biến hiện ra. Nó không thuộc về ba loại này, thế nhưng không rời khỏi quan hệ với ba loại này, gọi là "bất tương ưng hành pháp".

Loại thứ tư là "Sắc pháp". Sắc pháp ngày nay chúng ta gọi là vật chất. Ba loại phía trước là nói tinh thần, loại này là vật chất.

Bốn loại này tổng cộng 94 pháp, đều gọi là "Hữu vi pháp". Hữu vi chính là có sanh có diệt, là thuộc về pháp sanh diệt. Pháp sanh diệt thì không phải thật. Các vị phải nên biết, chân thật là không sanh không diệt. Pháp sanh diệt gọi là pháp hữu vi, không sanh không diệt gọi là pháp vô vi, cho nên sáu điều phía sau là pháp vô vi, phía trước có bốn loại lớn pháp hữu vi, hợp lại là năm loại. Đây là đem pháp thế xuất thế gian thảy đều bao gồm ở trong đó.

Nếu chúng ta nghĩ tưởng lời của Phật nói có đạo lý, có sanh có diệt là giả, không sanh không diệt là thật, ở trên thân chúng ta, bộ phận nào là pháp hữu vi, bộ phận nào là pháp vô vi? Chính mình phải rõ ràng. Pháp hữu vi có sanh có diệt là thuộc về mộng huyễn bào ảnh, còn có pháp vô vi không sanh không diệt, đó là chân tâm thường trụ, nó là tự tánh.

"Kinh Lăng Nghiêm" rất nhiều đồng tu đều đọc qua, đây là một bộ đại Kinh khai trí tuệ của nhà Phật. Người xưa thường nói: “Thành Phật là "Pháp Hoa", khai trí tuệ là "Lăng Nghiêm"”. Thế Tôn ở trên hội "Lăng Nghiêm" nói rõ những chân tướng sự thật này, có không ít người nghe hiểu, tường tận rồi. Phật nói với chúng ta cái gì là chân tâm của chúng ta, cái gì là vọng tâm của chúng ta. Nếu như tu hành ngay cái này cũng không thể phân biệt được thì bạn khó rồi. Phàm phu chúng ta dùng tâm gì? Dùng tâm ý thức. Tâm là A Lại Da, ý là Mạt Na, thức là Đệ Lục Ý Thức, phàm phu đều dùng cái tâm này. Cái tâm này gọi là tâm sanh diệt. Đệ lục ý thức phân biệt, đệ thất thức mạt na chấp trước, đệ bát thức vọng tưởng, chúng ta dùng là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Phiền phức ở ngay chỗ này, cho nên tu hành thế nào đều không có biện pháp thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Do nguyên nhân gì? Sáu cõi luân hồi là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra, bạn vẫn dùng cái tâm này, bạn làm sao có thể ra khỏi sáu cõi luân hồi? Phật dạy Bồ Tát, nếu bạn muốn siêu việt sáu cõi luân hồi, bạn phải dùng chân tâm, bạn không thể dùng vọng tâm.

Chân tâm là pháp vô vi, không có sanh diệt. Chân tâm ở chỗ nào? Trên "Kinh Lăng Nghiêm" Phật nói với chúng ta, chân tâm chính là căn tánh của sáu căn chúng ta, ở mắt thì gọi là tánh thấy, ở tai thì gọi là tánh nghe, ở mũi thì gọi là tánh ngửi, ở lưỡi thì gọi là tánh nếm, căn tánh của sáu căn. Đây là chân tâm thường trụ. Chỉ cần bạn biết dùng chân tâm, ta không dùng nhãn thức thấy, ta dùng tánh thấy để thấy. Tánh thấy chính là thấy sắc tánh, trong Tông môn thường gọi là minh tâm kiến tánh, thì ra sự việc chính là như vậy. Người đại triệt đại ngộ họ mở đôi mắt ra thì họ dùng tánh thấy thấy sắc tánh, cùng cảnh giới của chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ Tát như nhau; dùng tánh nghe để nghe tánh âm thanh. Phương pháp Bồ Tát Quán Thế Âm tu hành là "phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo". Họ hiểu được, chỉ có tánh chân thật, tướng là giả, tám thức 51 tâm sở, 21 cái không tương ưng, đều là tướng phần biến hiện ra. Ở chỗ này Phật dạy cho chúng ta "quán pháp như hóa". Bạn tỉ mỉ quán sát, những thứ này là mộng huyễn bào ảnh, chắc chắn không phải sự thật. Những hiện tượng này từ đâu mà có? Phật nói với chúng ta "từ tâm tưởng sanh". Tâm tưởng chính là thức, trong tâm tưởng có thuộc về cá nhân chúng ta, trên Kinh gọi là "biệt nghiệp vọng kiến". "Kiến" chính là kiến giải của bạn, tư tưởng của bạn. "Vọng" là hư vọng. Từ trong kiến giải tư tưởng của bạn biến hiện ra cảnh giới hư vọng, cá biệt. Ngoài cá biệt ra còn có một phần đồng phân vọng kiến, là mọi người chúng ta cộng đồng, cũng chính là nói, ta có loại vọng tưởng, phân biệt, chấp trước này, bạn cũng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chúng ta hai người vọng tưởng, phân biệt, chấp trước như nhau, cho nên liền xem thấy cảnh giới như nhau. Nếu như vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta khác nhau, tôi thấy được nhưng bạn không thấy được, khi bạn xem thấy nhưng họ không xem thấy, đó là do "biệt nghiệp vọng kiến".

Hôm qua chúng ta ở đây trả lời câu hỏi, có một số đồng tu hỏi, họ ở Niệm Phật đường niệm Phật, cảm thấy dường như có người lấy cành cây rà qua rà lại trên thân họ, hơn nữa còn nghe được âm thanh, đây là biệt nghiệp của họ kiến vọng, người khác xem không thấy, chỉ có họ cảm nhận được, người khác không có cảm giác. Ngày trước tôi ở Đài Bắc, cư sĩ Giản Phong Văn học thiền, khi ngồi thiền thì thấy Thập Điện Diêm Vương, xem thấy Diêm Vương, xem thấy quỷ nhỏ, thấy được rất là rõ ràng. Ông nói dáng vấp của họ đều không cao. Ông thấy rõ ràng tường tận, nhưng người bên cạnh ông không xem thấy, đó là biệt nghiệp vọng kiến. Mọi người đều đồng thời xem thấy, đồng phân vọng kiến, toàn là hư vọng, không phải chân thật. Cho nên Phật làm cho chúng ta một tổng kết: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Nếu bạn hiểu rõ chân tướng sự thật này, sau khi chân tướng tường tận, bạn sẽ không còn ở trên vọng tướng khởi phân biệt chấp trước, vậy thì đúng rồi, cũng giống như chư Phật Bồ Tát vậy. Cho nên chúng ta nhất định phải nên biết, cảnh giới trước mắt chúng ta tuyệt đối không phải thật có, cái có này gọi là "giả có", danh từ trong Phật pháp gọi là "diệu hữu", gọi là "huyễn có". Diệu hữu thì không phải thật có, bạn không thể nói nó không có, bạn cũng không thể nói nó có. Bạn nói nó không có, nó có tướng. Bạn nói nó có, cái tướng này là giả không phải là thật, "đương thể tức không, liễu bất khả đắc". Cần phải nhận biết rõ ràng, sau đó bạn mới chịu vạn duyên buông xả.

Lời nói này không thể nghe sai. Có người nghe sai, đem câu nói "vạn duyên buông xả" này nghe sai rồi, tốt rồi, công việc của họ cũng không chịu làm, đời sống thế nào cũng không cần, vấn đề liền xuất hiện. Trung Quốc đại lục có người viết thư gởi cho tôi, ông nói: “Pháp sư! Tôi nghe lời của thầy, cái gì tôi cũng buông xả, công việc không làm, cho nên hiện tại tôi không có tiền, đời sống thành vấn đề phải làm sao đây?”. Ý nghĩa của "Vạn duyên buông xả" là đối với hiện tượng của tất cả người sự vật thế gian, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông xả. Sinh hoạt vẫn cứ phải sinh hoạt, làm việc vẫn cứ phải làm việc, thù đáp vẫn cứ thù đáp, không phải dạy bạn buông xả những thứ này. Sự không có chướng ngại. Trên "Kinh Hoa Nghiêm" nói: "Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại", có thể thấy được không có chướng ngại.

Nếu bạn đem phòng ngại, chướng ngại buông xả… Chướng ngại là gì? Là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn, cái thứ này có chướng ngại. Nhiều một việc không bằng ít một việc, ít một việc không bằng không việc, đây đều là Tổ sư đại đức dạy cho chúng ta, đúng hay không vậy? Đúng! Dạy chúng ta ở ngay trong cuộc sống tùy duyên mà không phan duyên. Phan duyên là đa sự, đa sự thì phiền não. Tùy duyên thì thanh tịnh. Tóm lại mà nói, không luận bạn làm sự việc gì, chỉ cần bạn có thể giữ gìn "chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi" thì hoàn toàn chính xác. Đây là đạo Bồ Tát, đây là Bồ Tát hạnh. Nếu như ở trong sinh hoạt làm việc thù đáp qua lại không chân thành, không được thanh tịnh, không được bình đẳng, mê hoặc điên đảo, tự tư tự lợi là sai rồi, đây là hạnh gì vậy? Đây không phải Bồ Tát hạnh mà là hạnh luân hồi, tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi, đời sống của bạn là nghiệp luân hồi, công việc của bạn là nghiệp luân hồi, bạn đối nhân xử thế tiếp vật đều là nghiệp luân hồi.

Nghiệp luân hồi vốn dĩ không có, bạn đem nó cho là thật, cho rằng nó có, tạo nghiệp luân hồi, thế là hiện tượng luân hồi liền hiện tiền. Đây chính là sáu cõi, làm thế nào cũng không ra khỏi sáu cõi.

Vấn đề này nếu như không gặp được Phật Bồ Tát, chúng ta vĩnh viễn không cách gì tường tận, vĩnh viễn cũng không cách gì thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Cũng xem là chúng ta rất may mắn, có thể gặp được Phật pháp, gặp được Phật pháp Đại Thừa. Sau khi gặp được, điều kiện thứ nhất phải tin, phải có lòng tin đối với Phật pháp. Điều kiện thứ hai là phải lý giải. Ở trên Kinh Phật thường hay dạy chúng ta "thâm giải nghĩa thú", bạn giải được càng sâu càng tốt, giải được thấu triệt thì hành vi đời sống của bạn liền được đại tự tại. "Hành Phật sở hành", họ làm sao không tự tại? Ngay trong cuộc sống thường ngày làm vô số thị hiện, mục đích đều là độ hóa chúng sanh, dạy bảo chúng sanh, ám thị chúng sanh, làm cho họ có thể lĩnh hội, làm cho họ có thể giác ngộ, làm cho họ có thể quay đầu, từ tâm luân hồi phát tâm Bồ Đề, từ sáu cõi quay đầu hành Bồ Tát đạo, vậy thì chính xác.

"Quán", cũng chính là hiện tại chúng ta đã nói "vũ trụ quan", "nhân sanh quan", cũng chính là nói bạn có cách nhìn cách nghĩ đối với tất cả người sự vật, cách nhìn cách nghĩ đối với vũ trụ, chính là cái ý này. Cách nhìn của Phật Bồ Tát chính xác, cách nhìn của chúng ta sai lầm.

"Kinh Kim Cang" rất hay, văn tự không nhiều, nói được rất thấu triệt. Ở trên Kinh Phật nói với chúng ta: "Ba tâm không thể được. Tâm quá khứ không thể được, đã đi qua rồi. Tâm hiện tại không thể được, nói hiện tại thì hiện tại liền đã đi qua. Tâm vị lai không thể được". Đây là nói "năng đắc", năng đắc không thể đắc. Bạn sở đắc là cảnh giới năm dục sáu trần bên ngoài. Cảnh giới năm dục sáu trần, bao gồm thân thể của chính chúng ta, cái thứ này có thể được hay không? Nửa đêm ngủ say, người ta đem bạn đi, bạn cũng không biết, bạn còn có thể được sao? Huống hồ cái sắc thân này, người hiện đại đều có cái tri thức này, thân thể của chúng ta là tổ chức của tế bào, cái tế bào này từng giây từng phút đều đang ở nơi đó sanh diệt. Thân là vô thường, sát na sanh diệt, cho nên các vị từ trong nhà đến nơi đây nghe Kinh hai giờ đồng hồ, hiện tại cái thân thể này của bạn tuyệt đối không phải là cái thân thể của hai giờ đồng hồ trước. Vì sao vậy? Tế bào già đã mất đi rất nhiều rồi, tế bào mới lại sanh ra không ít, cái mới thay cái cũ. Mọi người phải ghi nhớ, các vị đều biết con người sẽ già. Già không phải mười năm mới già, không phải mỗi năm mỗi năm già, mà là sát na sát na đang lão hóa. Hiện tại chúng ta nói bạn dễ hiểu một chút, mỗi một giây, giây sau già hơn giây trước, bạn mới biết được cái thân thể này là vô thường, cái thân này là sanh diệt, là giả không phải là thật. Trong Phật pháp nói chân giả, định nghĩa của chân, vĩnh hằng không thay đổi là thật, chỉ cần nó sanh ra biến hóa thì chính là giả không phải là thật. Thân có thay đổi của sanh-lão-bệnh-tử, nó là giả không phải là thật.

Ở trên Kinh Phật nói với chúng ta, tánh thấy của chúng ta vĩnh viễn không thay đổi, tánh nghe vĩnh hằng bất biến, căn tánh sáu căn bất biến. Bất biến là thật. Nhãn thức sát na sanh diệt, sát na thay đổi. Nhĩ thức cũng là sát na sanh diệt. Thức là sát na sanh diệt, tánh không sanh không diệt. Cho nên đời nhà Minh, Đại Sư Giao Quang chú giải "Kinh Lăng Nghiêm", chú giải của Ngài gọi là chánh mạch, "Lăng Nghiêm Chánh Mạch", Ngài nêu ra một chủ trương mới: "Xả thức dùng căn". Chủ trương này quyết định chính xác, hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật ở trên hội Lăng Nghiêm, là không sai, thế nhưng không có người có thể làm được. Chú giải trước Đại Sư Giao Quang đại khái đều là thuận theo chỉ quán của Thiên Thai, trong đây cũng có một nguyên nhân.

Đại Sư Trí Giả là người đầu nhà Đường cuối nhà Tùy, vào lúc đó Tây Vực Ấn Độ có cao tăng đến Trung Quốc thăm viếng Đại Sư Trí Giả, xem thấy Đại Sư Trí Giả cùng học trò giảng giải nguyên lý nguyên tắc tu hành, chính là Tam Chỉ Tam Quán của Tông Thiên Thai. Pháp sư Ấn Độ sau khi nghe rồi vô cùng tán thán, họ nói, phương pháp này của Ngài cùng trên "Kinh Lăng Nghiêm" đã nói hoàn toàn giống nhau. Vào lúc đó "Kinh Lăng Nghiêm" chưa truyền đến Trung Quốc, cho nên người Trung Quốc liền biết được trong Kinh Phật có một bộ "Kinh Lăng Nghiêm".

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 209)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 271


Hôm nayHôm nay : 35824

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1449802

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43693946

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.