Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Hoa Nghiêm Áo Chỉ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Thứ bảy - 27/09/2014 16:19
  1. Duyên khởi

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi.

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán. Tính đến hôm nay, Tịnh Không tôi đã rời khỏi Đài Loan có đến mười hai năm rồi. Lần đầu trở lại Đài Loan cùng với các vị đồng tu cùng nhau học tập kinh Hoa Nghiêm. Những năm gần đây, kinh Hoa Nghiêm chúng ta lại bắt đầu giảng lại từ đầu, đã giảng được hơn bốn ngàn giờ rồi, phẩm thứ mười bốn còn chưa giảng xong. Theo tiến độ trước mắt như thế này, nếu bộ kinh này giảng được viên mãn thì còn cần phải mười ngàn giờ nữa.

Năm xưa, khi tôi mới bắt đầu học Phật, tiên sinh Phương Đông Mỹ giới thiệu bộ kinh này cho tôi. Vào lúc đó tôi còn rất trẻ, đối với tôn giáo, nhất là Phật giáo, biết được rất ít, cũng tùy theo số đông mọi người trong xã hội cho rằng đó là mê tín. Nhất là Phật giáo, từ trên biểu hiện bên ngoài thấy họ thứ gì cũng lạy, trong đó thần rất nhiều, cho nên ở trong tôn giáo liền đem nó quy thành đa thần giáo, phiếm thần giáo. Các vị nên biết, đa thần giáo, phiếm thần giáo là thuộc về tôn giáo cấp thấp, tôn giáo cao cấp chỉ có một chân thần. Đó là một số khái niệm khi chúng tôi còn trẻ, cho nên rất bài xích đối với Phật giáo, không dễ gì tiếp nhận. Tôi học triết học với lão sư Phương, mục sau cùng trong giáo trình, lão sư Ngài giảng triết học Phật kinh cho tôi nghe. Tôi rất kinh ngạc. Tôi nói: “Phật giáo là tôn giáo, còn là tôn giáo cấp thấp thì nó làm gì có triết học?” Lão sư Phương nói với tôi: “Chú còn trẻ nên chú không biết. Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà đại triết học, là bậc thánh triết. Kinh Phật là triết học cao đẳng, là đỉnh cao nhất trong triết học thế giới. Học Phật là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh”. Thầy đem Phật giáo giới thiệu với tôi như vậy, cho nên tôi liền tiếp xúc kinh điển của Phật. Thầy nói với tôi, Phật giáo chân thật nằm ở trong kinh điển, chú cần phải hạ công phu từ nơi kinh điển. Ngài còn đặc biệt giới thiệu cho tôi chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đó là nhân duyên mà tôi học Phật. Duyên đích thực là rất thù thắng.

Tôi tiếp xúc kinh điển đại khái khoảng hai tháng, chưa đến ba tháng, thì tôi quen với Đại sư Chương Gia. Lão sư Phương không chuyên về Phật học, Ngài nghiên cứu về triết học. Đại sư Chương Gia thì chuyên về Phật học, cho nên kinh điển Phật học thì Ngài biết. Ngài rất là hoan hỉ dạy cho tôi, cũng giống như Phương tiên sinh vậy, mỗi một tuần dạy cho tôi hai giờ. Chủ nhật tôi đến chỗ ở của Ngài, số 8 đường Thanh Điền. Tôi theo học như vậy với Ngài ba năm, cho nên nền tảng Phật học của tôi là Đại sư Ngài xây dựng.

Ngài nói với tôi, Thích Ca Mâu Ni Phật 19 tuổi rời bỏ gia đình ra đi cầu học, 30 tuổi thành đạo, cũng chính là thông thường chúng ta gọi là 30 tuổi khai ngộ, chính  trong Thiền tông gọi là “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh”. Chúng ta biết được Trung Quốc cũng có một người như vậy, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, cảnh giới hoàn toàn giống như Thích Ca Mâu Ni Phật, đó chính là Đại sư Lục Tổ Huệ Năng vào thời nhà Đường. Hai vị này thị hiện cho chúng ta, khiến cho chúng ta có sự khải thị rất lớn. Cho nên Phật giáo là giáo dục, không phải là tôn giáo. Thích Ca Mâu Ni Phật 30 tuổi sau khi thành đạo, việc thành đạo này nếu dùng lời nói thông thường hiện tại chúng ta mà nói chính là học tập tốt nghiệp rồi, học tập đạt đến viên mãn, không còn thứ gì để học nữa, đến được đỉnh cao rồi, Ngài liền bắt đầu dạy học. Đương nhiên cảnh giới mà Ngài ngộ nhập không phải phàm phu chúng ta có thể tiếp nhận, cho nên Ngài phải nói với ai? Hiện tại nhà khoa học thừa nhận, khoảng vũ trụ này đích thực có tầng không gian duy thứ khác. Những sinh mạng ở tầng không gian duy thứ cao thông minh hơn rất nhiều so với chúng ta, trí tuệ cao hơn chúng ta, sức định cao hơn chúng ta, cho nên Phật liền thị hiện ở trong định tuyên giảng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Đã giảng bao lâu vậy? Có một số kinh nói giảng trong hai thất (hai thất là 14 ngày), cũng có kinh nói giảng trong ba thất (ba thất là 21 ngày), thì Ngài giảng xong. Bộ kinh điển này được Bồ-tát Đại Long, đó cũng là một Bồ-tát Đẳng Giác, không phải là người thông thường, đem cất vào Long Cung. Mãi đến 600 năm sau, Bồ-tát Long Thọ có một nhân duyên đặc thù, Bồ-tát Đại Long tiếp rước Ngài đến Long Cung, đến tham quan kinh Hoa Nghiêm mà Ngài đã cất giữ.

Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi chung của tất cả kinh, như hiện tại chúng ta gọi Đại Tạng Kinh vậy. Cả đời Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói ra, Ngài nhìn thấy rồi. Phân lượng kinh này bao lớn? Hiện tại chúng ta không cách gì tưởng tượng, Ngài nhìn thấy quyển kinh này nhiều bằng mười cái tam thiên đại thiên thế giới vi trần kệ một bốn thiên hạ vi trần phẩm. Đó là danh từ thuật ngữ trong Phật học. Thư tịch Trung Quốc chúng ta là dùng số tự để làm đơn vị, như Phật kinh, kinh Kim Cang đại khái có hơn năm ngàn chữ. Ở Trung Quốc, Đạo Đức kinh của Lão Tử, các vị cũng nghe được rất quen thuộc, có năm ngàn lời. Đây là lấy số tự để làm đơn vị. Ấn Độ thì không phải vậy, Ấn Độ là lấy bốn câu làm một đơn vị, cho dù bốn câu này câu chữ này dài ngắn không tính, chỉ cần bốn câu là một đơn vị, gọi là một bài kệ, gọi một kệ, không nhất định là kệ tụng. Tảng văn này của chúng ta cũng chính là như vậy, bốn câu được tính là một kệ. Kinh Hoa Nghiêm có bao nhiêu bài kệ? Có mười cái đại thiên thế giới vi trần kệ, vậy còn có thể tính số được hay sao? Không thể tính ra, kinh này quá lớn.

Sau khi Bồ-tát Long Thọ xem xong, biết là chúng sanh Diêm Phù Đề chúng ta, chính là người trên địa cầu này không có người nào có thể tiếp thọ, phân lượng quá lớn. Bộ kinh này nếu đưa lên địa cầu thì cả địa cầu này cũng không thể chứa hết. Không những địa cầu không thể đựng hết, mà báo độ của Thích Ca Mâu Ni Phật, thế giới Ta Bà cũng dung nạp không hết. Thế giới Ta Bà là một cái tam thiên đại thiên thế giới, bộ kinh này là mười cái tam thiên đại thiên thế giới vi trần kệ. Phật làm sao nói ra được nhiều như vậy? Cứ tính là ba thất tức 21 ngày, Ngài làm sao có thể nói ra kinh điển phong phú đến như vậy? Chúng ta thâm nhập Hoa Nghiêm mới tường tận, thì ra thời gian không phải là thật, không gian cũng không phải là thật. Trong pháp giới Nhất Chân không có thời gian, không có không gian, cho nên thời không đều không phải là thứ chân thật. Do đó chúng ta ở trong cái đơn nguyên này, chính là ở trong Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, chúng ta có thể học được, biết được chân tướng sự thật, đó chính là Phật ở trên kinh này sẽ nói cho chúng ta nghe khởi nguồn của vũ trụ. Bạn thấy khi vừa mở đầu kinh Hoa Nghiêm liền nói cho chúng ta nghe thế giới thành tựu phẩm, Hoa Tạng Thế giới phẩm, đó là nói cho chúng ta nghe khởi nguồn của vũ trụ. Vũ trụ từ do đâu mà ra? Ta từ đâu mà đến? Trong Phật pháp gọi là y chánh hai báo. Y báo là nói vũ trụ, chánh báo là nói chính ta, ta đến từ nơi đâu. Bạn thấy trong Thiền tông chủ yếu là muốn bạn tìm cho ra vấn đề này. Đối với chính mình mà nói, chính là trước khi cha mẹ sanh ra, bổn lai diện mục là gì. Hai vấn đề này, khoa học và triết học mãi đến ngày hôm nay đều không cách gì giải quyết, bao gồm cả thần học cũng không cách gì giải đáp vấn đề này được tròn đầy viên mãn, thế nhưng ở trong kinh Hoa Nghiêm đều nói được rất rõ ràng, rất tường tận.

Trở lại lần này, mọi người khải thỉnh mong muốn tôi tiếp theo ở nơi đây giảng Hoa Nghiêm. Tôi nói thời gian chúng ta không có nhiều, chúng tôi giới thiệu cho mọi người Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán của pháp sư Hiền Thủ. Đó là gì? Đó là cương lĩnh tu học của kinh Hoa Nghiêm, là tông Hoa Nghiêm, phương pháp tu hành chứng quả của ba đời tổ sư trước. Đích thực là hy hữu khó gặp. Đây cũng chính là tinh hoa của Hoa Nghiêm, bạn xem đề mục này thì biết được. “Tu” là thật làm, “Hoa Nghiêm Áo Chỉ” là tông chỉ áo diệu. Cách học thế nào vậy? Cần phải đoạn hết vọng tưởng. Vọng đã quá nhiều rồi. “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Tất cả hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”, câu này là trên kinh Kim Cang nói. Vọng phải đoạn tận. Trên bộ kinh này Thế Tôn nói với chúng ta, vọng quá nhiều rồi.

Vọng quy nạp lại không ngoài ba loại lớn. Một cái là vọng tưởng, một cái là phân biệt, một cái là chấp trước, chỉ cần đoạn hết ba thứ này thì bạn Hoàn Nguyên. Hoàn là gì vậy? Quay về tự tánh, đó gọi là viên mãn thành Phật, chính là viên chứng Vô Thượng Bồ Đề. Cho nên chúng ta đem bài này giới thiệu cho mọi người trước.

Đồng tu chúng ta chân thật muốn học Phật, vậy thì không thể không thỉnh giáo với Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài chân thật là vọng tận hoàn nguyên. Chúng ta tìm một người tái sanh như vậy, thì chúng ta mới có thể có được thành tựu. Đại sư lục tổ Huệ Năng cũng là người tái sanh. Ngài nói được đơn giản tường tận, lưu lại cho chúng ta một bộ Đàn Kinh. Những gì trong Đàn Kinh đã nói, xin nói với các vị, là hoàn toàn giống như Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh đã nói. Một bộ là nói đơn giản, một bộ là giảng giải tỉ mỉ, chỉ có văn tự lời nói nhiều ít không như nhau, còn nội dung hoàn toàn giống nhau. Cái điểm này chúng ta nên biết. Thế nhưng chúng ta rốt cuộc là bát địa phàm phu, Đại sư huệ Năng nêu rõ nội dung cốt lõi như vậy thì chúng ta rất khó thể hội, không dễ gì Hoàn Nguyên, khó mà quay đầu; còn Hoa Nghiêm nói được tường tận.

Bồ-tát Long Thọ xem thấy đại bổn ở Long Cung, chính là nguyên bản quá nhiều, liền bỏ qua quyển trung. Quyển trung là gì? Quyển trung là cương yếu của kinh Hoa Nghiêm, phân lượng vẫn là quá lớn, chúng ta cũng không có năng lực tiếp nhận. Sau cùng Ngài chọn ra là quyển hạ. Quyển hạ là gì vậy? Là đề cương, mục lục cương yếu, cũng giống như Tứ Khố Toàn Thư của Trung Quốc chúng ta vậy, phân lượng quá lớn, không phải là cả đời một người có thể đọc hết.

Ngay năm xưa hoàng đế Càn Long hạ lệnh biên tập bộ sách này, ông cũng biết là ông không có năng lực đọc xong bộ sách này. Vậy phải làm sao? Ông bảo tổng biên hội ký Nhiêu Lam tiên sinh biên tập một bộ Hội Yếu cho ông. Hội Yếu là một phần ba của Toàn Thư. Thư cục thế giới Đài Loan chúng ta có phiên ấn ra, sách đóng bìa 500 tập, toàn thư Thương Vụ Ấn Thư Quán phiên ấn ra, cũng là sách đóng bìa gồm 1500 tập, đó đều là rất khó thọ trì, không cách gì đọc hết. Đơn giản nhất là gì vậy? Chính là Mục Lục Cương Yếu.

Mục Lục Cương Yếu đóng bìa là năm quyển, vậy thì dễ làm, chính là những gì trong mỗi bộ sách nói ra. Ký Nhiêu Lam tiên sinh biên tập cương yếu này, mỗi ngày đem cương yếu này đưa lên hoàng đế xem. Bồ-tát Long Thọ đem kinh Hoa Nghiêm ra từ Long cung chính là cương yếu, khi truyền đến Trung Quốc vẫn không đầy đủ, sách này đã bị mất đi, truyền đến Trung Quốc đại khái chỉ được phân nửa, cho nên hiện tại chúng ta học là mục lục cương yếu của nửa bộ kinh Hoa Nghiêm. Nữa bộ này mỗi ngày chúng ta học tập nghiên cứu, bạn thấy đấy, đã dùng hết hơn 4000 giờ rồi mới đến phẩm thứ 14. Toàn kinh 39 phẩm, cho nên chỉ một đề cương như vậy mà chúng ta dùng hết tinh lực của một đời cùng không dễ gì hoàn thành. Như hiện tại cách giảng của tôi đây, bộ kinh Hoa Nghiêm này từ đầu đến cuối giảng qua một lần, tôi dự tính cần phải dùng 20 năm mới có thể giảng xong. Thế nhưng bộ kinh này rất có ý nghĩa, đọc hoài không chán, học tập đích thực mang đến cho chúng ta, như lão sư Phương đã nói là (tôi mỗi niệm không quên ân đức của lão sư) “hưởng thụ cao nhất của nhân sanh”. Việc này không phải giả, cho nên có một lần diễn giảng, tôi đã dùng đề mục này. Hưởng thụ cao nhất của nhân sanh là nghe kinh, là giảng kinh. Giảng kinh cùng nghe kinh đích thực là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh, trong đó an vui không cùng tận, chứng minh trong Luận Ngữ Khổng Tử đã nói “học nhi thời tập chi, bất duyệt thuyết hồ”. An vui! Thế Tôn ở trong kinh đại thừa nói rằng “pháp hỉ xung mãn, thường sanh tâm hoan hỉ”, đó là thật, không phải là giả, không có việc gì có thể an vui hơn, cho nên người xưa có một câu nói: “Thế Vị, mùi vị năm dục sáu trần trong thế gian làm gì nồng hơn pháp vị”. Việc này cần phải chứng được thì mới biết, bạn chưa khế nhập được cảnh giới thì mùi vị này bạn không thể thưởng thức được, bạn không thể hưởng thụ được. Cho nên cả một đời này của chúng ta không uổng qua, đặc biệt là đã đọc Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, biết được phải tu như thế nào, học tập ra sao.

Phía trước giới thiệu, tôi nghĩ đến đây là được rồi, không cần phải nói rõ hơn. Ngay đến đề kinh của kinh Hoa Nghiêm ta cũng tỉnh lược nó, bởi vì trong đĩa của kinh Hoa Nghiêm các vị cũng có thể nghe được.

  1. Phần kinh văn

Bây giờ chúng ta xem, thiên văn chương của quốc sư Hiền Thủ.

Kinh văn: “Phù mãn giáo nan tư, khuy nhất trần nhi đốn hiện, viên tông phả trắc đổ tiêm hào dĩ tề chương”.

Mở đầu bằng bốn chữ này thì rất không dễ gì, ai dám giảng? “Mãn giáo”, người nào dám giảng? Mãn là viên mãn. Trong Phật kinh đã nói là Vô Thượng Bồ Đề, thuật ngữ trong kinh Phật gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tiếng Phạn gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vậy mới gọi là mãn giáo. Người nào dám giảng? Thứ mà bạn đã học viên mãn rồi, không còn gì nữa. Người xưa Trung Quốc chúng ta thường hay nói với chúng ta “trí vô cùng, học không chán”, “sống đến già, học đến già, học không hết”, học không thể nào xong, ai dám nói học xong, học viên mãn rồi? Thật không có người dám nói. Lời nói này, Thích Ca Mâu Ni Phật dám nói. Nói lúc nào vậy? Nói lúc 30 tuổi. Đại sư Huệ Năng dám nói. Nói vào lúc nào vậy? Khi 24 tuổi! Chúng ta xem đề mục của văn chương này, Vọng Tận Hoàn Nguyên, cho nên năm xưa khi Đại sư Huệ Năng còn ở đời thường hay nói cho người nghe vấn đề này. Việc này chính là minh tâm kiến tánh, với học hay không học không có quan hệ. Lời nói này của Ngài, chúng ta có thể từ hai người chứng ngộ là Thích Ca Mâu Ni Phật và Đại sư Huệ Năng thể hội được.

Thích Ca Mâu Ni Phật đã học 12 năm, làm thế nào khai ngộ vậy? Buông bỏ thì khai ngộ! Nếu như Ngài không buông bỏ, cái đã học trong 12 năm liền sẽ biến thành sở tri chướng. Buông bỏ rồi thì sở tri chướng liền không còn, vậy mới đại triệt đại ngộ. Việc này chúng ta thường gọi là nhị chướng, tức phiền não chướng cùng sở tri chướng.

Đại sư Huệ Năng không đi học, không biết chữ, cũng chưa nghe qua một ngày kinh, ở Hoàng Mai hết tám tháng cũng chưa bước lên giảng đường, cũng chưa từng bước lên Thiền đường. Hòa thượng Hoằng Nhẫn - tổ thứ năm chỉ phái Ngài làm một việc là giã gạo, bửa củi. Làm việc ở đâu vậy? Ở trong nhà bếp. Ngài ở trong nhà bếp hết tám tháng, cuối cùng [Ngũ Tổ] truyền pháp cho Ngài. Mọi người đều không phục. Vì sao truyền cho Ngài? Ngài đã buông bỏ. Bạn thấy, Ngũ Tổ đưa là đề mục, các người tu hành cùng Ngài nhiều năm đến như vậy, các người mỗi một người làm một bài kệ đưa ra xem. Lão hòa thượng muốn xem thử họ tu hành đến cảnh giới nào rồi. Thần Tú là đệ tử lớn của Lão Hòa Thượng, cũng là trợ giáo của Lão Hòa Thượng, người thông thường cho rằng Lão Hòa Thượng truyền pháp khẳng định sẽ truyền cho ông ấy, mọi người đều rất kính phục đối với ông ấy. Ông đã làm ra một bài kệ:

Thân thị Bồ Đề Thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhá trần ai.

Các vị thử nghĩ xem, bài kệ này của ông buông bỏ hay chưa? Chúng ta nói hai chướng, phiền não chướng có buông bỏ hay chưa? Sở tri chướng có buông bỏ hay chưa? Ngay lúc đó có người nào có thể thể hội được? Thế nhưng Đại sư Huệ Năng thể hội được, chính Ngài không hề biết chữ, nhưng Ngài hiểu được cái ý này. Ngài nói tôi cũng có một bài kệ, các người có vị nào viết giúp cho tôi không? Ngài đem bài kệ của Thần Tú sửa lại rằng:

Bồ Đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai.

 

Các vị thử nghĩ xem, loại khẩu khí này, cho nên Hòa Thượng Hoằng Nhẫn vừa nghe liền biết rõ, sợ người hại Ngài, cho nên tuyên bố với mọi người cũng chưa kiến tánh, liền bôi đi bài kệ.

Theo việc này thì đích thực là học hay không học không quan hệ gì.

Năm xưa, tôi lần đầu gặp mặt Đại sư Chương Gia, tôi thỉnh giáo với Đại sư Ngài. Năm đó tôi 26 tuổi, Đại sư Chương Gia 65 tuổi, Ngài lớn hơn tôi 39 tuổi, hàng tổ phụ. Tôi thỉnh giáo với Ngài, tôi nói: “Lão sư Phương giới thiệu Phật giáo cho con, con biết được Phật giáo vô cùng thù thắng, con có duyên tiếp xúc được vô cùng hoan hỉ, xin hỏi Đại sư có phương pháp nào có thể dạy cho con khế nhập được nhanh hay không?”. Khi tôi đưa ra vấn đề này, Đại sư nhìn tôi, tôi cũng nhìn Ngài, hai chúng tôi nhìn nhau như vậy đại khái khoảng hơn nửa giờ, không nói một câu. Nửa giờ đồng hồ sau, Ngài nói ra một chữ: “Có”. Chữ có này của Ngài làm cho tôi rất chấn động, lỗ tai đều dựng lên, phải cố gắng lắng nghe. Chúng tôi đã biểu hiện vậy rồi, Đại sư Ngài cũng lại không nói, thời gian đó đại khái không dài như lần trước, chỉ khoảng chừng không hơn sáu – bảy phút, Ngài giảng cho tôi nghe sáu chữ: “nhìn được thấu, buông xuống được”. Bạn thấy học hay không học thật không quan hệ gì. Tôi nghe sáu chữ này của Đại sư Chương Gia rồi thì nửa hiểu nửa không hiểu, dường như hiểu kỳ thật không hiểu. Cái ý nghĩa này quá sâu, chúng ta không có sức định cũng không có tu dưỡng. Tôi lại hỏi Đại sư tiếp là phải bắt đầu vào từ đâu?  Đại sư Ngài dừng lại hồi lâu rồi nói với tôi là phải bắt đầu từ bố thí.

Bố thí là gì? Là xả, là buông bỏ.

Tôi học Phật đến nay đã 57 năm rồi, giảng kinh dạy học 50 năm, sâu sắc thể hội được, năm xưa tôi nêu ra câu hỏi, vì sao lão sư nửa giờ đồng hồ không nói mà chỉ nhìn tôi? Trong đó có đạo lý, người tuổi trẻ tánh tình bồng bột, tâm không định lại thì tánh tình không ổn định, giảng cho họ cũng không ích gì, nên gọi là gió thổi qua tai không được thọ dụng. Cho nên nhìn vào tôi, nhất định là nhìn vào cả trong tâm tôi bình lặng lại, khi có tập trung rồi mới giảng cho tôi nghe. Bạn xem, ngày xưa Ngài nói một chữ “có”, sau đó Ngài không nói nữa. Chữ có đó, tâm chúng ta động rồi, cần phải ở vào lúc tâm bình khí hòa không dao động để truyền cho bạn thứ gì thì mới chân thật được thọ dụng. Đó là người xưa dạy học. Hiện tại ở trường học dạy học dùng phương pháp này, học trò chạy hết không còn ai học với bạn. Không có người nào có sức định, hay nói cách khác, không có người nào chân thật tôn kính đối với lão sư, tôn sư trọng đạo không còn nữa, cho nên Phật pháp khó ở ngay chỗ này. Không những Phật pháp như vậy mà thế gian pháp cũng không ngoại lệ. Đó là tôi sâu sắc thể hội được. Do đó, hai câu nói này của Ngài cùng hai câu này phía trước sâu rộng không bờ mé. “Mãn giáo nan tư, nhất trần đốn hiện”. Ở trong Hoàn Nguyên Quán sẽ tỉ mỉ giảng đến, vũ trụ từ đâu mà đến? Ta từ đâu đến? Nói cho bạn nghe rõ ràng tường tận. Nói rõ ràng, nói minh bạch, nhưng không phải cảnh giới của bạn, là chúng ta nghe được Phật giới thiệu, nghe Phật nói.

Phật pháp là khoa học, đích thực là khoa học cao đẳng, cũng là đỉnh cao nhất của khoa học trên thế giới. [Phật pháp] không chỉ là triết học cao nhất, mà cũng là đỉnh cao nhất của khoa học. Khoa học ngày nay, vũ trụ từ đâu mà đến cũng vẫn chưa rõ ràng, sinh mạng từ đâu mà đến cũng không được rõ ràng. Ngay chỗ này Phật nói cho chúng ta nghe: “Nhất trần đốn hiện”. Vấn đề này chúng ta cũng đã mất hết vài chục năm, từ đầu đến cuối luôn đặt ra nghi vấn, mãi đến mấy năm gần đây nhất, chúng ta đọc đến Thế Tôn trả lời với Bồ-tát Di Lặc, chúng ta thật là bỗng nhiên khai ngộ, vấn đề này liền được rõ ràng. Làm rõ ràng rồi chúng ta cũng biết giải.

Đại sư Thanh Lương giảng cho chúng ta nghe bốn bậc tu chứng. Thứ nhất phải tín; thứ hai là lý giải; thứ ba là hành, chính là tu hành, tu hành chính là tu Vọng Tận Hòan Nguyên, chính là thật tu hành; sau cùng là chứng quả. Chứng quả là bạn chân thật khế nhập cảnh giới Hoa Nghiêm, cùng Thích Ca, cùng chư Phật, cùng Lục Tổ đã chứng là đồng một cảnh giới. Đó là khoa học. Bạn không thể chứng thì không được, cho nên bạn chân thật thấy được “nhất trần đốn hiện”. Đốn hiện chính là hiện ra vũ trụ, đó là nguồn gốc vũ trụ, việc này phía sau chúng ta lại tỉ mỉ nói rõ trong sáu khóa mục.

Câu thứ hai nói: “Viên tông phả trắc”. “Tông” chính là Áo Chỉ mà đề mục giảng. Ý nghĩa tông của Trung Quốc bao hàm ý nghĩa chủ yếu, ý nghĩa quan trọng, đó là tông chỉ! Ý nghĩa tối cao, đó là nói giáo dục. Cho nên nếu như y theo tôn giáo Trung văn mà nói, hoàn toàn dùng Trung văn giải thích, tôn giáo đó không phải là mê tín. Tôn là trọng yếu, quan trọng, tối cao. Giáo chính là giáo dục. Tôn giáo là gì? Giáo dục chủ yếu, giáo dục quan trọng, giáo dục tối cao. Tôn giáo phải giải thích là như vậy. Việc này trong Phật giáo giải thích thì hoàn toàn chính xác, cho nên Phật giáo là giáo dục, không thể xem nó như là tôn giáo thông thường. Bởi vì trong Tôn giáo nhất định có thần chủ tể, trong Phật giáo không có. Giáo học của Phật môn là viên mãn, Phật giáo chính mình xưng tông giáo là tông môn giáo hạ. Tông môn chính là riêng chỉ Thiền tông. Ngoài Thiền tông ra còn có chín tông giáo, đều gọi là giáo hạ. Cho nên bản thân Phật giáo xưng là tông giáo, với hiện tại chúng ta gọi là tôn giáo ý nghĩa hoàn toàn không liên quan. Việc này phải nên biết.

“Viên tông”, không thể dùng thường thức của chúng ta, tri kiến của chúng ta mà đo lường, vì sao vậy? Câu phía sau tiếp theo cùng ý nghĩa bên trên là như nhau.

Đổ tiêm hào dĩ tề chương”. “Tề chương” cùng “đốn hiện” là một ý nghĩa. Bạn chỉ thấy được hào là cái gì? Là chánh báo nhỏ nhất. Lông tơ, đoạn lông tơ, đầu đoạn lông tơ, đó gọi là “tiêm hào”. Cũng chính là nói, bạn từ trong đầu lông tơ này, bạn có thể nhìn thấy khắp pháp giới hư không giới, đây là từ nơi chánh báo mà nói. Câu phía trước nói từ một trần, vi trần. Cái vi trần này khoa học hiện tại đã phát hiện, kinh Phật nói vi trần là thứ nhỏ nhất trong vật chất, thảy đều dùng vi trần để làm thí dụ. Bắt đầu nói từ đâu vậy? Nói từ bụi trên lông trâu.

Lông trâu rất thô, trên đầu đoạn lông trâu có một hạt bụi, hạt bụi ở trên đó không bị rơi xuống. Lấy thí dụ đó làm đơn vị, đem hạt bụi trên lông trâu chia làm bảy phần, một phần bảy thì rất nhỏ, một phần bảy thì gọi là bụi trên lông dê. Lông dê mịn hơn lông trâu. Hạt bụi trần này trên đầu đoạn lông dê có thể ổn định, nó không thể bị rơi xuống. Bụi trên lông dê chia một phần bảy gọi là bụi trên lông thỏ. Lông thỏ thì càng mịn hơn. Bụi trên lông thỏ chia một phần bảy thì gọi là bụi nước, cũng chính là nói hạt bụi trần này ở trên mặt nước. Nước có khe hở, nó lướt trong đó không hề bị chướng ngại nên gọi bụi nước. Một phần bảy của bụi nước gọi là kim trần, chính là kim thuộc. Chúng ta biết độ kín của kim thuộc dày hơn so với độ kín của nước, thế nhưng vẫn có không khí, nó có thể đi ngay trong kẻ hở đó.  Một phần bảy của kim thuộc mới gọi là vi trần. Loại vi trần này ai có thể thấy được? A-la-hán có thể thấy được. Việc này rất giống như khoa học hiện tại phân tích, phân tử, nguyên tử, điện tử, hạt tử, người hiện tại gọi là macke, có thể đạt đến trình độ này hay không chúng ta còn chưa biết. Thế nhưng vi trần vẫn không phải là nhỏ nhất. Vi trần còn có thể phân ra, phân thành một phần bảy gọi là sắc tụ cực vi. Cái này Bồ-tát có thể thấy. Sắc tụ cực vi vẫn có thể phân, lại phân làm một phần bảy gọi là Cực Vi Chi Vi, vậy thì không thể phân nữa. Phân nữa thì không còn gì, cũng gọi là Lân Hư Trần, nó là hàng xóm của hư không. Vậy thì Lân Hư Trần, trên kinh Phật nói Bồ-tát Bát Địa có thể nhìn thấy.

Cho nên bạn phải thân chứng, không cần dùng máy móc, dùng cái gì? Tâm thanh tịnh! Tâm càng thanh tịnh thì bạn càng có thể quan sát được thứ rất vi tế. Cho nên ngay chỗ này gọi là “nhất trần”, là Cực Vi Chi Vi. Thích Ca Mâu Ni Phật hỏi Bồ-tát Di Lặc, một niệm phàm phu chúng ta có bao nhiêu cái niệm vi tế? Cái niệm này của phàm phu rất thô, tâm chí bao chao. Bồ-tát Di Lặc nói một khảy móng tay có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm tế. Một khảy móng tay thời gian rất ngắn. Trăm ngàn là một đơn vị, cũng chính là 32 ức nhân một trăm ngàn. Một trăm ngàn là mười vạn. Ba mươi hai ức nhân mười vạn là 320 triệu. Bạn thấy, cực nhỏ. Một khảy móng tay có 320 triệu niệm tế tạo thành một niệm. Bồ-tát Di Lặc nói: “niệm niệm thành hình, hình giai hữu thức”. Hình là gì vậy? Vật chất! Chính chỗ này gọi là đốn hiện. Thế giới vật chất chợt hiện là một trần chợt hiện, một niệm chợt hiện. Trần đều có thức. Thức là gì vậy? Thức là linh tánh. Cho nên chúng ta hiểu rõ, thế giới vật chất và thế giới tinh thần là đồng thời xuất hiện, bạn xem thấy niệm nó liền có hình, hình thì nó liền có thức, cũng chính là tất cả hiện tượng vật chất nó đều có kiến văn giác tri, nó đều có thọ tưởng hành thức.

Trong mười năm gần đây nhất, tiến sĩ Giang Bổn Thắng của Nhật Bản làm thực nghiệm, thực nghiệm của ông thành công rồi. Ông dùng nước để thực nghiệm. Chúng ta biết nước là khoáng vật, nước có kiến văn giác tri, nó có thể thấy, có thể xem chữ. Thí dụ như viết chữ “Ái”, không luận là dùng văn tự của một quốc gia nào, viết ra chữ “Ái” dán lên ly pha lê để thực nghiệm, nó đều nhận biết. Chúng ta nhận biết được chữ Trung Quốc, không nhận biết được chữ nước ngoài, nhưng nước thì nhận biết, kết tinh của nó đều rất đẹp. Nếu như bạn viết ra chữ “chán ghét”, viết ra “ta không thích ngươi” thì kết tinh của nó phản ứng lại sẽ rất thô xấu. Đó là nói rõ nước có kiến văn giác tri, nước có cảm thọ.

Không chỉ nước có tinh thần, mà bao gồm tất cả vật chất, ở trong Phật pháp nói tất cả đều có, chỉ cần là vật chất thì trong nó liền có tinh thần, có kiến văn giác tri, có thọ tưởng hành thức. Có kiến văn giác tri, thọ tưởng hành thức thì nó nhất định có sắc pháp, chính là có vật chất. Vật chất có cái mắt thịt chúng ta có thể thấy, có cái không thể thấy. Những điều này khoa học cận đại cũng đều chứng thực. Cho nên ở trong kinh Phật nói, một vi trần trong đầu đoạn tóc bạn có thể xem thấy tin tức của cả vũ trụ. Việc này khoa học chưa hề nói qua. Khoa học ngày nay chỉ nói đến vi trần giống như trên kinh Phật nói, thế nhưng trong vi trần có tin tức của khắp pháp giới thì khoa học không nói đến. Cho nên khoa học của Hoa Nghiêm là siêu việt hiện đại, nó không cần dùng đến máy móc, nó dạy bạn phải tu tâm thanh tịnh. Phật dạy chúng ta chỉ cần chúng ta buông bỏ chấp trước, bạn liền chứng được quả A-la-hán, bạn liền thành chánh giác. Lại có thể đem phân biệt buông bỏ, bạn liền chứng được chánh đẳng chánh giác, quả vị Bồ-tát. Sau cùng đem vọng tưởng buông bỏ. Vọng tưởng là gì? Khởi tâm động niệm. Sáu căn chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài (sáu căn là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, cảnh giới bên ngoài là sắc thanh hương vị xúc pháp), khi tiếp xúc không khởi tâm, không động niệm, vậy bạn liền chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, liền được gọi là Phật Đà. Nếu có người hỏi bạn thế giới này từ đâu mà có, bạn đem nó nói rõ ràng tường tận qua một lượt chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh. Thật là không thể nghĩ bàn! Bạn xem, hai câu nói này đã nói hết, đã nói cùng tận. Giáo học của người xưa, trước tiên phải đem những gì muốn dạy bày ra trên bàn của bạn, một chút che giấu cũng không có.

Kinh văn: “Nhiên dụng tựu thể phân phi vô sai biệt chi thế, sự y lý hiển, tự hữu nhất tế chi hình”.

Phía trước là giảng cho chúng ta nghe bản thể vũ trụ, hiện tại giảng cho chúng ta nghe hiện tượng của vũ trụ, giảng tác dụng của nó, “dụng tựu thể phân”, đương nhiên sẽ có rất nhiều sự khác biệt. Như trong Phật pháp nói: “mười pháp giới y chánh trang nghiêm”, đó là từ trên dụng mà nói, là một phần ở trong bản thể, không thể rời khỏi thể. Thể là một, tác dụng thì vô lượng vô biên.

Sự y lý hiển”, trong sự có lý. Hiện tại chúng ta xem thấy sự không xem thấy lý. Sự là tướng, lý là cái gì? Lý chính là tánh, lý chính là thể, trong triết học gọi là bản thể của vũ trụ, lý chính là thể. Lý sự là một không phải là hai, thế nhưng phàm phu sáu cõi chỉ biết sự không biết lý. Lý thì sao? Mê rồi!

“Nhất tề” là ý nghĩa gì vậy? “Nhất tề” là không có phân biệt. Chỉ cần bạn buông bỏ phân biệt, chấp trước, thì ở trên sự bạn liền có thể thấy được lý, bạn ở trên tướng liền có thể thấy được tánh. Nếu như bạn không buông bỏ phân biệt, chấp trước, thì trên tướng không thấy được tánh, trên sự không thấy được lý. Đó là người cõi nào vậy? Phàm phu sáu cõi, không thể so sánh với A-la-hán. Tuy là A-la-hán vẫn còn kém rất xa so với Phật, thế nhưng A-la-hán tất nhiên chứng được phần ít. Vì sao vậy? Ba loại phiền não lớn này cũng đoạn được một điều, họ không chấp trước, cho nên ở trên sự thấy lý được một phần ít, ở trên tướng thì họ vẫn chưa thể thấy tánh, nhưng trí tuệ, thần thông và đạo lực của họ chẳng phải là bất cứ người nào trong sáu cõi có thể so sánh được.

Đại sư sợ chúng ta đối với việc này còn rất khó lý giải, lại dùng thí dụ để nói cho chúng ta nghe: “Kỳ do bệnh khởi dược hưng, vọng sanh trí lập”. Thí dụ này rất hay, chúng ta bị bệnh mới đi tìm thuốc, nếu như không có bệnh thì không cần thuốc, cho nên bệnh và thuốc là cùng nhau mà có, có bệnh thì bạn mới đi tìm thuốc, đối trị bệnh nên mới gọi là thuốc. Cùng đồng một đạo lý như vậy, vọng sanh mới có trí lập, nếu như không có vọng thì trí cũng sẽ không có. Cái trí này là gì vậy? Tương lai chúng ta nói đến trong Tam Tế Lục Thô, đó chính là một trong sáu tướng Lục thô là Trí tướng. Cái trí này là gì vậy? Dùng lời hiện tại của chúng ta mà nói là tri thức. Phải biết trong tâm thanh tịnh không có tri thức, mà có cái gì? Có trí tuệ. Trí tuệ cùng tri thức là hai sự việc. Trí thức là từ phân biệt sanh, trí tuệ thì không phải, trí tuệ là có sẵn từ trong tự tánh, chỉ cần trừ sạch chướng ngại thì trí tuệ liền hiện tiền.

Trong phẩm Xuất Hiện của kinh Hoa Nghiêm, Phật nói với chúng ta: “Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai”. Việc này rất hay. Như Lai là tự tánh, tất cả chúng sanh là bình đẳng không có khác biệt, cho nên Phật pháp là pháp bình đẳng chân thật. Phật thấy tất cả chúng sanh đều là Phật, hiện tại chính là Phật, vậy chúng ta vì sao khác biệt với Phật lớn đến như vậy? Phật có thể nói kinh Hoa Nghiêm, ngày nay chúng ta nghe đều nghe không hiểu, vì sao có sự khác biệt lớn đến như vậy? Sự khác biệt này Phật cũng đã nói ra là “chỉ bởi vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”. Việc này nói rõ, bởi vì bạn có vọng tưởng, bạn có phân biệt, bạn có chấp trước. Vọng tưởng phân biệt chấp trước ở chỗ này dùng một chữ, chính là “vọng”.

Vì sao bạn có thể sanh khởi cái thứ này ra vậy? Cái thứ này sanh ra bằng cách nào? Vì sao chúng ta có thể có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sanh ra từ lúc nào? Sanh ra từ đâu? Có rất nhiều người học Phật đều không tránh khỏi có cách nghĩ như vậy. Tầm cầu như vậy thì sai rồi, bạn không có nghe hiểu được ý nghĩa quan trọng trong lời nói của Thế Tôn. Ý nghĩa quan trọng là gì vậy? Vọng! Vọng không phải là thật, không phải thật thì bạn không thể truy cứu, bạn còn truy cứu là lý do gì? Ta khởi tâm động niệm? Ta khởi tâm động niệm lúc nào? Đó chính là trong vọng lại chồng thêm vọng, bạn vĩnh viễn không thể quay đầu. Biết được vọng thì không nên quan tâm đến nó, đem nó buông bỏ đi là hết việc, thì bạn Hoàn Nguyên. Đó là chân thật nghĩa mà Phật đã nói mà bạn nghe không hiểu, bạn hiểu sai.

Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta thị hiện, đích thực chúng ta không dễ gì thể hội, thế nhưng Đại sư Huệ Năng thị hiện cho chúng ta thì chúng ta rất dễ dàng thể hội. Bạn thấy, Ngài nghe hòa thượng Hoằng Nhẫn giảng kinh Kim Cang vào canh ba nửa đêm, đó cũng là giảng đại ý,  giảng đến “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngài thảy đều buông bỏ, Ngài liền kiến tánh, liền khai ngộ. Ngộ gì? Kiến tánh. Tánh hình dáng thế nào? Ngài nói ra năm câu, Ngũ Tổ nghe xong hoàn toàn khẳng định, liền trao y bát cho Ngài. Ý nghĩa của năm câu nói này chính là nội dung của Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Bạn phải biết Thích Ca Mâu Ni Phật giảng bộ kinh lớn này là giảng cái gì vậy? Chính là năm câu nói này. Đại sư Huệ Năng nói ra là tiêu đề, Phật nói ra là chi tiết, chính là năm câu nói này.

Câu thứ nhất nói: “Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Nói rõ tâm của bạn là thanh tịnh, tâm của bạn vốn dĩ chưa từng bị ô nhiễm. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là ô nhiễm. Bởi vì nó là giả, nó không phải là thật, cho nên chân tâm của bạn, thanh tịnh của chân tâm không hề có chút thay đổi, chỉ là bạn chấp trước vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là thật nên nó liền sanh ra chướng ngại, trí tuệ, đức hạnh, tài nghệ, tướng hảo không thể hiện tiền. Chỉ cần bạn buông bỏ thì hoàn toàn hiện tiền. Cái đạo lý này chúng ta phải tường tận, vạn lần không nên trong vọng lại sanh thêm vọng, đó là đặc biệt sai lầm.

Câu thứ hai Ngài nói: “Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt”. Nếu bạn có thể vào được cảnh giới này thì bạn sẽ không ham sống sợ chết. Vì sao vậy? Vì không có sanh tử. Vốn không sanh diệt chính là Đại Bát Niết Bàn mà trong Phật pháp đã nói. Khế nhập cảnh giới Đại Bát Niết Bàn, vào cảnh giới Đại Bát Niết Bàn, đó chính là chứng được Phật quả cứu cánh viên mãn, là thành Phật rồi.

Câu thứ ba nói: “Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”. “Nào ngờ tự tánh” chính là không nghĩ đến tự tánh. “Vốn tự đầy đủ”, mọi thứ viên mãn, không hề có chút gì kém khuyết. Trí tuệ viên mãn, ngày nay chúng ta gọi là tri thức cũng viên mãn, thế xuất thế gian tất cả pháp bạn thỉnh giáo với Ngài, Ngài không có thứ gì không biết. Vì sao vậy? Tự tánh vốn dĩ chính là như vậy, Ngài không cần phải học, chỉ cần đem chướng ngại buông bỏ, trừ bỏ chướng ngại đi thì cái đại đức, đại năng, đại dụng này liền hiện tiền.

Câu thứ tư đã nói: “Nào ngờ tự tánh vốn không dao động”. Vốn không dao động chính là tự tánh vốn định. Trong đại thừa giáo Phật thường nói: “Na Già thường tại định, vô hữu bất định thời”. Na Già là tỷ dụ, tỷ dụ chư Phật Bồ-tát đi đứng nằm ngồi đều đang ở trong định, cũng chính là hiện tại chúng ta nói Ngài một tí tâm khí bao chao đều không có. Tâm khí loạn động Ngài đã đoạn hết, không luận ở trường hợp nào, không luận ở nơi chốn nào, các Ngài đều ở trong định.

Câu sau cùng: “Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”. Năng sanh vạn pháp chính là nó có thể hiện ra vũ trụ, nó có thể hiện ra thân người của chúng ta, trong Phật pháp gọi là Y Báo cùng Chánh Báo. Các vị nên biết, chánh báo chính là con người chính ta, không liên quan với người khác. Người khác là hoàn cảnh nhân sự trong Y Báo của chúng ta. Hoàn cảnh Y Báo có ba loại lớn: có hoàn cảnh nhân sự, có hoàn cảnh vật chất, có hoàn cảnh tự nhiên, có ba lọai lớn này. Ba loại lớn này đều thuộc về Y Báo năng sanh vạn pháp. Nếu bạn hỏi kinh Hoa Nghiêm giảng cái gì? Kinh Hoa Nghiêm chính là giảng năm sự việc này, giảng được rất là tỉ mỉ, cũng giảng được rất là hoan hỉ, muốn thôi cũng không được!

Vọng sanh trí liền lập. Vọng từ đâu mà sanh ra vậy? Vọng từ trong tam tế tướng A Lại Da Thức sanh ra, cái thứ ba trong tướng tam tế. Cái thứ nhất của Tướng Tam Tế là “Nghiệp tướng”. Nghiệp là động. Chân động này ngày nay chúng ta gọi là sóng động. Cái sóng động này rất là vi tế, nó không có cội nguồn, nó là hư vọng, không phải là thật. Có loại hiện tượng sóng động này, ở trong tự tánh có hiện tượng như vậy xảy ra. Hiện tượng này tuyệt nhiên không chướng ngại, không hề gì, nó cùng với tự tánh thực tế mà nói không liên quan. Thế nhưng nếu bạn chấp trước nó, đi truy cứu nó thì phiền phức lớn, nó liền khởi tác dụng, làm chướng ngại mất trí tuệ đức năng trong tự tánh của bạn. Phật đem chân tướng của việc này nói ra cho chúng ta nghe, đó gọi là từ bi đến tột đỉnh. Nếu chúng ta nghe hiểu thì được đại thọ dụng. Có sóng động mà bạn chạy theo sóng động đó thì nó liền biến thành chuyển tướng, thông thường chúng ta gọi là kiến phần, liền có thể kiến tướng.

Có thể kiến tướng, khởi lên có thể kiến tướng thì nhất định liền có sở kiến. Sở kiến là hiện tượng vật chất xuất hiện, bạn xem thấy cái nào là ở trước? Tinh thần ở trước, chính là ta ở trước. Ai có thể thấy? Ta có thể thấy. Bên ngoài “tướng cảnh giới” hiện tiền, tướng cảnh giới là huyễn tướng, không phải chân tướng. Huyễn tướng từ do đâu mà đến? Huyễn tướng là trong tự tánh vốn đã có, “vốn tự đầy đủ”. Nếu như không có nghiệp tướng, không có kiến phần, chính là không có chuyển tướng, thì không có thế giới vật chất. Cho nên bạn phải nên biết, thế giới vật chất là do vậy mà có. Nó làm thế nào phát sanh? Có phải sau khi thế giới vật chất vừa xuất hiện không? Được rồi, bạn càng lỗi càng sâu. “Trí tướng” sanh khởi ra chính là “vọng lập trí sanh”. Trong Tam Tế Tướng nói những thứ này. Trí sanh khởi ra thì nó có tướng tiếp nối tướng, phiền não sẽ rất lớn.  Cho  nên chúng ta thường hay phải nghĩ đến, Bồ-tát Di Lặc đã nói, một khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm. Khoa học hiện tại chúng ta là dùng giây làm đơn vị, chúng ta khảy móng tay được nhanh thì đại khái một giây cũng có thể khảy được bốn lần, lại nhân làm bốn thì tốc độ này là bao nhiêu vậy? Là một ngàn hai trăm tám mươi triệu phần trăm của giây, cũng chính là trong một giây, số lần chấn động của nó là một ngàn hai trăm tám mươi triệu lần. Một lần chấn động là một lần sanh diệt, một lần chấn động chính là một hiện tượng vật chất xuất hiện, cho nên hiện tượng vật chất không phải là thật. Chấn động khởi lên nó có, chấn động diệt rồi thì cái hiện tượng này không có. Thế nhưng chấn động thứ hai nó lại hiện lên.

Cũng giống như chúng ta xem phim ảnh truyền hình cũng như vậy, phim ảnh thì bạn dễ dàng biết được. Chúng ta ở trên màn ảnh chiếu phim xem thấy hiện tượng, nó do là chấn động mà ra. Trong máy chiếu phim có đèn chiếu, tốc độ của nó là bao nhiêu vậy? Một giây 24 tấm, cũng chính là một giây 24 phần. Bạn xem thấy trên màn hình, bạn nghe được tiếng trên màn hình, màn hình là 24 tấm trong một giây. Chỗ này Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, tốc độ vũ trụ chúng ta nhanh bao nhiêu? Là 1280 triệu phần trăm giây. Bạn cứ cho rằng nó là thật, nhưng toàn là giả thôi, không khác gì với phim ảnh, mỗi một bức hình đều không giống nhau. Bạn phải hiểu cái đạo lý này. Hiện tại chúng ta đem cái phim chụp của tấm hình sau khi mở ra thì liền thấy được, tấm trước không phải là tấm sau, tấm sau không phải là tấm trước, mỗi tấm đều không giống nhau, cho nên chúng ta xem thấy chân tướng sự thật là gì? Là một loại tướng tương tợ tiếp nối, không thể nói là tương tục. Tương tục thì tấm trước phải giống với tấm sau, đó là tương tợ, nó không giống nhau, tấm trước không phải là tấm sau, tấm sau cũng không phải là tấm trước, là tướng tương tợ tiếp nối. Chúng ta không nên bị nó lừa, đó là giả tướng.

Trên kinh Kim Cang nói rất hay: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Không những tướng trong sáu cõi luân hồi của chúng ta là hư vọng, nói cho bạn nghe, pháp giới bốn thánh của mười pháp giới cũng là tướng hư vọng, đều là một đạo lý này. Lại nói cho bạn nghe, ngay đến pháp giới nhất chân, cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư phật Bồ-tát vẫn là cái hiện tượng này. Chân tướng là gì? Chân tướng nhất định không có vật chất, cũng không có tinh thần, Tịnh Độ tông chúng ta gọi là cõi Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang mới là chân tướng, đó mới gọi là pháp giới nhất chân chân thật.

Vậy thì cõi Thật Báo Trang Nghiêm là như thế nào vậy? Người ở trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm đích thực đối với tất cả pháp không khởi tâm, không động niệm. Vì sao vậy? Vì khởi tâm động niệm thì bạn không thể ra khỏi mười pháp giới. Không khởi tâm, không động niệm chính là đoạn hẳn vọng tưởng, dứt sạch vô minh, bạn mới có thể siêu việt mười pháp giới, sanh đến nơi đó. [Sanh đến] nơi đó nhưng vẫn còn tập khí vô minh chưa đoạn, vô minh đoạn rồi nhưng tập khí chưa đoạn, cho nên nó có hiện tượng này xảy ra, đó chính là cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Người ở trong cảnh giới đó đích thực không có khởi tâm động niệm. Đây là chúng ta học Hoa Nghiêm đã học nhiều năm đến như vậy, mới đem chân tướng sự thật hiểu được rõ ràng tường tận. Cho nên tu hành cái gì là quan trọng nhất? Buông bỏ là quan trọng nhất. Buông bỏ thì trí tuệ bạn hiện tiền, trí tuệ hiện tiền bạn mới có thể nhìn thấu. Cho nên Đại sư Chương Gia dạy cho ta, từ sơ phát tâm đến quả địa Như Lai chính là nhìn thấu giúp bạn buông bỏ, buông bỏ giúp bạn nhìn thấu, hai phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau, từ sơ phát tâm đến quả địa Như Lai, rất khó được. Tôi vừa học Phật ngày đầu tiên, Đại sư Ngài liền đem bí quyết này truyền thụ cho tôi. Vào lúc đó chúng tôi là Bát Địa phàm phu, tuy là có được chân truyền, chúng tôi chính mình không biết dùng, cũng sắp gần 30 năm mới dần dần tỉnh ngộ ra. Hiện tại chúng ta có thể đến được cảnh giới này hay không? Được! Đáp án là khẳng định. Nếu như cho ta thêm thời gian ba đến năm năm, thì rất có thể vào được cảnh giới. Vì sao vậy? Từ trong kinh giáo, chúng ta hiểu rõ được chân tướng sự thật. Cái điểm này rất đáng quý. Thế Tôn xuất hiện ở thế gian, vì chúng sanh giảng kinh nói pháp hết 49 năm, chúng ta thể hội được cái tầng này thì không phụ lòng Thế Tôn, thế nhưng chúng ta chưa đạt đến viên mãn.

Làm thế nào đạt đến viên mãn? Chúng ta phải khế nhập cảnh giới, cũng chính là nói sáu căn chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần làm đến được không khởi tâm, không động niệm, vậy mới không có lỗi với Thế Tôn. Thế Tôn vì ta mà xuất hiện ở thế gian này, đó là chân thật có duyên với Thế Tôn. Phật độ người có duyên. Bạn chưa vào được cảnh giới này thì không tính. Cái cảnh giới này là gì vậy? Bồ-tát sơ trụ trong kinh Hoa Nghiêm, cũng chính là nói bạn có năng lực chân thật siêu việt mười pháp giới. Đến địa vị sơ trụ này, bạn mới là học trò chánh thức của Phật, bởi vì bạn ở cõi Thật Báo Trang Nghiêm là do tập khí vô minh của bạn hiện ra cảnh giới này, tập khí không còn nữa thì cảnh giới này cũng không còn, cũng chính là chỉ có Thường Tịch Quang, ngay đến cõi Thật Báo Trang Nghiêm cũng không thấy. Thường Tịch Quang mới gọi là vĩnh hằng, trên kinh Phật gọi là Đại Quang Minh Tạng, đó là chân thật chính mình, chính là Đại sư lục tổ Huệ Năng đã nói ra năm câu đó.

Phía sau nói ra một tỷ dụ: “Bệnh khởi thuốc sanh, bệnh vong tắc dược vong”. Cái “vong” này cùng ý nghĩa của chữ “vô” là một. Bệnh không còn nữa thì thuốc cũng không còn. Bệnh là gì? Bệnh là phàm phu. Sáu cõi gọi là nội phàm, bệnh sẽ càng nặng. Pháp giới bốn thánh gọi là ngoại phàm, bệnh nhẹ một chút. Đến lúc nào thì mới không có bệnh? Bệnh hết rồi thì siêu việt mười pháp giới, thì bạn không có bệnh. Không có bệnh, nhưng khỏe mạnh thì vẫn chưa hoàn toàn khỏe mạnh, còn phải cố gắng điều dưỡng. Thời gian dưỡng này rất dài, trên kinh Phật thường nói: “ Bồ-tát phải tu ba đại A Tăng Kỳ kiếp mới có thể viên thành Phật đạo”. Ba đại A Tăng Kỳ kiếp tính từ ngày nào vậy? Từ ngày bạn chứng được Viên Giáo Sơ Trụ Bồ-tát mới tính, cũng chính là bạn chân thật đoạn hết vọng tưởng, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần sẽ không còn khởi tâm động niệm. Đến cảnh giới này, bạn sanh đến cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Phật, ở nơi đó có thể tu hay không? Không thể tu, không được tu, nếu như bạn có ý niệm muốn tu thì hỏng rồi. Vì sao vậy? Khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, cho nên trong tầng thứ đó gọi là “vô công dụng đạo”, cũng chính là vĩnh viễn không khởi tâm động niệm. Không khởi tâm động niệm nhưng có tập khí khởi tâm động niệm, không nên để ý nó, dần dần tự nhiên đoạn hết.

Tập khí không dễ hiểu. Người xưa có một thí dụ, giống như bình rượu, đựng bên trong là rượu. Rượu là đại biểu phiền não. Đem rượu trong bình đổ hết đi, đổ sạch sẽ rồi, chà rửa bình thật là sạch, bên trong bình đích thực một chút rượu cũng không có, nhưng ngửi vào thì vẫn còn mùi vị. Mùi vị đó chính là tập khí. Mùi vị đó có cách gì khử hết hay không? Không có cách gì, chỉ có một biện pháp, mở nấp bình ra để ở nơi đó, để đến nửa năm hay một năm đến ngửi sẽ không còn nữa, tự nhiên sẽ  không còn nữa, bạn cố cũng không được. Phải mất bao lâu thì tập khí này mới hoàn toàn hết hẳn? Ba đại A Tăng Kỳ kiếp. Cho nên sau khi chứng được viên giáo pháp thân Bồ-tát, lại phải trải qua ba A Tăng Kỳ Kiếp thì tập khí không còn, mới rốt ráo Phật quả viên mãn. Vào lúc đó cõi Thật Báo Trang Nghiêm cũng không còn, sau cùng Thường Tịch Quang hiện tiền. Sự việc chính là như vậy. Cho nên không buông bỏ thì không được. Không buông bỏ thì là gì vậy? Chỉ là Phật học, chính là Phật giáo của học thuật, vậy thì không thể giải quyết được vấn đề. Lấy được Phật học có thể ở trên giảng đường để giảng dạy. Triết học Phật kinh, lão sư của tôi - tiên sinh Đông Phương Mỹ, thầy đã thị hiện cho chúng ta. Bạn thấy, sau khi tôi quen biết thầy không bao lâu, thầy ở Đại học Đài Loan mở Phật học đại thừa, Phật học Ngụy Tấn, Phật học Tùy Đường. Giáo trình lớn này giảng đến khi thầy về hưu. Sau khi về hưu, Đại học Bổ Nhân mời thầy đi, ở trong lớp tiến sĩ triết học giảng triết học Hoa Nghiêm mãi đến khi thầy vãng sanh. Thầy vãng sanh năm 79 tuổi, cùng một năm với Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật 79 tuổi tịch diệt. Thời gian lão sư Phương dạy học rất sớm, hai mươi mấy tuổi thì thầy bắt đầu dạy học, cho nên giáo học của thầy là 52 năm, cả đời trải qua đời sống giáo dục.

Phía sau có một thí dụ: “Cử không quyền dĩ chỉ đế”. Chỗ này nói là giúp đỡ một số chúng sanh lìa khổ được vui, phá mê khai ngộ, phải hiểu được phương tiện khéo léo. Đứa bé đang khóc, bàn tay của ta nắm lại, [rồi nói là" không nên khóc, trên tay ta có kẹo đây, nếu con không khóc thì ta cho con ăn. Vậy thì đứa bé không khóc nữa. Trên tay không có kẹo cũng không có thứ gì, vậy có phải gạt nó hay không? Đó không phải là gạt nó, đó là một loại phương tiện khéo léo, mong muốn nó không khóc nữa, mục đích đạt được rồi. Đó là nêu ra thí dụ, tỷ dụ cái gì? Tỷ dụ Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở thế gian này, 49 năm giảng kinh nói pháp là không quyền, bạn không nên chấp trước Phật pháp này tốt, như vậy là sai rồi. Phật pháp cũng là giả, cũng không phải là thật, trên kinh Kim Cang Ngài nói rất tường tận: “pháp còn nên xả, huống hồ phi pháp”. Nếu bạn không xả pháp này, chấp trước pháp liền biến thành pháp chấp. Có thể kiến tánh hay không? Không thể kiến tánh, bạn lấy giả xem là thật.

Kinh Hoa Nghiêm ở đâu vậy? Kinh Hoa Nghiêm không ở văn tự, kinh Hoa Nghiêm cũng không ở lời nói. Ở nơi đâu vậy? Bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, chỉ cần bạn buông bỏ khởi tâm động niệm thì bạn thấy được, thì ra Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh nơi nơi là đạo, chỗ chỗ là nguồn, nơi nào cũng là vậy, không một pháp nào ngoại lệ. Nếu như bạn còn khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước thì tất cả đều không phải, kinh điển này cũng không phải. Vì sao vậy? Bạn có rồi, bạn dính mắc rồi. Không nên dính mắc. Dính có cũng sai, dính không cũng sai, thảy đều không nên chấp trước thì bạn mới chân thật có thể thấy được.

Phía sau có một câu: “Tâm thông tất pháp thông, dẫn hư không nhi thị biến”. Then chốt là phải “tâm thông”, thông suốt không có chướng ngại. Tâm thông pháp liền thông. Pháp chính là Đại sư Huệ Năng đã nói là “năng sanh vạn pháp”. Chỉ cần trong tâm bạn không có chướng ngại thì cả vũ trụ này có thể nói bạn không gì không biết, không gì không thể, vì sao vậy? Trí tuệ vô tận, năng lực vô tận, đều là trong tự tánh bạn vốn sẵn có. Bạn hiện tại chính là trong tâm có chướng ngại, trong lòng có khởi tâm động niệm, có phân biệt chấp trước, cho nên tâm của bạn không thông, thế là bạn mê đối với tất cả các pháp. Đó là chân tướng sự thật. Cho nên Đại sư Thanh Lương nói với chúng ta, việc đầu tiên bạn phải khẳng định, phải tin tưởng, một chút hoài nghi cũng không có. Sau khi tin tưởng thì toàn tâm toàn lực cầu giải. Cầu giải là học tập với Thích Ca Mâu Ni Phật, chân thật là y giáo phụng hành. Tu là tu chánh, hành là hành vi. Hành vi của chúng ta có sai lầm, cần phải đem hành vi sai lầm đó sửa đổi lại thì gọi là tu hành, cho nên tu hành là tu sửa hành vi. Trong hành vi quan trọng nhất là tư tưởng, kiến giải. Chúng ta nghĩ sai thấy sai đối với tất cả các pháp, phải đem nó tu sửa lại. Căn cứ vào cái gì? Căn cứ vào kinh giáo, bởi vì tư tưởng hành vi của Phật không có sai lầm. Có rất nhiều vấn đề cách nghĩ cách nhìn của chúng ta đối chiếu với kinh điển, nếu như tương ưng với Kinh Điển thì rất tốt, chúng ta là chính xác, nếu không tương ưng với Kinh Điển vậy thì sai lầm, phải mau tu sửa nó lại. Cho nên kinh luận là tiêu chuẩn tu sửa tư tưởng kiến giải của chúng ta, giới luật là tiêu chuẩn để tu sửa hành vi đời sống của chúng ta. Lời nói của chúng ta, động tác của chúng ta có hợp pháp không, có hợp lý không? Giới luật là tiêu chuẩn, chỉ cần bạn y theo đây để tu. Không y theo không được. Người nào có thể không y theo? Người thượng thượng căn, như Đại sư Huệ Năng, người như vậy thì không cần y theo. Không có được điều kiện như Ngài thì chúng ta cần phải y theo kinh giáo.

Về kinh giáo, thực tế ra mà nói, y theo một bộ kinh thì được rồi. Vì sao vậy? Một bộ kinh thông thì tất cả kinh thông. Vậy rốt cuộc rồi thì bộ kinh nào tốt? Giới thiệu của Đại sư Hoằng Nhất ngày trước rất đáng được chúng ta tham khảo. Đại sư Hoằng Nhất là phần tử tri thức, hơn nữa mọi người chúng ta đều thừa nhận, Ngài đích thực là một tài tử, học thuật truyền thống của Trung Quốc, nền tảng rất sâu, đa tài đa nghệ, cho nên Ngài tiếp xúc cũng đều là phần tử tri thức cao cấp. Năm xưa khi Ngài còn ở đời, đối với những phần tử tri thức cao cấp này, người sinh viên đại học có trình độ thì đều là giới thiệu kinh Hoa Nghiêm, ngoài ra còn giới thiệu Sớ Sao của Đại sư Thanh Lương. Quá tốt! Vậy chúng ta bắt tay vào từ kinh Hoa Nghiêm, vì sao vậy? Nó có hứng thú rất nồng hậu, số lượng nó lớn, thời gian dài, làm cho bạn có thể một môn thâm nhập, huân tu trường kỳ, tâm của bạn định ở trên Hoa Nghiêm. Thời gian định dài lâu rồi, bất tri bất giác liền có một chút mùi vị của Hoa Nghiêm Tam muội xuất hiện. Đó là việc tốt. Sau khi được Hoa Nghiêm Tam muội rồi, bạn rất nhanh liền được khai ngộ, vào được cảnh giới Hoa Nghiêm, cho nên từ Hành bạn liền có thể đạt đến Chứng. Cái chứng này, chứng được viên mãn thì khó, chứng một cách cao cấp cũng không dễ dàng. Thế nhưng từ Hoa Nghiêm thập tín vị dần dần hướng lên trên, chúng ta thật có thể làm được. Việc này không hề giả, chúng ta có thể vào được sơ tín vị.

Thập tín chính là tiểu học của Hoa Nghiêm. Chúng ta cũng đem nó tính làm sáu cấp, tiểu học sáu năm là Sơ Tín, Nhị tín, Tam Tín, Tứ Tín, Ngủ Tín, Lục Tín. Thất Tín và Bát Tín là trung học của Hoa Nghiêm. Cửu Tín và Thập Tín là đại học của Hoa Nghiêm. Từ Sơ Trụ trở lên là nghiên cứu sinh của Hoa Nghiêm.

Thế nhưng làm thế nào mới đến được Sơ Tín Vị? Nhất định phải buông bỏ năm loại thô hoặc, ở trong kiến tư phiền não mà nói chính là năm loại kiến phiền não. Kiến là gì vậy? Cái thấy của bạn sai lầm, bạn thấy sai rồi. Sáu loại tư hoặc, tư hoặc là bạn nghĩ sai rồi, đó là gì vậy? Đó là trình độ từ năm thứ hai đến năm thứ sáu. Chúng ta phải lo học năm thứ nhất. Năm thứ nhất chính là tu sửa cái thấy của chính mình, năm thứ hai đến năm thứ sáu là tu sửa cách nghĩ của chính mình. Trước tiên phải từ cái thấy sai lầm mà tu sửa lại.

Tu sửa cái thấy sai lầm của mình.

Cách nhìn sai lầm này, tam giới có 88 phẩm, đem nó quy nạp thành năm loại lớn.

Cái thứ nhất gọi là “thân kiến”.

Việc đầu tiên bạn phải thấy thân là giả, thân này không phải ta. Cho cái thân này là ta thì sai lầm rất lớn. Chấp trước thân là ta thì bạn vĩnh viễn không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi. Thân không phải là ta thì là gì? Là sở hữu của ta, gọi là ngã sở, không phải là ta. Cái của ta giống như y phục của ta đang mặc, là sở hữu của ta, nó không phải là ta, thân thể không phải là ta. Điều đầu tiên này rất là quan trọng. Bạn thấy trên kinh Kim Cang đã nói, chúng ta có được chứng minh từ  kinh Kim Cang. Không nói rất cao, tiểu thừa Tu Đà Hoàn đã phá được bốn tướng: không ngã tướng, không nhân tướng, không chúng sanh tướng, không thọ giả tướng. Nếu như còn có bốn tướng, Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ không gọi họ là Tu Đà Hoàn, cho nên chúng ta biết Tu Đà Hoàn đã phá được bốn tướng, chứng sơ quả tiểu thừa. Ở trong kinh Hoa Nghiêm cũng là như vậy, phá được bốn tướng mới có thể vào được tiểu học năm thứ nhất của Hoa Nghiêm. Cho nên việc đầu tiên không được chấp trước thân, không được chấp trước thân này là ta. Thân này là giả. Cái gì là ta? Có người nói linh hồn là ta, vẫn là sai, thế nhưng cao hơn so với người thông thường. Nói linh hồn là ta thì họ vẫn không thể ra khỏi sáu cõi, họ có thể sanh đến cõi trời, họ cao hơn người thông thường.

Cái gì là ta? Linh tánh là ta. Linh hồn không phải ta. Nếu như bạn thừa nhận linh tánh là ta, bạn mới có thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, bạn đến được nơi nào vậy? Đến Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát, Phật, pháp giới bốn thánh. Việc này phải làm cho rõ ràng cho tường tận. Việc này bạn làm rõ ràng rồi thì bạn nhìn thấu đối với sanh tử.

Sanh tử là gì? Là thân thể. Quần áo của ta cũ rồi, ta liền cởi bỏ đổi một bộ mới. Thân thể này hư rồi, thì ta đổi một thân mới, cũng giống y như đổi một bộ đồ vậy, cho nên phải nhìn thấu đối với sanh tử, cho nên nhìn thấu buông bỏ.

Thứ hai là “biên kiến”.

Phải buông bỏ “biên kiến”. Biên kiến là gì? Đối lập. Những năm gần đây, tôi có duyên phận tham gia hội nghị hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Hội nghị thế giới hòa bình, tôi đã tham gia mười mấy lần, chủ đề thảo luận là hóa giải xung đột xúc tiến xã hội an định thế giới hòa bình. Làm thế nào mới có thể thực hiện? Tôi nói cần phải từ nơi sâu thẳm nội tâm, trước tiên hóa giải đối lập của chúng ta đối với tất cả mọi người, đối lập đối với tất cả mọi việc, đối lập đối với tất cả mọi vật. Đối lập này chính là biên kiến mà nhà Phật đã nói. Ta không đối lập với người khác thì người khác không thể đối lập với ta. Đối lập thì cần phải có đôi bên, một bên thì không thể đối lập, chỉ một bên kia thì cũng không thể đối lập được. Chúng ta dùng đạo lý này giúp đỡ những nhân sĩ từ nơi công việc hóa giải đối lập của Liên Hiệp Quốc, làm công việc xúc tiến hòa bình thế giới. Cho nên biên kiến không thể có. Biên kiến không còn thì thân tâm hài hòa, thân thể của bạn khỏe mạnh sống lâu. Vì sao vậy? Trong thân thể không còn mâu thuẫn.

Thứ ba là “thành kiến”.

Phải đem “thành kiến” trừ bỏ. Thành kiến là gì? Quan niệm chủ quan của bạn. Trong đó có hai loại, một loại là trên nhân, một loại là trên quả. Trên nhân thì gọi là “giới thủ kiến”,  trên quả thì gọi là “kiến thủ kiến”, hai loại này đều thuộc về thành kiến. [Thành kiến] không thể có. Có thành kiến thì bạn không thể tùy duyên, thì bạn không thể tự tại.

Sau cùng là “tà kiến”.

Ngoài bốn loại kiến giải sai lầm này ra, bao gồm tất cả kiến giải không chính xác thảy đều buông bỏ. Vậy thì đúng, như vậy bạn mới có thể vào được tiểu học năm thứ nhất của Hoa Nghiêm, bạn chính thức là học trò của Tỳ Lô Giá Na Phật, là đệ tử tốt của Thích Ca Mâu Ni Phật. Nếu như việc này bạn không làm được, bạn ở ngoài cửa, bạn không thể vào cửa, bạn chưa vào được giảng đường của năm thứ nhất, trong giảng đường năm thứ nhất không có chỗ ngồi của bạn. Cái điểm này không thể không biết. Cho nên công phu chân thật của chúng ta không gì khác hơn chính là phải buông bỏ. Trong năm loại này, bạn thấy, không luận là đại thừa hay tiểu thừa, cần phải buông bỏ. Không buông bỏ thì tiểu thừa không thể chứng sơ quả, đại thừa không thể vào được cấp thứ nhất.

Tốt rồi thời gian hôm nay đã hết. Chúng ta học tập đến đây thôi. A Di Đà Phật!

Thời gian: ngày 14 – 11 – 2008

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Địa điểm: Đài Truyền hình vệ tinh Hoa Tạng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 239


Hôm nayHôm nay : 32068

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 857297

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44726028

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.